Phần 13. Chăm sóc đái tháo đường ở trẻ em và thanh thiếu niên – Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường của Hoa Kỳ – ADA 2021

Phần 13. Chăm sóc đái tháo đường ở trẻ em và thanh thiếu niên – Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường của Hoa Kỳ – ADA 2021

Biên dịch:

DS. Nguyễn Thị Tùng Lê

Lê Thị Minh Trang

 

Giáo dục và hỗ trợ bệnh nhân quản lý bệnh đái tháo đường

13.1. Thanh thiếu niên mắc ĐTĐ type 1 và cha mẹ hoặc người chăm sóc (đối với bệnh nhân dưới 18 tuổi) nên được giáo dục tự quản lý bệnh đái tháo đường và hỗ trợ theo tiêu chuẩn quốc gia. B

Chế độ dinh dưỡng

13.2. Liệu pháp dinh dưỡng y tế cá thể hóa được khuyến khích trên đối tượng bệnh nhân trẻ em và thanh thiếu niên mắc ĐTĐ type 1 như một phần của kế hoạch điều trị tổng thể. A

13.3. Theo dõi lượng carbohydrate tiêu thụ, bằng cách tính toán lượng carbohydrate hoặc ước tính dựa trên kinh nghiệm, là chìa khóa để đạt được kiểm soát đường huyết tối ưu. B

13.4 Khuyến khích giáo dục dinh dưỡng toàn diện khi chẩn đoán và cập nhật hàng năm bởi chuyên gia dinh dưỡng để đánh giá lượng calo và dinh dưỡng hấp thu trong mối tương quan với tình trạng cân nặng và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, từ đó đưa ra các lựa chọn dinh dưỡng hợp lý. E

Hoạt động thể chất

13.5 Khuyến khích tất cả trẻ em và thanh thiếu niên mắc ĐTĐ type 1 tập thể dục. Mục tiêu là 60 phút vận động cường độ trung bình – mạnh hàng ngày, các bài tập rèn luyện cơ, xương ít nhất 3 ngày mỗi tuần. C

13.6 Giáo dục về các mô hình đường huyết thường gặp trong và sau khi vận động thể lực là thiết yếu (đường huyết ban đầu có thể tăng thoáng qua, tiếp theo là hạ đường huyết). Gia đình cũng nên được giáo dục về cách phòng ngừa và quản lý hạ đường huyết trong và sau khi tập thể dục, bao gồm việc đảm bảo bệnh nhân có mức đường huyết trước khi tập thể dục là 90–250 mg/dL (5,0–13,9 mmol/L) và cung cấp lượng cacbohydrate được cá thể hóa theo loại hình và cường độ thể dục trước, trong và sau khi vận động. E

13.7 Bệnh nhân nên được giáo dục về các chiến lược để ngăn ngừa hạ đường huyết trong và sau khi vận động hoặc vào ban đêm, bao gồm giảm liều insulin cho bữa ăn / bữa ăn nhẹ trước (và sau) tập thể dục, giảm liều insulin cơ bản, tăng lượng carbohydrate, ăn đồ ăn nhẹ trước khi đi ngủ và / hoặc sử dụng theo dõi glucose liên tục. C

13.8 Theo dõi đường huyết thường xuyên trước, trong và sau khi tập thể dục, có thể kết hợp theo dõi glucose liên tục, rất quan trọng để ngăn chặn, phát hiện và điều trị hạ đường huyết và tăng đường huyết do tập thể dục. C

Vấn đề tâm lý xã hội

13.9 Khi chẩn đoán và trong quá trình chăm sóc theo dõi định kỳ, đánh giá các vấn đề tâm lý xã hội và những căng thẳng gia đình có thể ảnh hưởng đến việc quản lý bệnh ĐTĐ. Có thể giới thiệu bệnh nhân đến các chuyên gia tâm lý được đào tạo khi cần. E

13.10 Chuyên gia sức khỏe tâm thần nên là một thành viên của nhóm chuyên gia đa ngành điều trị ĐTĐ BN nhi. E

13.11 Khuyến khích gia đình tham gia quản lý bệnh ĐTĐ cho trẻ em và thanh thiếu niên vì để trẻ tự quản lý sớm có thể dẫn đến bùng phát bệnh, không tuân thủ và thất bại trong kiểm soát đường huyết. A

