Yearly Archives - 2021

huong-dan-dieu-tri-dai-thao-duong-tuyp-2-hoa-ky-ada-2022

Phần 3. Ngăn ngừa hoặc trì hoãn ĐTĐ tuýp 2: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường Hoa Kỳ – ADA 2022

Đối với người lớn bị thừa cân/béo phì có nguy cơ cao mắc ĐTĐ tuýp 2, nên giới thiệu đối tượng này tham gia vào Chương trình can thiệp lối sống được mô hình hóa trên Chương trình Phòng chống ĐTĐ để đạt được và duy trì giảm 7% trọng lượng cơ thể ban đầu và tăng hoạt động [...]

Xem thêm...
huong-dan-dieu-tri-dai-thao-duong-tuyp-2-hoa-ky-ada-2022

Phần 1. Cải thiện việc chăm sóc và tăng cường sức khỏe trong cộng đồng: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường Hoa Kỳ – ADA 2022

Đảm bảo các quyết định điều trị là kịp thời, dựa trên các guidelines đã được chứng minh, cùng với sự hỗ trợ từ cộng đồng xã hội và sự hợp tác của bệnh nhân dựa trên lối sống cá nhân, tiên lượng, bệnh đi kèm và khả năng tài chính.

Xem thêm...

19/11/2021: Voxzogo được FDA phê duyệt dùng cho điều trị hội chứng Achondroplasia ở trẻ

Ngày 19/11/2021, FDA đã phê duyệt thuốc tiêm dưới da Voxzogo (vosoritide) giúp cải thiện sự phát triển cho trẻ mắc chứng achondroplasia (hội chứng lùn di truyền phổ biến) có biểu mô sinh mở, từ 5 tuổi trở lên. Voxzogo là phương pháp điều trị đầu tiên được FDA chấp thuận cho trẻ mắc chứng này. Đôi nét về [...]

Xem thêm...

20/12/2021: Apretude – Phương Pháp Điều Trị Đường Tiêm Trong Ngăn Ngừa Phơi Nhiễm HIV Được Phê Duyệt Lần Đầu Tiên

Ngày 20/12/2021, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt thuốc tiêm Apretude (hỗn dịch tiêm giải phóng kéo dài Cabotegravir) trong phòng ngừa phơi nhiễm (PrEP) HIV lây qua đường tình dục ở người lớn và trẻ vị thành niên có nguy cơ và cân nặng ít nhất 35kg. BỆNH HỌC: HIV là một [...]

Xem thêm...

17/12/2021: FDA phê duyệt Vyvgart – phương pháp điều trị mới cho bệnh nhược cơ

Ngày 17/12/2021, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt thuốc Vyvgart (efgartigimod) để điều trị bệnh nhược cơ toàn thân (gMG) ở người lớn có kết quả xét nghiệm dương tính với kháng thể Kháng thụ thể acetylcholine (AChR).   BỆNH HỌC Bệnh nhược cơ là một bệnh tự miễn mãn tính, bệnh thần kinh [...]

Xem thêm...
huong-dan-dieu-tri-dai-thao-duong-tuyp-2-hoa-ky-ada-2022

ADA Guidelines 2022: Bệnh Thận mạn và quản lý nguy cơ

Nhóm Hippocrates Pharmacy xin được gửi tới quý đồng nghiệp những khuyến cáo chính cho bệnh nhân Thận mạn tính trong Hướng dẫn thực hành mới nhất của Hội Đái tháo đướng Hoa Kỳ/ADA 2022. Lưu ý: A, B, C, D, E là mức độ bằng chứng của các khuyến cáo.

Xem thêm...
huong-dan-dieu-tri-dai-thao-duong-tuyp-2-hoa-ky-ada-2022

ADA Guidelines 2022: Bệnh Tim mạch và quản lý nguy cơ

Nhóm Hippocrates Pharmacy xin được gửi tới quý đồng nghiệp những khuyến cáo chính cho bệnh nhân Tim mạch trong Hướng dẫn thực hành mới nhất của Hội Đái tháo đướng Hoa Kỳ/ADA 2022. Lưu ý: A, B, C, D, E là mức độ bằng chứng của các khuyến cáo.

Xem thêm...
huong-dan-dieu-tri-dai-thao-duong-tuyp-2-hoa-ky-ada-2022

Tóm tắt các sửa đổi: Hướng dẫn điều trị đái tháo đường hoa kỳ ADA 2022

Lĩnh vực chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ đang có những thay đổi nhanh chóng với sự xuất hiện không ngừng của các nghiên cứu, công nghệ và phương pháp điều trị mới có thể cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ĐTĐ. Được cập nhật hàng năm từ năm 1989, Hiệp hội ĐTĐ Hoa [...]

