Hướng dẫn tối ưu hoá điều trị suy tim: trả lời 10 vấn đề trọng tâm của suy tim giảm phân suất tống máu – JACC 2021

toi-uu-hoa-dieu-tri-suy-tim-JACC-2021

Hướng dẫn tối ưu hoá điều trị suy tim: trả lời 10 vấn đề trọng tâm của suy tim giảm phân suất tống máu – JACC 2021

Dịch giả: DS. Hoàng Thục Oanh, DS. Nguyễn Ngọc Thuỳ Trâm, Phạm Thị Thư Thư, Đặng Xuân Thắng, Đinh Thuỷ, Nguyễn Tấn Bảo Minh, Hồng Điệp, DS. Hà Châu Mỹ Nga

Review: DS. Nguyễn Lê Hiệp, ThS.DS. Trần Phương Thảo

Giới thiệu

Suy tim là tình trạng bệnh lý có tỉ lệ tử vong cao, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của bệnh nhân, tiêu tốn nguồn lực chăm sóc y tế lớn và có xu hướng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, những đột phá trong phác đồ điều trị, chăm sóc và thiết bị y tế đang mang đến cơ hội thay đổi diễn biến bệnh tự nhiên của suy tim.

Bản cập nhật ECDP nhằm bổ sung dữ liệu từ các nghiên cứu mới cho bản ECDP 2017, đồng thời tiếp tục đưa ra hướng dẫn lâm sàng ngắn gọn để quản lí suy tim có giảm phân suất tống máu (Heart failure with reduced ejection fraction – HFrEF). Cấu trúc của 10 vấn đề trọng tâm trong ECDP 2017 được giữ nguyên, các bảng biểu và phương pháp điều trị liên quan được cập nhật để phù hợp với những dữ liệu mới.

Mười vấn đề quan trọng trong HFrEF gồm:

1. Khởi trị, thêm hoặc chuyển sang phương pháp điều trị theo hướng dẫn dựa trên bằng chứng mới cho HFrEF.

Tối ưu phác đồ sử dụng nhiều thuốc ở bệnh nhân suy tim khi đánh giá lâm sàng tăng cường dựa trên dữ liệu hình ảnh, chất đánh dấu sinh học, áp lực đổ đầy,… có thể dẫn đến các thay đổi bổ sung trong liệu pháp điều trị dựa theo hướng dẫn.

3. Khi nào cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa.

4. Xử lý các thách thức trong việc phối hợp chăm sóc.

5. Cải thiện tuân thủ điều trị.

6. Những yếu tố cần quan tâm ở những nhóm bệnh nhân cụ thể: người Mỹ gốc Phi, người lớn tuổi và người thể trạng yếu.

7. Chi phí điều trị và khả năng tiếp cận với phương pháp điều trị.

8. Kiểm soát sự gia tăng mức độ phức tạp của tình trạng suy tim.

9. Kiểm soát bệnh mắc kèm.

10. Tích hợp chăm sóc giảm nhẹ và chuyển sang an dưỡng cuối đời.

Các sơ đồ hướng dẫn

Hình 1: 10 vấn đề chính của suy tim với phân suất tống máu giảm

toi-uu-hoa-dieu-tri-suy-tim-JACC-2021

Hình 2: Lộ trình điều trị bao gồm liệu pháp mới cho các guideline

toi-uu-hoa-dieu-tri-suy-tim-JACC-2021

* ACEI/ARB chỉ nên được xem xét đối với bệnh nhân có chống chỉ định hoặc không dung nạp với ARNI. Với những trường hợp như vậy, có thể tham khảo Sơ đồ 3 cũng như hướng dẫn chi tiết trước khi bắt đầu.

¶ Carvedilol, metoprolol succinate, hoặc bisoprolol

ACEI: Thuốc ức chế men chuyển angiotensin; ARNI: Chất ức chế thụ thể angiotensin/ neprilysin; ARB: Các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II; eGFR: Mức lọc cầu thận ước tính; Nồng độ Kali ngoại bào; NYHA: Hiệp hội Tim mạch New York; SGLT2: kênh đồng vận chuyển Natri – glucose.