13.12 Bác sĩ nên đánh giá sự đảm bảo thực phẩm, ổn định nhà ở /vô gia cư, hiểu biết về sức khỏe, rào cản tài chính và xã hội /hỗ trợ cộng đồng và áp dụng thông tin đó trong các quyết định điều trị. E

13.13 Bác sĩ nên cân nhắc việc hỏi trẻ và cha mẹ của họ về điều chỉnh xã hội (các mối quan hệ với bạn học) và kết quả học tập để xem xét các can thiệp khác nếu cần. B

13.14 Đánh giá tình trạng lo lắng phiền muộn liên quan đến tâm lý xã hội và bệnh tiểu đường ở trẻ mắc ĐTĐ, thường bắt đầu từ 7–8 tuổi. B

13.15 Cho trẻ thời gian riêng với các bác sĩ chăm sóc của họ, bắt đầu từ 12 tuổi hoặc khi thích hợp. E

13.16 Bắt đầu từ tuổi dậy thì, tư vấn tiền mang thai nên được đưa vào chương trình chăm sóc bệnh đái tháo đường định kỳ cho tất cả các trẻ em gái trong độ tuổi sinh sản. A

13.17 Sàng lọc tình trạng rối loạn ăn uống ở trẻ mắc ĐTĐ type 1 từ 10 đến 12 tuổi.

Kiểm soát đường huyết

13.18 Bất cứ khi nào có thể, trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh ĐTĐ type 1 nên được điều trị bằng phác đồ insulin cường độ cao, hoặc tiêm nhiều lần trong ngày hoặc truyền insulin liên tục dưới da. A

13,19 Tất cả trẻ em và thanh thiếu niên mắc ĐTĐ type 1 nên tự theo dõi mức đường huyết nhiều lần hàng ngày (6–10 lần/ngày bằng máy đo đường huyết hoặc liên tục giám sát), bao gồm trước các bữa ăn chính/ bữa ăn nhẹ, trước khi đi ngủ và khi cần thiết để đảm bảo an toàn trong các tình huống như tập thể dục, lái xe hoặc có các triệu chứng của hạ đường huyết. B

13.20 Khi sử dụng đúng cách, theo dõi lượng đường liên tục kết hợp với liệu pháp insulin là một công cụ hữu ích để giảm và duy trì mức A1C và/hoặc hạn chế hạ đường huyết. A

13.21 Khi được sử dụng đúng cách, theo dõi lượng đường liên tục kết hợp với liệu pháp insulin có thể hữu ích để thay thế tự giám sát glucose trong máu. B

13.22 Hệ thống phân phối insulin tự động có thể cải thiện kiểm soát đường huyết. A

13.23 Các mục tiêu A1C phải được cá thể hóa và đánh giá lại theo thời gian. Mục tiêu A1C <7% (53 mmol/mol) phù hợp với nhiều trẻ em. B

13.24 Các mục tiêu A1C ít nghiêm ngặt hơn (chẳng hạn <7,5% [58 mmol/mol]) có thể phù hợp với bệnh nhân không thể nói rõ các triệu chứng của hạ đường huyết; hạ đường huyết nhưng không nhận biết được; thiếu sự tiếp cận với analog insulin, công nghệ phân phối insulin và /hoặc theo dõi glucose liên tục; không thể kiểm tra đường huyết thường xuyên; có các yếu tố làm tăng A1C (ví dụ: glycators cao). B

13.25 Mục tiêu A1C <8% (64 mmol/mol) có thể phù hợp với bệnh nhân có tiền sử hạ đường huyết nghiêm trọng, kỳ vọng sống thấp hoặc khi tác hại của điều trị có thể lớn hơn lợi ích. B

13.26 Mục tiêu A1C nghiêm ngặt hơn (chẳng hạn <6,5% [48 mmol/mol]) có thể được gợi ý cho một số bệnh nhân nếu có thể đạt được mà không gây hạ đường huyết đáng kể, tác động tiêu cực đến sức khỏe, những người có yếu tố làm giảm A1C (ví dụ: tuổi thọ hồng cầu thấp). B

13.27 Theo dõi lượng đường liên tục (CGM) trong 14 ngày gần đây nhất (hoặc lâu hơn đối với bệnh nhân với nhiều biến đổi đường huyết hơn), bao gồm thời gian trong phạm vi (trong mục tiêu, trên và dưới mục tiêu), được khuyến khích sử dụng kết hợp với A1C bất cứ khi nào có thể. E

