Gánh nặng về đột quỵ khu vực Đông Nam Á – ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình

Gánh nặng về đột quỵ khu vực Đông Nam Á – ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình

Tác giả: N.Venketasubramanian

 

SEA = Đông Nam Á

LMIC = Nước có thu nhập trung bình thấp

UMIC = Nước có thu nhập trung bình cao

HIC = Nước có thu nhập cao

DALY = số năm sống

Bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu

Đông Nam Á (SEA), khu vực dân số sấp xỉ 655 triệu người, gồm 11 quốc gia, phần lớn là các quốc gia có thu nhập trung bình thấp (LMIC), với một số quốc gia thu nhập trung bình cao (UMIC) và khá ít quốc gia có thu nhập cao (HIC). Tài liệu này giới thiệu về gánh nặng đột quỵ ở các nước Đông Nam Á.

Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu về tỉ lệ tử vong do đột quỵ được tiêu chuẩn hóa theo tuổi và giới tính, và số năm sống (DALY) hiệu chỉnh theo tình trạng khuyết tật do đột quỵ trên 100,000 giữa các quốc gia của SEA được lấy từ Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu. Các dữ liệu tỉ lệ mới mắc và hiện mắc do đột quỵ từ các nghiên cứu dịch tễ học dựa trên cộng đồng. Dữ liệu phân nhóm của đột quỵ dựa trên số đăng ký nhập viện với tỷ lệ hình ảnh scan não cao. Tình trạng thu nhập được phân chia theo Ngân hàng Thế giới.

Kết quả nghiên cứu

Tỷ lệ tử vong do đột quỵ và DALY chiếm tỷ lệ cao nhất ở Indonesia ( lần lượt là 193.3 và 3382.2). Các tỉ lệ này thường cao hơn khi có tình trạng thu nhập thấp, ngoại trừ Indonesia có tỷ lệ cao hơn các quốc gia khác trong nhóm UMIC. Các tỷ lệ mới mắc có sẵn ở 3 quốc gia, tỷ lệ hiện mắc trong 5 quốc gia, nhưng không thể so sánh về sự khác biệt trong các thiết kế nghiên cứu. Các phân nhóm đột quỵ biến đổi khác nhau, với xuất huyết não chiếm 18.5% (Indonesia) đến 47.2% (Vietnam); không có mô hình đáng chú ý dựa trên tình trạng thu nhập.

DALY ổn định hoặc giảm nhẹ từ năm 1990 đến 2010 ở phần lớn các nước, trong đó giảm đáng kể ở:

HIC: Singapore 43.0%, Brunei 33.6%

Một số quốc gia UMIC: Malaysia 25.5%

Các nước LMIC: Vietnam 21.2%

 

 Kết luận

Gánh nặng do đột quỵ thay đổi khác nhau ở các quốc gia Đông Nam Á. Gánh nặng có xu hướng cao nhất ở các quốc gia thu nhập trung bình thấp (LMIC) và thấp nhất ở các quốc gia thu nhập cao (HIC). Tình trạng thu nhập có thể có một vai trò quan trọng.

 

Credit: Bs.Võ Kim Khánh, nhóm Pharmavn.org

Hiệu đính: Ds. Trần Thị Quốc Tuyến

 

Nguồn: WSO 2021

Chia sẻ bài viết