Hình 3: Guideline – Liệu pháp điều trị trực tiếp và Liệu pháp mới dựa theo sự đồng thuận ra quyết định của chuyên gia cho bệnh Suy tim mạn

toi-uu-hoa-dieu-tri-suy-tim-JACC-2021 toi-uu-hoa-dieu-tri-suy-tim-JACC-2021 toi-uu-hoa-dieu-tri-suy-tim-JACC-2021

 

Hình 4: Thử nghiệm và chuẩn liều sau khi chẩn đoán suy tim tâm thu

toi-uu-hoa-dieu-tri-suy-tim-JACC-2021

Các bảng quan trọng

Bảng 1: Liều khởi đầu và liều đích theo các hướng dẫn điều trị và theo những phác đồ điều trị suy tim mới

(Việc lựa chọn phác đồ, thời gian điều trị và đối tượng áp dụng sẽ được thảo luận kỹ hơn trong tài liệu)*

Thuốc Liều khởi đầu Liều đích
Thuốc chẹn Beta
Bisoprolol 1.25 mg 1 lần/ngày 10 mg 1 lần/ngày
Carvediol 3.125 mg 2 lần/ngày 25 mg 2 lần/ngày nếu cân nặng <85 kg và 50 mg 2 lần/ngày nếu cấn nặng ≥ 85 kg
Metoprolol succinate 12.5-25 mg hàng ngày 200 mg hàng ngày
Thuốc ức chế neprilysin/angiotensin (ARNI)
Sacubitril/valsartan 24/26 mg-49/51 mg 2 lần/ngày 97/103 mg 2 lần/ngày
Thuốc ức chế men chuyển (ACEIs)
Captopril 6.25 mg 3 lần/ngày 50 mg 3 lần/ngày
Enalapril 2.5 mg 2 lần/ngày 10-20mg 2 lần/ngày
Lisinopril 2.5-5 mg hàng ngày 20-40 mg hàng ngày
Ramipril 1.25 mg hàng ngày 10 mg hàng ngày
Thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARBs)
Candesartan 4-8 mg hàng ngày 32 mg hàng ngày
Losartan 25-59 mg hàng ngày 150 mg hàng ngày
Valsartan 40 mg 2 lần/ngày 160 mg 2 lần/ngày
Thuốc kháng aldosterone
Eplerenone 25 mg hàng ngày 50 mg hàng ngày
Spironolactone 12.5-25 mg hàng ngày 25-50 mg hàng ngày
Thuốc ức chế SGLT2
Dapagliflozin 10 mg hàng ngày 10 mg hàng ngày
Empagliflozin 10 mg hàng ngày 10 mg hàng ngày
Thuốc giãn mạch
Hydralazine 25 mg 3 lần/ngày 75 mg 3 lần/ngày
Isosorbide dinitrate** 20 mg 3 lần/ngày 40 mg 3 lần/ngày
Phối hợp theo liều cố định isosorbide dinitrate/ hydralazine*** 20 mg/37.5 mg (1 viên) 3 lần/ngày 2 viên 3 lần/ngày
Ivabradine
Ivabradine 2.5-5 mg 2 lần/ngày Điều chỉnh để nhịp tim 50-60 lần/phút
Liều tối đa 7.5 mg 2 lần/ngày

*Digoxin vẫn được chỉ định cho HFrEF, nhưng hiện tại không có dữ liệu để có thể đưa ra những khuyến cáo bổ sung trong khuôn khổ tài liệu. Có thể tham khảo các hướng dẫn điều trị đã công bố(3).

** Isosorbide mononitrate không được khuyến cáo trong hướng dẫn điều trị của ACC/AHA/HFSA.*Digoxin vẫn được chỉ định cho HFrEF, nhưng hiện tại không có dữ liệu để có thể đưa ra những khuyến cáo bổ sung trong khuôn khổ tài liệu. Có thể tham khảo các hướng dẫn điều trị đã công bố(3).

***Hướng dẫn điều trị của ACC/AHA/HFSA coi việc phối hợp isosorbide dinitrate và hydralazine, cả trong liều cố định hoặc riêng từng thuốc, là phương pháp điều trị theo hướng dẫn thích hợp cho bệnh lý suy tim.