Tình trạng tự miễn

13.28 Đánh giá tình trạng tự miễn ngay sau khi chẩn đoán ĐTĐ type 1 và nếu triệu chứng tiến triển. B

Bệnh tuyến giáp

13.29 Cân nhắc kiểm tra kháng thể antithyroid peroxidase và antithyroglobulin ngay sau khi chẩn đoán. B

13.30 Đo nồng độ hormone TSH khi đã ổn định lâm sàng hoặc khi đã kiểm soát đường huyết. Nếu bình thường, kiểm tra lại sau 1 – 2 năm hoặc ngay khi bệnh nhân có kháng thể tuyến giáp dương tính hoặc phát triển các triệu chứng hoặc các dấu hiệu gợi ý rối loạn chức năng tuyến giáp, cường giáp, tốc độ tăng trưởng bất thường hoặc không giải thích được nguyên nhân về mức độ dao động đường huyết. B

Bệnh celiac

13.31 Sàng lọc bệnh celiac ở trẻ mắc ĐTĐ type 1 bằng cách đo kháng thể mô IgA transglutaminase (tTG) ngay sau khi chẩn đoán mắc ĐTĐ, hoặc IgG/tTG và kháng thể gliadin nếu thiếu IgA. B

13.32 Kiểm tra lại trong vòng 2 năm sau chẩn đoán ĐTĐ và một lần nữa sau 5 năm. Xem xét sàng lọc thường xuyên hơn ở những trẻ có các triệu chứng hoặc có họ hàng mắc bệnh celiac. B

13.33 Những bệnh nhân được xác định mắc bệnh celiac cần thực hiện chế độ ăn kiêng không có gluten và tham khao ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để điều trị và tránh các biến chứng. B

Sàng lọc bệnh tăng huyết áp (THA)

13.34 Nên đo huyết áp mỗi lần khám định kỳ. Trẻ em được phát hiện tăng huyết áp (huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 phân vị cho tuổi, giới tính và chiều cao; hoặc huyết áp tâm thu 120–129 mmHg và huyết áp tâm trương <80 mmHg đối với thanh thiếu niên ≥13 tuổi) hoặc tăng huyết áp (huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương ≥ 95 phân vị cho tuổi, giới tính và chiều cao; hoặc huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥80 mmHg ở thanh thiếu niên ≥ 13 tuổi) khi có kết quả tăng huyết áp trong 3 ngày riêng biệt. B

Điều trị tăng huyết áp

13.35 Điều trị ban đầu bệnh tăng huyết áp (huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương luôn ở phân vị thứ 90 cho tuổi, giới tính và chiều cao hoặc ≥120/80 mmHg ở thanh thiếu niên ≥13 tuổi) bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường vận động nhằm kiểm soát cân nặng. Nếu mục tiêu huyết áp không đạt được trong 3–6 tháng kể từ khi bắt đầu can thiệp lối sống, nên cân nhắc điều trị bằng thuốc. E

13.36 Ngoài việc thay đổi lối sống, điều trị bằng thuốc nên được xem xét ngay khi được chẩn đoán tăng huyết áp với BN có huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương ≥ phân vị thứ 95 cho tuổi, giới tính và chiều cao hoặc ≥140/90 mmHg ở thanh thiếu niên ≥13 tuổi). E

13.37 Thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin nên được xem xét để điều trị ban đầu cho bệnh tăng huyết áp ở trẻ em và thanh thiếu niên, cần thực hiện tư vấn tiền mang thai nếu bệnh nhân có ý định mang thai khi sử dụng thuốc này do tác dụng gây quái thai ở 2 nhóm thuốc này. E

13.38 Mục tiêu điều trị là huyết áp ≤90 phân vị cho tuổi, giới tính và chiều cao hoặc ≤120/80 mmHg ở trẻ em ≥13 tuổi. E

Xét nghiệm rối loạn lipid máu

13.39 Kiểm tra lipid nên được thực hiện khi đã kiểm soát được đường huyết và bệnh nhân ≥2 tuổi. Nếu LDL cholesterol ≤100 mg/dL (2,6 mmol/L), kiểm tra lại khi bệnh nhân 9– 11 tuổi. Kiểm tra bao gồm đo nồng độ non-HDL cholesterol và xét nghiệm xác định lipid lúc đói. B