Xem thêm...

PAXLOVID – Thuốc kháng virus đường uống đầu tiên được FDA phê duyệt khẩn cấp trong điều trị COVID-19

Ngày 22/12/2021, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chấp thuận khẩn cấp Paxlovid (bao gồm viên nén nirmatrelvir và ritonavir sử dụng đường uống) trong điều trị COVID-19 thể nhẹ đến trung bình ở người lớn và trẻ vị thành niên (từ 12 tuổi trở lên với cân nặng tối thiểu 40 kg), [...]

Xem thêm...
Liều booster vaccine Covid-19: tiêm thế nào, hiệu quả ra sao Dạo gần đây mình hay nhận được câu hỏi về liều tăng cường, cũng dễ hiểu, với tình hình dịch căng thẳng như hiện nay, cộng thêm nỗi lo về Omicron, việc tiêm liều tăng cường là cần thiết. Có điều, có quá nhiều loại vaccine, và mỗi người được tiêm khác nhau, hiệu quả tiêm sẽ thay đổi phụ thuộc nhiều yếu tố. Nghiên cứu lâm sàng về chủ đề này cũng ít, do ý niệm về liều booster mới có gần đây, bài viết này dựa trên các nghiên cứu lâm sàng mới nhất, giúp làm sáng tỏ một số vấn đề. 1 số từ viết tắt: Vaccine Astrazeneca = AZ, vaccine Pfizer-BionTech = BNT, Vaccine Moderna = Moderna, vaccine Janssen = Ad.26 1. Nếu bạn được tiêm 2 mũi vaccine đồng bộ ban đầu AZ/AZ hoặc BNT/BNT Bạn may mắn, nghiên cứu của Munro đầu tháng 12 trên Lancet, là một nghiên cứu cực kỳ công phu cho thấy hiệu quả liều tăng cường (liều 3) cho tạo kháng thể đề kháng và tế bào cực lớn. Liều tăng cường là BNT, Moderna, AZ, Ad.26 có thể là và 1 số vaccine khác (để giản lược không nhắc tới, nhưng Sputnik, Verocell và Sinopharm không có trong nghiên cứu!) Chi tiết: Nhóm 1: tiêm cơ bản 2 liều AZ/AZ cách nhau trung bình 65 – 75 ngày Liều tăng cường: thời gian tiêm cách liều thứ 2 75 ngày Nhóm 2: tiêm cơ bản 2 liều BNT/BNT cách nhau trung bình 30 – 75 ngày Liều tăng cường: thời gian tiêm cách liều thứ 2 khoảng 100 ngày Hiệu quả: được đánh giá sau 28 ngày tiêm liều tăng cường (booster) cụ thể xem bảng 1 Nhóm 1: Cơ bản: nếu người được tiêm 2 liều AZ/AZ có lượng kháng thể là X (X = 800 đơn vị kháng thể) cho người từ 30 – 70 tuổi; người trên 70 tuổi cũng có X đơn vị kháng thể Liều tăng cường là AZ: hiệu quả tăng lên 3.5X (và cũng 3.5X cho người >70 tuổi) Liều tăng cường là Ad.26: hiệu quả tăng lên 7X (và cũng 7X cho người >70 tuổi) Liều tăng cường là BNT: hiệu quả tăng lên 27X (và 24X cho người >70 tuổi) Liều tăng cường là Moderna: hiệu quả tăng lên 44X (và 35X cho người >70 tuổi) Đáng chú ý nếu liều tăng cường là một nữa liều lượng của BNT hiệu quả cũng tăng lên 21X! Nhóm 2: Người được tiêm 2 liều BNT/BNT có lượng kháng thể là 3.8X (và 2.5X cho người trên 70 tuổi). Tức theo nghiên cứu này hiệu quả tính theo kháng thể của vaccine Pfizer là gấp gần 4 lần vaccine AZ Liều tăng cường là AZ: hiệu quả tăng lên 16X (và 16X cho người >70 tuổi) Liều tăng cường là Ad.26: 21X (và 38X cho người >70 tuổi) Liều tăng cường là BNT: 31X (và 37.5X cho người >70 tuổi) Liều tăng cường là Moderna: hiệu quả tăng lên 55X (và 31X cho người >70 tuổi) 1 lần nữa, nếu chỉ cần boost với ½ liều bình thường của vaccine BNT là đã tăng hiệu quả lên 31X (và 25X cho người cao tuổi) Hiệu quả với miễn dịch tế bào T cũng tăng lên tương tự. Như vậy tới đây chúng ta có thể thấy combo tốt nhất là 2 liều cơ bản BNT/BNT và liều boost là Moderna. Tuy