ACC = Hội tim mạch Hoa Kỳ, ACEI = thuốc ức chế mem chuyển angiotensin, AHA = Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, ARB = thuốc ức chế thụ thể angiotensin, ARNI = thuốc ức chế thụ thể neprilysin của angiotensin, GDMT = điều trị nội khoa theo hướng dẫn, HF = suy tim, HfrEF = suy tim với phân số tống máu giảm, HFSA = Hội Suy tim Hoa Kỳ, SGLT2 = kênh đồng vận chuyển Natri- Glucose 2.

Bảng 2: Chỉ định ARNI, ivabradine và thuốc ức chế SGLT2

Chỉ định ARNI
HFrEF (EF ≤40%)
HF độ II-IV theo NYHA
Sử dụng thay thế ACEI hoặc ARB trong phác đồ điều trị HF
Chỉ định Ivabradine
HFrEF (EF ≤35%)
Đã dung nạp liều tối đa beta-blocker
Nhịp xoang với nhịp tim lúc nghỉ ≥70 nhịp/phút
HF độ II hoặc III theo NYHA
Chỉ định thuốc ức chế SGLT2
HFrEF (EF ≤40%) có hoặc không mắc kèm đái tháo đường
HF độ II-IV theo NYHA
Sử dụng kết hợp với phác đồ trị suy tim
ACEI = thuốc ức chế men chuyển angiotensin, ARB = thuốc chẹn thụ thể angiotensin, ARNI = thuốc ức chế neprilysin – chẹn thụ thể angiotensin, EF = phân suất tống máu, HF = suy tim, HFrEF = suy tim phân suất tống máu giảm, NYHA = Hội tim mạch học New York, SGLT2 = kênh đồng vận chuyển Na-glucose 2

 

Bảng 3: Hiệu chỉnh liều Sacubitril/Valsartan cho các đối tượng đặc biệt

Đối tượng Liều khởi đầu
Bệnh nhân dùng liều cao ACEI

> Enalapril tổng liều 10 mg/ngày hoặc ACEI khác với liều tương đương

49/51 mg/2 lần/ngày
Bệnh nhân dùng liều cao ARB

> Valsartan tổng liều 160 mg/ngày hoặc ARB khác với liều tương đương

Bệnh nhân bắt đầu sử dụng ARNI 24/26 mg/2 lần/ngày
Bệnh nhân dùng liều thấp hoặc trung bình ACEI

≤ Enalapril tổng liều 10 mg/ngày hoặc ACEI khác với liều tương đương

Bệnh nhân dùng liều thấp hoặc trung bình ARB

≤ Valsartan tổng liều 160 mg/ngày hoặc ACEI khác liều tương đương

Bệnh nhân không sử dụng ARB/ACEI
Suy thận nặng* (eGFR < 30 mL/min/1.73 m2)
Suy gan mức độ trung bình (Child-Pugh Class B)
Người cao tuổi (tuổi ≥ 75 tuổi)
ACEI = thuốc ức chế men chuyển angiotensin, ARB = thuốc chẹn thụ thể angiotensin, ARNI = thuốc ức chế neprilysin – chẹn thụ thể angiotensin, eGFR = độ lọc cầu thận ước tính, FDA = Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ, PARADIGM-HF = So sánh tiến cứu ARNI với ACEI để xác định sự ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong và mắc suy tim toàn cầu.

* Đối tượng này không được nghiên cứu trong thử nghiệm PARADIGM-HF. Khẳng định này dựa trên chỉ định ghi trên nhãn được FDA chấp thuận

 

Bảng 4: Chống chỉ định và thận trọng đối với Sacubitril/Valsartan, Ivabradine và thuốc ức chế SGLT2

A) Sacubitril/Valsartan
Chống chỉ định Thận trọng
• Sử dụng ACEI trong 36 giờ

• Tiền sử phù mạch có hoặc không sử dụng ACEI hoặc ARB

• Phụ nữ mang thai

• Phụ nữ cho con bú (không có dữ liệu)

• Suy gan nặng (Child-Pugh C)

• Sử dụng đồng thời aliskiren ở bệnh nhân đái tháo đường

• Qúa mẫn với ARB hoặc ARNI

• Tổn thương thận

– Nhẹ đến trung bình (eGFR 30 – 59 mL/phút/1.73 m2): không cần hiệu chỉnh liều khởi đầu