13.40 Nếu giá trị LDL cholesterol nằm trong mức nguy cơ chấp nhận được (<100 mg/dL [2,6 mmol/L]), nên kiểm tra lại sau mỗi 3 năm. E

Điều trị rối loạn lipid máu

13.41 Nếu lipid bất thường, liệu pháp điều trị nên bao gồm tối ưu hóa kiểm soát đường huyết và chế dộ dinh dưỡng để giới hạn lượng calo từ chất béo còn 25–30%, chất béo bão hòa <7%, cholesterol <200 mg/ngày, tránh chất béo trans, đạt mục tiêu 10% calo từ chất béo đơn không bão hòa. A

13.42 Sau 10 tuổi, việc bổ sung statin có thể được xem xét ở những bệnh nhân tiếp tục có LDL cholesterol >160 mg/dL (4,1 mmol/L) hoặc LDL cholesterol >130 mg/dL (3,4 mmol/L) và có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch mặc dù đã thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng sau khi tư vấn về nguy cơ gây quái thai của statin cho bệnh nhân. E

13.43 Mục tiêu đạt LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L). E

Hút thuốc

13.44 Nên hỏi bệnh nhân về tiền sử hút thuốc vào các lần khám. Không khuyến khích hút thuốc ở thanh niên và khuyến khích cai thuốc nếu bệnh nhân đang hút thuốc. A

13.45 Không khuyến khích sử dụng thuốc lá điện tử. A

Khám sàng lọc bệnh thận

13.46 Cân nhắc kiểm tra albumin niệu hàng năm với mẫu nước tiểu ngẫu nhiên (ưu tiên mẫu nước tiểu buổi sáng để tránh những ảnh hưởng có thể có của tập thể dục) để đánh giá tỷ lệ albumin/creatinine khi bệnh nhân đến tuổi dậy thì hoặc >10 tuổi (tùy theo thời điểm nào tới sớm hơn) khi trẻ mắc ĐTĐ trong 5 năm. B

Điều trị bệnh thận

13.47 Có thể sử dụng thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin, được chỉnh liều theo mức bài tiết albumin bình thường, khi ghi nhận tăng tỷ lệ albumin/creatinine niệu (>30 mg/g) (hai trong ba mẫu nước tiểu thu được trong khoảng thời gian 6 tháng sau nỗ lực kiểm soát đường huyết và bình thường hóa huyết áp). E

Bệnh võng mạc

13.48 Trẻ em mắc ĐTĐ type 1 từ 3–5 năm, >11 tuổi hoặc bắt đầu dậy thì (tùy thời điểm nào đến trước) nên được kiểm tra đồng tử giản và kiểm tra mắt toàn diện. B

13.49 Sau khi kiểm tra lần đầu, lặp lại kiểm tra đồng tử giãn và kiểm tra mắt toàn diện mỗi 2 năm. Kiểm tra 4 năm một lần có thể chấp nhận được theo lời khuyên của chuyên gia chăm sóc mắt và dựa trên đánh giá về yếu tố nguy cơ, bao gồm tiền sử kiểm soát đường huyết với A1C <8%. B

Bệnh thần kinh

13.50 Cân nhắc khám chân toàn diện hàng năm khi bắt đầu dậy thì hoặc >10 tuổi (tùy thời điểm nào đến trước) khi trẻ mắc ĐTĐ type 1 trong 5 năm. B

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Sàng lọc và chẩn đoán

13.51 Cần xem xét sàng lọc dựa trên nguy cơ tiền ĐTĐ và/hoặc ĐTĐ type 2 ở trẻ em và thanh thiếu niên đến tuổi dậy thì hoặc >10 tuổi (tùy thời điểm nào xảy ra trước) có tình trạng thừa cân (BMI ≥85 phân vị) hoặc béo phì (BMI ≥95 phân vị) và những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ khác của bệnh tiểu đường.