vaccine AZ/AZ cho hiệu quả nền thấp nhưng nếu được boost bằng các vaccine khác, lượng kháng thể sinh ra cũng rất lớn. Ngoài ra, điều đáng chú ý là chỉ cần ½ liều vaccine BNT (Pfizer) là đủ để tạo lượng kháng thể cực lớn, hơn cả full liều boost bằng vaccine Janssen hay AZ. 2. Nếu nhận 2 liều CoronaVac rồi boost với vaccine khác thì thế nào Nghiên cứu tuyên bố 2 kết quả khác biệt: Vào tháng 8, tờ Nikkei Asia nói là người tiêm 2 mũi CoronaVac, thêm mũi CoronaVac thứ 3 có kháng thể bảo vệ tốt hơn tiêm liều tăng cường Pfizer Tháng 9, cũng tại Thổ Nhĩ Kỳ nói là người được booster với Pfizer sẽ tốt hơn CoronaVac Tìm các nghiên cứu về mix and match của CoronaVac đỏ cả con mắt. Đặc biệt là các nghiên cứu lâm sàng so sánh với vaccine Âu Mỹ. Tuy nhiên khi mình chỉ tìm về vaccine TQ thì có 1 số kết quả thú vị như sau 3. Tiêm CoronaVac và boost cũng bằng CoronaVac Hiệu quả không tích cực lắm, tuy vẫn nhận được lợi ích từ liều bổ sung Lịch trình tích cực nhất là Co/Co: 2 liều cơ bản cách nhau 28 ngày, liều bổ sung cách 2 tháng hoặc 8 tháng, hiệu quả tăng lên 4 – 6 lần sau liều bổ sung. Tuy nhiên lượng kháng thể trung hoà từ vaccine CoronaVac tạo ra là (GMT = 50 – 200 đơn vị) Mình ghét khi so sánh các nghiên cứu khác nhau vì có nhiều sự khác biệt về thiết kế, tuy nhiên, để có 1 cái nhìn tạm thời, người nhận được liều BNT/BNT và bổ sung bằng BNT có lượng kháng thể trung hoà GMT tới 4600, còn kể cả khi không có liều bổ sung thì GMT của họ đã là 756 (Bảng 2) Tóm lại, chuyện vaccine CoronaVac (hay Sinopharm) hiệu quả kém hơn vaccine Pfizer/Moderna đã rành rành rồi. Câu chuyện là chúng ta nên boost vaccine nào để có hiệu quả bảo vệ tốt hơn và thời gian tiêm là gì. Dựa trên các data trên, việc BYT đề xuất tiêm liều bổ sung cách 3 tháng không phải là không có lý. Tuy nhiên nếu được nên chọn/ưu tiên vaccine Pfizer/Moderna cho người có nhu cầu (cao tuổi, suy giảm miễn dịch hoặc người lỡ trúng độc đắc CoronaVac ở 2 liều đầu). Một kết quả đáng chú ý là chỉ cần ½ liều Pfizer bình thường đã có hiệu quả boosting rất lớn! Còn về Omicron thì mọi người chịu khó đọc lại các bài viết/nghiên cứu trước đây của mình nhé. TLTK https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(21)02717-3/fulltext https://www.thelancet.com/action/showPdf?pii=S1473-3099%2821%2900681-2 https://www.scmp.com/news/china/science/article/3150950/coronavirus-pfizer-booster-may-better-protect-third-coronavac https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.09.03.21263062v1.full https://www.dailysabah.com/turkey/turkish-university-reveals-findings-of-3-dose-efficacy-of-sinovac/news https://asia.nikkei.com/Spotlight/Coronavirus/COVID-vaccines/3-doses-of-Sinovac-is-better-than-mixing-with-Pfizer-Turkish-minister https://www.bloomberg.com/news/articles/2021-07-08/china-made-vaccine-found-inferior-to-pfizer-shot-in-chile-study

Liều booster vaccine Covid-19: tiêm thế nào, hiệu quả ra sao

Dạo gần đây mình hay nhận được câu hỏi về liều tăng cường, cũng dễ hiểu, với tình hình dịch căng thẳng như hiện nay, cộng thêm nỗi lo về Omicron, việc tiêm liều tăng cường là cần thiết. Có điều, có quá nhiều loại vaccine, và mỗi người được tiêm khác nhau, hiệu quả tiêm sẽ thay đổi [...]

Xem thêm...