– Nặng* (eGFR <30 mL/phút/1.73 m2): giảm liều khởi đầu xuống 24/26 mg/2 lần/ngày, tăng liều gấp đôi sau mỗi 2-4 tuần để liều duy trì mục tiêu 97/103 mg/2 lần/ngày nếu dung nạp

• Tổn thương gan

– Nhẹ (Child-Pugh A): không cần hiệu chỉnh liều khởi đầu

– Trung bình (Child-Pugh B): giảm liều khởi đầu đến 24/26 mg/2 lần/ngày, tăng liều gấp đôi sau mỗi 2-4 tuần để liều duy trì mục tiêu 97/103 mg/2 lần/ngày nếu dung nạp

• Hẹp động mạch thận

• Huyết áp tâm thu <100 mmHg

• Mất dịch

B) Ivabradine
Chống chỉ định

• HFpEF

• Đau thắt ngực với EF bình thường

• Qúa mẫn

• Suy gan nặng (Child-Pugh C)

• HF mất bù cấp tính

• Huyết áp <90/50 mmHg

• Hội chứng nút xoang bệnh lý không có máy tạo nhịp

• Block nút xoang

• Block độ 2 hoặc 3 không có máy tạo nhịp

• Nhịp tim khi nghỉ <60 nhịp/phút

• Rung nhĩ kéo dài hoặc cuồng nhĩ

• Phụ thuộc máy tạo nhịp nhĩ

 

Thận trọng

• Nút xoang bệnh lý

• Khiếm khuyết hệ dẫn truyền tim

• Kéo dài khoảng QT

C) Ức chế SGLT2
Chống chỉ định

• Không chấp thuận sử dụng ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 1vì tăng nguy cơ nhiễm toan ceton do ĐTĐ

• Qúa mẫn với thuốc

• Phụ nữ cho con bú (không có dữ liệu)

• Đang lọc máu

 

Thận trọng

• Bệnh nhân suy tim, dapagliflozin, eGFR <30 mL/phút/1.73 m2

• Bệnh nhân suy tim, empagliflozin, eGFR <20 mL/phút/1.73 m2

• Phụ nữ có thai

• Tăng nguy cơ nhiễm nấm đường sinh dục

• Có thể góp phần làm mất dịch. Cân nhắc hiệu chỉnh liều thuốc lợi tiểu nếu có thể

• Nhiễm toan ceton ở bệnh nhân ĐTĐ

• Khuyến nghị ngưng sử dụng tạm thời trước khi phẫu thuật để tránh nguy cơ tiềm ẩn nhiễm toan ceton

• Đánh giá nguy cơ nhiễm toan ceton ở các bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng nhiễm toan chuyển hóa bất kẻ nồng độ glucose huyết

• Tổn thương thận cấp và suy giảm chức năng thận: cân nhắc ngưng thuốc tạm thời ở những bệnh nhân uống ít nước hoặc mất dịch

• Nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm đài bể thận: đánh giá bệnh nhân về các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu và điều trị kịp thời, nếu có chỉ định

• Hoại thư lan tỏa vùng tầng sinh môn (Hoại thư Fournier):  những trường hợp hiếm gặp, nghiêm trọng, đe dọa tính mạng đã xảy ra ở cả bệnh nhân nữ và nam; đánh giá bệnh nhân có biểu hiện đau hoặc nhức, ban đỏ, hoặc sưng tấy ở vùng sinh dục hoặc tầng sinh môn, cùng với sốt hoặc khó chịu

ACEI = thuốc ức chế men chuyển angiotensin, AF = rung nhĩ, ARB = thuốc chẹn thụ thể angiotensin, EF = phân suất tống máu, eGFR = độ lọc cầu thận ước tính, ESRD = bệnh thận giai đoạn cuối, FDA = Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ, HF = suy tim, HFpEF = suy tim phân suất tống máu bảo tồn, PARADIGM-HF = So sánh tiến cứu ARNI với ACEI để xác định sự ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu do suy tim, SGLT2 = kênh đồng vận chuyển Na-glucose 2.