13.52 Nếu xét nghiệm bình thường, lặp lại kiểm tra ít nhất 3 năm một lần (E) hoặc thường xuyên hơn nếu BMI đang tăng. C

13.53 Glucose huyết lúc đói, glucose huyết sau 2h trong nghiệm pháp dung nạp glucose 75 g và A1C có thể được sử dụng để kiểm tra tiền ĐTĐ hoặc ĐTĐ ở trẻ em và thanh thiếu niên. B

13.54 Trẻ em và thanh thiếu niên thừa cân hoặc béo phì đang xem xét chẩn đoán ĐTĐ type 2 nên kiểm tra kháng thể kháng tuyến tụy để loại trừ khả năng mắc ĐTĐ type 1 do tự miễn. B

Quản lý lối sống

13.55 Trẻ em mắc ĐTĐ type 2 và gia đình nên nhận được giáo dục toàn diện về tự quản lý bệnh tiểu đường và hỗ trợ phù hợp dành riêng cho thanh niên mắc bệnh tiểu đường type 2. B

13.56 Thanh niên thừa cân/béo phì mắc ĐTĐ type 2 và gia đình nên được cung cấp các chương trình quản lý lối sống phù hợp, kết hợp với kiểm soát ĐTĐ để đạt được mục tiêu giảm 7–10% trọng lượng dư thừa. C

13.57 Do sự cần thiết của việc quản lý cân nặng dài hạn đối với trẻ em và thanh thiếu niên mắc ĐTĐ type 2, can thiệp lối sống là cần thiết trong chăm sóc bệnh ĐTĐ. E

13,58 Trẻ em tiền ĐTĐ và ĐTĐ type 2, giống như tất cả trẻ em và thanh thiếu niên, nên được khuyến khích tham vận động thể lực cường độ trung bình – mạnh ít nhất 60 phút mỗi ngày và các bài tập tăng cường cơ, xương  ít nhất 3 ngày/tuần. B

13.59 Dinh dưỡng cho trẻ em tiền ĐTĐ và ĐTĐ type 2 tương tự như cho tất cả trẻ em, nên tập trung vào các mô hình ăn uống lành mạnh, nhấn mạnh việc tiêu thụ thực phẩm giàu dinh dưỡng, chất lượng cao và giảm tiêu thụ thực phẩm giàu calo, nghèo dinh dưỡng, đặc biệt là các đồ uống có đường. B

Mục tiêu đường huyết

13.60 Phác độ tự kiểm soát đường huyết tại nhà nên được cá thể hóa kết hợp với điều trị bằng thuốc. E

13.61 Đánh giá đường huyết 3 tháng một lần. E

13.62 Mục tiêu A1C hợp lý cho hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên mắc ĐTĐ type 2 được điều trị với thuốc uống là <7% (53 mmol/mol). Mục tiêu A1C nghiêm ngặt hơn (chẳng hạn <6,5% [48 mmol/mol]) có thể phù hợp với một số bệnh nhân nếu mục tiêu này có thể đạt được mà không gây hạ đường huyết quá mức hoặc gây các tác dụng có hại của thuốc (đối với người bị bệnh ĐTĐ trong thời gian ngắn và ít rối loạn chức năng tế bào beta, những bệnh nhân được điều trị bằng thay đổi lối sống hoặc chỉ dùng metformin). E

13.63 Mục tiêu A1C ít nghiêm ngặt hơn (chẳng hạn như 7,5% [58 mmol/mol]) có thể thích hợp nếu bệnh nhân có nguy cơ cao hạ đường huyết. E

13.64 Mục tiêu A1C cho bệnh nhân sử dụng insulin nên được cá thể hóa trên cơ sở bệnh nhân ĐTĐ type 2 khởi phát khi trẻ có tỉ lệ thấp bị hạ đường huyết. E

Điều trị bằng thuốc

13.65 Bắt đầu liệu pháp dùng thuốc bên cạnh thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và tập luyện thể dục khi chẩn đoán ĐTĐ type 2. A

13.66 Ở những bệnh nhân được chẩn đoán ngẫu nhiên hoặc ổn định về chuyển hóa (A1C <8,5% [69 mmol/mol] và không có triệu chứng), metformin là lựa chọn đầu tiên nếu chức năng thận bình thường. A

13.67 Trẻ em bị tăng đường huyết rõ rệt (đường huyết ≥250 mg/dL [13,9 mmol/L], A1C ≥8,5% [69 mmol/mol]) nhưng không bị nhiễm toan khi chẩn đoán, có triệu chứng đa niệu, đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm và/hoặc sụt cân nên được điều trị ban đầu với insulin nền trong khi metformin được bắt đầu và hiệu chỉnh liều. B

