NGĂN NGỪA VÀ TĂNG CHIỀU CAO CHO TRẺ THẤP CÒI

NGĂN NGỪA VÀ TĂNG CHIỀU CAO CHO TRẺ THẤP CÒI

NGĂN NGỪA VÀ TĂNG CHIỀU CAO CHO TRẺ THẤP CÒI
“Bé nhà em năm nay 2 tuổi mà thấp hơn các bạn cùng tuổi gần 1 cái đầu,”, “Bé nhà em 6 tuổi có 14kg và còn bị thấp nữa anh”,… Sau bài viết hôm trước về cách người Hà Lan tăng chiều cao, mình lại nhận được nhiều tin nhắn chia sẻ và trăn trở “làm thế nào để cải thiện chiều cao cho con”.
Những trẻ thấp còi thường có hệ thống miễn dịch, chức năng não bộ và sự phát triển của các cơ quan kém hơn hẳn so với trẻ bình thường. Nó cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đến chiều cao thấp khi trưởng thành, kéo theo nhiều hệ luỵ khác.
Để phòng ngừa và cải thiện chiều cao cho trẻ thấp còi, chúng ta cần đi từ căn nguyên của chúng:
1. Tình trạng thiếu dưỡng chất
Trẻ thấp còi thường do thiếu năng lượng cần thiết để phát triển. Dinh dưỡng của mẹ và bé trong 1000 ngày đầu đời là cực kỳ quan trọng, đây là giai đoạn có tác động lớn đến chiều cao và sự phát triển của trẻ sau này.
Mẹ bầu cần được bổ sung đầy đủ vitamin (đặc biệt là bộ vitamin tan trong dầu A, D, E, K), folic acid, các khoáng chất cần thiết.
Với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc 1 phần cần được bổ sung vitamin D là một vitamin vốn không có đủ trong sữa mẹ, lượng cần là 400 IU/ngày. Cả mẹ cũng cần được bổ sung vitamin D để tăng cường sức khoẻ miễn dịch, còn với bé giúp xương, răng phát triển và tăng chiều cao, cân nặng tốt hơn.
Cũng cần đảm bảo trẻ có đủ vitamin A, sắt, i-ốt và đặc biệt là kẽm (có nhiều trong thức ăn).
– Dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng 5 nhóm thực phẩm cần thiết: rau củ, trái cây, ngũ cốc, chất béo, chất đạm. Nguồn thực phẩm chứa đạm tốt là trứng, cá, các loại đậu và hạt thường cũng có chứa lượng chất béo tốt (không bão hoà). Có thể thêm vào bữa ăn cho trẻ một phần nhỏ dầu olive hoặc trái bơ để bổ sung lượng chất béo cần thiết.
Với các trẻ thấp còi, nhẹ cân, chất béo càng không được thiếu trong khẩu phần ăn.
Với trẻ dưới 3 tuổi, lượng chất béo nên chiếm khoảng 35-40% tổng năng lượng, trẻ từ 4 tuổi trở lên lượng chất béo khoảng 20-25%.
2. Thói quen cho trẻ ăn uống
Thói quen ăn uống cũng ảnh hưởng tới sự yêu thích hoặc biếng ăn của trẻ.
Trẻ mọc răng (từ 1 tuổi trở lên) đã có thể ăn thức ăn như người lớn (cần cắt/nghiền), không cho trẻ ăn lượng muối và gia vị như người lớn, chỉ cho một lượng rất nhỏ gia vị và vị ngọt từ rau củ giúp trẻ thèm ăn hơn.
Nên cho trẻ ngồi vào bàn ăn, dù trẻ có vương vãi đồ ăn nhưng trẻ sẽ tập trung hơn. Không bật tivi, bế trẻ đi rông…
3. Tăng cường miễn dịch và chú ý chất dinh dưỡng cho xương phát triển tốt
Trẻ hay bị ốm, ho, nôn nhiều dễ dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn, chán ăn, làm trẻ sụt cân, thiếu dinh dưỡng. Bố mẹ thấy trẻ biếng ăn thường ép trẻ ăn khiến tình trạng biếng ăn càng nặng.
Để không bị đưa vào vòng lẩn quẩn bệnh – nôn – chán ăn – sụt cân … cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Giúp trẻ có hệ miễn dịch khoẻ mạnh từ đầu, có bị ốm cũng khỏi nhanh hơn bằng cách bổ sung vitamin và dưỡng chất đầy đủ. Đặc biệt, vitamin D là không thể thiếu vì nó làm tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, tăng cường khả năng chống chọi vi khuẩn, giảm tình trạng viêm nặng.
Đối với trường hợp thứ hai (trẻ 6 tuổi bị thấp còi) mình có khuyên thêm vị phụ huynh đó: đánh giá toàn diện dinh dưỡng của trẻ, chú ý lượng kẽm và vitamin D. Cũng nên xem xét tình trạng vệ sinh, tăng cường các thực phẩm giàu canxi. Canxi là nguyên liệu tạo xương cần thiết, tuy nhiên để canxi dễ hấp thu vào máu và đi vào xương thì cần tác dụng của Vitamin D3 và K2. Vitamin D3 cũng đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu là ngăn ngừa tình trạng thấp còi ở trẻ nếu được bổ sung đầy đủ (liều 400 IU – 800 IU/ngày tuỳ độ tuổi).
Bố mẹ nên bổ sung cho trẻ mỗi ngày, dùng vitamin D3 dạng xịt như Dimao cho dễ hấp thu và đủ liều khuyến cáo: https://www.facebook.com/dimaochotrethemcao
Nên cho trẻ ngủ sớm (trước 9pm) là thời điểm hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất, cũng như giúp cho sinh lý và nhịp sinh học của trẻ hoạt động tốt. Kết hợp với chế độ vận động giúp trẻ hấp thu thức ăn tốt, phát triển nhanh và ngủ ngon hơn. Trẻ cao chậm hơn 5cm/năm trong 2 năm liên tiếp thì nên đi khám chuyên khoa để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý.

Chia sẻ bài viết