* Đối tượng này không được nghiên cứu trong thử nghiệm PARADIGM-HF. Khẳng định này dựa trên chỉ định ghi trên nhãn được FDA chấp thuận

 

Bảng 5: Khuyến cáo liều khởi đầu của Ivabradine

Đối tượng Liều khởi đầu
Đã dung nạp liều tối đa beta-blocker với nhịp tim lúc nghỉ luôn ≥70 nhịp/phút 5 mg/2 lần/ngày sau ăn
Tiền sử khiếm khuyết dẫn truyền tim

Tuổi ≥75 tuổi

2.5 mg/2 lần/ngày sau ăn

Bảng 10: 10 điều cân nhắc nhằm nâng cao sự tuân thủ

1.    Tận dụng cơ hội khi bệnh nhân tuân thủ điều trị nhất
·      Khởi đầu điều trị trong bệnh viện/trước xuất viện trong suy tim mất bù
2.    Cân nhắc dựa trên quan điểm của người bệnh
·      Khởi đầu với mục tiêu trị liệu (cảm thấy khỏe hơn và sống lâu hơn) và sau đó thảo luận cách thực hiện những hành động cụ thể (bắt đầu dùng thuốc, tăng cường, theo dõi và tuân thủ) hỗ trợ các mục tiêu đó (ví dụ: : ACC’s My Heart Failure Action Plan)
·      Sử dụng những hướng dẫn hỗ trợ quyết định điều trị sẵn có (ví dụ: CardioSmart Heart Failure Resources)
·      Tìm hiểu phương thức học tập yêu thích và đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp để người bệnh tiếp thu kiến thức tốt nhất.
·      Sử dụng tài liệu giáo dục bệnh nhân phù hợp với văn hoá
3.    Đơn giản hóa chế độ dùng thuốc khi có thể
4.    Cân nhắc chi phí và khả năng tiếp cận
·      Làm quen với phần mềm/hệ thống để giúp chia sẻ chi phí tự động, ngay lập tức, và rõ ràng.
·      Chỉ định thuốc với chi phí thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả tương tự.
·      Tạo điều kiện tiếp cận hỗ trợ khoản copay của bệnh nhân
·      Chủ động thảo luận về các khoản đồng chi trả: copay và out-of-pocket
·      Kê thuốc mỗi đợt 90 ngày.
5.    Trao đổi với các bác sĩ lâm sàng cùng tham gia trong việc chăm sóc bệnh nhân, việc trao đổi dễ dàng hơn qua bệnh án điện tử
6.    Giáo dục thực hành trao đổi thông tin thực tế, dễ dàng cho bệnh nhân
·      Cung cấp cho bệnh nhân 1 bảng giải thích mục đích sử dụng của từng thuốc được kê đơn.
·      Tư vấn dược sĩ với những phác đồ dùng thuốc phức tạp.
·      Sử dụng phương pháp “dạy lại” để củng cố kiến thức cho bệnh nhân.
7.    Những công cụ được khuyên dùng nhằm hỗ trợ tuân thủ điều trị thực tế
·      Các hộp đựng thuốc được thêm thuốc vào bởi bệnh nhân hoặc người chăm sóc mỗi tuần 1 lần.
·      Thông báo nhắc nhở giờ uống thuốc hàng ngày
·      Điện thoại smartphone hoặc các ứng dụng sức khỏe khác trên di động cung cấp nền tảng tương tác cho việc giáo dục, nhắc nhở, cảnh báo và theo dõi tuân thủ của bệnh nhân.
8.    Cân nhắc hỗ trợ hành vi
·      Tư vấn truyền động lực
·      Tham gia trong việc thiết kế cam kết lợi ích
9.    Dự đoán vấn đề
·      Trao đổi các tác dụng phụ thông thường
·      Đưa ra những hướng dẫn cho bệnh nhân khi có cần gọi để lĩnh thuốc hoặc báo vấn đề
·      Nhắc nhở các bệnh nhân sử dụng chương trình hỗ trợ ở nhà thuốc không tự động tái đặt thuốc/tái cấp thuốc
10. Theo dõi sự tuân thủ và đặc biệt nhắm tới những bệnh nhân có rủi ro
·      Trực tiếp thăm hỏi bệnh nhân (ví dụ: Bạn đã quên dùng thuốc bao nhiêu lần trong tuần? Bạn hết thuốc chưa?)
·      Tiến hành đối chiếu thuốc mỗi lần thăm khám, tập trung vào những sai lệch
·      Tính toán đơn vị liều còn lại (ví dụ: đếm số viên còn lại)
·      Theo dõi việc lĩnh thuốc, sử dụng những dữ liệu lâm sàng có sẵn hoặc tự động cảnh báo cho việc không lĩnh được thuốc.
·      Kiểm tra mức độ thuốc đã dùng (ví dụ: digoxin, INR) hoặc nồng độ của BNP/NT-proBNP
·      Lên lịch điều dưỡng thăm khám tại nhà cho những bệnh nhân thích hợp.