13.68 Ở bệnh nhân nhiễm ceton/nhiễm toan ceton, nên bắt đầu điều trị bằng insulin tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch để nhanh chóng điều chỉnh tình trạng tăng đường huyết và rối loạn tri giác. Khi tình trạng nhiễm toan được giải quyết, metformin nên được bắt đầu trong khi tiếp tục điều trị bằng insulin tiêm dưới da. A

13.69 Ở những bệnh nhân tăng đường huyết nghiêm trọng (glucose huyết ≥600 mg/dL [33,3 mmol/L]), cân nhắc đánh giá tình trạng tăng áp lực thẩm thấu do tăng glucose huyết. A

13.70 Nếu không đạt được các mục tiêu đường huyết với metformin (có hoặc không có insulin nền), liraglutide nên được xem xét ở trẻ em từ 10 tuổi trở lên nếu bệnh nhân không có tiền sử bệnh hoặc tiền sử gia đình về ung thư tuyến giáp thể tuỷ hoặc đa u tuyến nội tiết type 2. A

13.71 Bệnh nhân được điều trị bằng insulin nền không đạt mục tiêu đường huyết nên được chuyển sang tiêm isulin nền nhiều lần trong ngày kết hợp tiêm bolus insulin trước bữa ăn. E

13.72 Ở những bệnh nhân được điều trị ban đầu bằng insulin và metformin đã đạt mục tiêu glucose dựa trên theo dõi đường huyết tại nhà, liều insulin có thể được giảm dần trong vòng 2–6 tuần bằng cách giảm 10–30% liều insulin mỗi một vài ngày. B

13.73 Không khuyến khích sử dụng các thuốc không được chấp thuận bới FDA dành cho thanh thiếu niên mắc ĐTĐ type 2.

Phẫu thuật điều trị bệnh chuyển hóa (Metabolic surgery)

13.74 Phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh chuyển hóa có thể được cân nhắc trên thanh thiếu niên mắc ĐTĐ type 2 có thể trạng béo phì nghiêm trọng (BMI > 35kg/m2), chưa kiểm soát được mức đường huyết và/hoặc có các bệnh mắc kèm nặng dù đã được điều trị dùng thuốc và can thiệp lối sống. A

13.75 Phương pháp phâu thuật cần được thực hiện bởi bác sỹ phẫu thuật có kinh nghiệm và làm việc trong một nhóm các chuyên gia đa ngành phối hợp gồm bác sỹ phẫu thuật, bác sỹ nội tiết, chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia về hành vi sức khỏe và điều dưỡng. A

Quản lý và ngăn ngừa biến chứng ĐTĐ

13.76 Đo huyết áp định kỳ trong mỗi lần thăm khám. A

13.77 Kiểm soát tối ưu mức huyết áp nhằm giảm thiếu nguy cơ và/hoặc làm chậm tiến trình mắc bệnh thận đái tháo đường. A

13.78 Nếu mức huyết áp ≥ bách phân vị 90th đối với tuổi, giới tính và chiều cao, hoặc trên thanh thiếu niên ≥ 13 tuổi, mức huyết áp ≥ 120/80 mmHg, cần tăng cường quản lý lối sống để giảm cân nặng. Nếu mức huyết áp vẫn duy trì ở mức ≥ bách phân vị 90th hoặc trên thanh thiếu niên ≥ 13 tuổi, huyết áp ≥ 120/80 mmHg trong 6 tháng, điều trị bằng thuốc có thể được cân nhắc. C

13.79 Bên cạnh việc thay đổi lối sống, biện pháp điều trị bằng thuốc (huyết áp tâm thu hoặc tâm trương ≥ bách phân vị 95th đối với tuổi, giới tính và chiều cao hoặc huyết áp ≥ 140/90 mmHg thanh thiếu niên ≥ 13 tuổi) nên được cân nhắc sau khi được chẩn đoán tăng huyết áp. E

13.80 Lựa chọn đầu tay ưu tiên sử dụng ACEI hoặc ARB. Các nhóm thuốc còn lại có thể kết hợp thêm khi cần thiết. C

13.81 Mức tiêu thụ protein hàng ngày được khuyến cáo là 0.8g/kg/ngày. E

13.82 Chỉ số albumin/creatinin niệu nên được ghi nhận vào thời điểm chẩn đoán và kiểm tra định kỳ hàng năm. Chỉ số albumin/creatinin niệu tăng (>30mg/g creatinin) nên được xét nghiệm lại từ 2 đến 3 mẫu khác nhau. B

13.83 Mức lọc cầu thận ước tính nên được xác định vào thời điểm chẩn đoán và đánh giá lại hàng năm. E

13.84 Trên BN mắc ĐTĐ và THA không trong thời kỳ mang thai, lựa chọn thuốc ACEI hoăc ARB được khuyến cáo với BN có tăng chỉ số albumin/creatinin niệu mức trung bình (30 – 299mg/g creatinin) và khuyến cáo mạnh mẽ trên đối tượng có mức albumin/creatinin niệu mức cao (>300mg/g creatinin) và mức lọc cầu thận ước tính là <60ml/phut/1.73m2 . E

13.85 Với những bệnh nhân đã mắc bệnh lý trên thận, tiếp tục theo dõi hàng năm chỉ số albumin/creatinin niệu, mức lọc cầu thận ước tính và nồng độ kali huyết). Điều này có thể hỗ trợ trong việc đánh giá tuân thủ điều trị và theo dõi tiến triển của bệnh. E

13.86 Cân nhắc cho BN khám chuyên khoa Thận trong trường hợp không chắc chắn về căn nguyên, chỉ số albumin/creatinin niệu tăng nặng hoặc giảm mức lọc cầu thận. E

Bệnh lý thận

13.87 Bệnh nhân thanh thiếu niên có bệnh ĐTĐ cần được theo dõi về tình trạng bệnh thận thông qua bài kiểm tra chân vào thời điểm chẩn đoán và đánh giá lại hàng năm. Bài kiểm tra nên bao gồm việc khám monofilament áp lực đè 10g sử dụng xung điện 128Hz, khám mạch bàn chân và phản xạ mắt cá chân. C

13.88 Việc ngăn ngừa bệnh thận cần tập trung đến việc đạt mục tiêu đường huyết. C

Bệnh lý võng mạc

13.89 Tầm soát bệnh võng mạc nên được thực hiện bằng phương pháp soi đáy hoặc chụp hình võng mạc vào thời điểm chẩn đoán bệnh và đánh giá lại hàng năm. C

13.90 Khuyến cáo tối ưu hóa mức đường huyết để làm giảm chậm nguy cơ tiến triển bệnh lý võng mạc ĐTĐ. B

13.91 Cân nhắc giảm tần suất thăm khám bệnh lý vong mạc định kỳ (mỗi 2 năm một lần) nếu kiểm soát được mức đường huyết và kiểm tra chức năng mắt bình thường. C

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

13.92 Tầm soát bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (đo chỉ số ÁT và ALT) nên được thực hiện vào thời điểm chấn đoán và đánh giá lại mỗi năm một lần. B

13.93. Cân nhắc cho bệnh nhân khám chuyên khoa Tiêu hóa nếu có tình trạng tăng mức transamine trong thời gian dài. B

Bệnh lý ngưng thở khi ngủ

13.94 Theo dõi triệu chứng ngưng thở khi ngủ trong mỗi lần thăm khám và khuyến cáo cho BN khám chuyên gia nhi để đánh giá triệu chứng và đo đa ký giấc ngủ nếu được chỉ định. Bệnh lý ngưng thở khi ngủ nên được điều trị khi được chẩn đoán mắc bệnh. B

Hội chứng buồng trứng đa nang

13.95 Đánh giá hội chứng buồng trứng đa nang trên bệnh nhân thanh thiếu niên nữ mắc ĐTĐ type 2, bao gồm xét nghiệm cận lâm sàng khi có chẩn đoán. B

13.96 Viên uống tránh thai trong điều trị buồng trứng đa nang không chống chỉ định trên đối tượng bệnh nhân ĐTĐ type 2. C

13.97 Metformin được cân nhắc điều trị cùng với các biện pháp can thiệp lối sống có thể điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và cải thiện tình trạng tăng androgen quá mức trên BN.