 

 

ACC = American College of Cardiology; BNP = B-type natriuretic peptide; INR = international normalized ratio; NT-proBNP = N-terminal pro–B-type natriuretic peptide

Bảng 14: Các đích sinh lý bệnh quan trọng trong suy tim giảm phân suất tống máu (HFrEF) mạn tính, ổn định về mặt huyết học và các biện pháp điều trị

Đích điều trị Điều trị
Hệ renin-angiotensin-aldosterone ARNI/ACEI/ARB, đối kháng aldosterone
Hệ thần kinh giao cảm Chẹn beta
Các peptide lợi niệu natri và các peptide giãn mạch khác Ức chế nephrilysin (ARNI)
Kênh đồng vận chuyển Natri-glucose 2 Ức chế SGLT2
Giãn động-tĩnh mạch một cách cân bằng và điều biến stress oxy hóa Hydralazine/Isosorbide dinitrate
Nhịp tim tăng Chẹn beta, ivabradine
Guanylyl cyclase Chất kích thích guanylyl cyclase hòa tan
Giảm sung huyết Các thuốc lợi tiểu
Rối loạn nhịp thất Máy chuyển nhịp – khử rung cấy ghép (ICD)
Rối loạn đồng bộ tâm thất do rối loạn dẫn truyền Điều trị tái đồng bộ tim (CRT)
Hở van 2 lá Sửa van 2 lá qua da hoặc bằng phẫu thuật mở
Khả năng hiếu khí giảm Đào tạo luyện tập thể dục hiếu khí

Bảng 15: Các bệnh kèm có và không liên quan đến tim mạch phổ biến ở những bệnh nhân suy tim giảm phân suất tống máu (HFrEF)

Bệnh kèm Mối liên quan với các kết cục suy tim Bằng chứng thử nghiệm lâm sàng cho việc điều biến bệnh kèm Các biện pháp đề xuất
Liên quan tim mạch
Bệnh mạch vành Mạnh Mạnh Đánh giá và làm tái tưới máu ở các bệnh nhân phù hợp
Rung nhĩ/cuồng nhĩ Mạnh Trung bình Điều trị theo Hướng dẫn hiện hành của AHA/ACC/HRS trong Quản lý bệnh nhân mắc rung nhĩ  (158,159)
Hở van 2 lá Mạnh Trung bình -Chuyển bệnh nhân sang một chuyên gia về bệnh tim cấu trúc

-Điều trị theo Hướng dẫn hiện hành của AHA/ACC trong Quản lý bệnh nhân mắc bệnh van tim (160,161) và theo Hướng dẫn của ACC ECDP trong Quản lý bệnh nhân hở van 2 lá (162)

-Cân nhắc can thiệp bằng ống thông tim ở những bệnh nhân suy tim có triệu chứng và hở van 2 lá thứ phát được lựa chọn một cách cẩn thận (163)

Hẹp động mạch Mạnh Mạnh -Chuyển bệnh nhân sang một chuyên gia về bệnh tim cấu trúc

-Điều trị theo Hướng dẫn hiện hành của AHA/ACC trong Quản lý bệnh nhân mắc bệnh van tim (160,161)