Bệnh lý tim mạch

13.98 Can thiệp lối sống tập trung trên các vấn đề về cân nặng, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và rối loạn đường huyết là quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng mạch máu lớn trong giai đoạn trưởng thành. E

Rối loạn mỡ máu

13.99 Kiếm tra mức lipid nên được thực hiện sau khi đã kiểm soát được mức đường huyết và đánh giá lại hàng năm.

13.100 Mục tiêu LDL-cholesterol tối ưu là <100mg/dL (2.6mmol/L), HDL-cholesterol > 35mg/dL (0.91mmol/L) và triglyceride <150mg/dL (1.7mmol/L). E

13.101 Nếu mức lipid máu là bất thường, liệu pháp ban đầu nên bao gồm tối ưu hóa việc kiểm soát đường huyết và liệu pháp dinh dưỡng y tế để hạn chế lượng calo từ chất béo đến 25–30%, chất béo bão hòa <7%, cholesterol < 200 mg/ngày, tránh chất béo chuyển hóa và mục tiêu ~ 10% calo từ chất béo không bão hòa đơn với tình trạng tăng LDL. Đối với tình trạng tăng TG, liệu pháp dinh dưỡng y tế cũng nên tập trung vào việc giảm sử dụng đường đơn và tăng axit béo n-3 trong khẩu phần ngoài những thay đổi trên. A

13.102 Nếu cholesterol LDL vẫn còn > 130 mg / dL sau 6 tháng can thiệp chế độ ăn uống, bắt đầu điều trị bằng statin, với mục tiêu là LDL <100 mg / dL, cùng với việc tư vấn sinh sản cho phụ nữ vì statin có khả năng gây quái thai. B

13.103 Nếu triglyceride là > 400 mg / dL (4,7 mmol / L) lúc đói hoặc >1,000 mg / dL (11,6 mmol / L) thời điểm bất kỳ, cần tối ưu hóa mức đường huyết và bắt đầu điều trị bằng fibrate, với mục tiêu là <400 mg / dL (4,7 mmol / L) lúc đói (để giảm nguy cơ viêm tụy). C

Bài kiểm tra chức năng tim mạch

13.104 Kiểm tra định kỳ bệnh tim thông qua điện tâm đồ, siêu âm tim hoặc kiểm tra tim gắng sức không được khuyến cáo ở BN thanh thiếu niên mắc ĐTĐ type 2 không có triệu chứng bệnh tim mạch. B

Yếu tố tâm lý xã hội

13.105 Các yếu tố tâm lý xã hội cần được đánh giá như an ninh lương thực, tình trạng ổn định nhà ở/tình trạng vô gia cư, hiểu biết về sức khỏe, các rào cản tài chính, và hỗ trợ xã hội/cộng đồng và áp dụng thông tin đó vào các quyết định điều trị. E

13.106 Sử dụng các công cụ được chuẩn hóa phù hợp với bệnh nhân để đánh giá tình trạng trầm uất bệnh tiểu đường và sức khỏe tâm thần/hành vi trên bệnh nhân trẻ tuổi mắc ĐTĐ, chú ý đến triệu chứng trầm cảm và rối loạn ăn uống, chỉ định các chăm sóc y tế đặc biệt nếu cần thiết

13.107 Khi lựa chọn thuốc hạ đường huyết hoặc các loại thuốc khác cho BN thanh thiếu niên béo phì mắc ĐTĐ type 2, cân nhắc hành vi dùng thuốc và ảnh hưởng của thuốc lên cân nặng của BN. E

13.108 Bắt đầu từ tuổi dậy thì, việc tư vấn tiền mang thai nên được kết hợp với việc khám bệnh tiểu đường định kỳ cho tất cả phụ nữ có khả năng sinh đẻ vì những ảnh hưởng bất lợi khi mang thai ở nhóm BN này. A

13.109 Bệnh nhân nên được kiểm tra về việc sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử và rượu vào thời điểm chẩn đoán bệnh và thông qua đợt khám định kỳ sau đó. C

Chuyển đối chăm sóc điều trị nhi sang điều trị cho BN người lớn

13.110 Các chuyên gia y tế nên bắt đầu chuẩn bị cho thanh thiếu niên để chuyển sang chăm sóc sức khỏe người lớn ở giai đoạn đầu tuổi vị thành niên và chậm nhất là 1 năm trước khi bước vào giai đoạn chuyển đổi. E

13.111 Cả chuyên gia y tế nhi khoa và người lớn cần phải hỗ trợ và cung cấp các nguồn lực trong giai đoạn chuyển đổi trên BN trẻ tuổi. E

13.112 Thanh niên mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên được chuyển đến một chuyên gia về bệnh tiểu đường dành cho người lớn khi thích hợp. E

 

Tài liệu tham khảo

Chia sẻ bài viết