Tăng huyết áp Chưa chắc chắn Mạnh (trong phòng ngừa) Điều trị theo Hướng dẫn hiện hành của ACC/AHA trong Phòng ngừa, Phát hiện, Đánh giá và Quản lý Tăng huyết áp ở người trưởng thành (164)
Rối loạn lipid máu Chưa chắc chắn Mạnh (trong phòng ngừa) Điều trị theo Hướng dẫn hiện hành của AHA/ACC trong Quản lý cholesterol máu (165) và của ACC ECDP về vai trò của Điều trị không statin trong làm giảm LDL-Cholesterol trong Quản lý nguy cơ tim mạch do xơ vữa (166)
Bệnh mạch máu ngoại biên Vừa Không có Điều trị theo Hướng dẫn hiện hành của AHA/ACC trong Quản lý bệnh nhân có bệnh động mạch ngoại biên ở chi dưới (167)
Bệnh mạch máu não Vừa Yếu Điều trị theo Hướng dẫn hiện hành của ASA/ACC trong Quản lý sớm bệnh nhân mắc đột quỵ do thiếu máu cấp tính (168)
Không liên quan tim mạch
Béo phì Vừa (Mối liên quan nghịch) Yếu Cần thêm dữ liệu
Bệnh phổi mạn tính Mạnh Yếu -Cai thuốc

-Tối ưu hóa điều trị

-Cân nhắc thăm khám phổi

Đái tháo đường Mạnh Mạnh -Tối ưu hóa điều trị

-Dùng thuốc ức chế SGLT2

-Cân nhắc thăm khám với bác sĩ nội tiết

– Điều trị theo các Liệu pháp điều trị mới của ACC ECDP trong làm giảm nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân mắc ĐTĐ tuýp 2 (31) và theo Chuẩn chăm sóc y khoa cho người ĐTĐ của ADA (169)

Bệnh thận mạn Mạnh Mạnh -Tối ưu hóa điều trị ức chế hệ Renin-Angiotensin-Aldosterone

-Dùng hydralazine/isosorbide dinitrate nếu không thể dùng ARNI/ACEI/ARB

-Dùng thuốc ức chế SGLT-2

-Cân nhắc thăm khám thận

Thiếu máu Vừa Yếu -Đánh giá các nguyên nhân thứ phát

-Cân nhắc truyền máu trong những trường hợp nặng

Thiếu sắt Mạnh Trung bình Cân nhắc trị liệu thay thế chất sắt đường tĩnh mạch để cải thiện triệu chứng
Rối loạn tuyến giáp (cường giáp hoặc nhược giáp) Mạnh Yếu -Đánh giá và bắt đầu điều trị

-Cân nhắc chuyển bệnh nhân sang bác sĩ nội tiết

Rối loạn ngưng thở khi ngủ Mạnh Trung bình; lưu ý rằng ở những bệnh nhân HFrEF  có triệu chứng và ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân trung ương, phương pháp thở máy không xâm nhập có thích nghi là có hại (170) -Cân nhắc nghiên cứu giấc ngủ

-Điều trị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn nghiêm trọng

-Cân nhắc chuyển bệnh nhân sang chuyên gia y khoa về giấc ngủ

Tăng kali máu Chưa chắc chắn; có thể làm gián đoạn việc khởi đầu và điều chỉnh GDMT Yếu -Khuyến cáo điều chỉnh chế độ ăn

-Cân nhắc điều trị với paritomer (lưu ý: các dữ liệu liên quan đến các kết quả lâm sàng vẫn chưa được nghiên cứu [NCT03888066]) hoặc natri zirconium cyclosilicate

ACC: Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ; ACEI: Chất ức chế men chuyển; ADA: Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ; AHA: Hiệp hội Tim Hoa Kỳ; ARB: Chất ức chế thụ thể angiotensin; ARNI: Chất ức chế thụ thể angiotensin-nephrilysin; ECDP: Quyết định đồng thuận của chuyên gia; GDMT: Điều trị nội khoa theo hướng dẫn; HRS: Hiệp hội Nhịp tim

 

Tài liệu tham khảo

https://www.jacc.org/doi/10.1016/j.jacc.2020.11.022?_ga=2.11342772.1476579.1610433118-182708744.1610433118&fbclid=IwAR2ObVHHa1HuA-Eejkd-8cEwhupz2jqMQXQPqnqUHT92_tKZ6WReZ8RXdj4

Chia sẻ bài viết