Phần 16. Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường trong bệnh viện – ADA 2023

Phần 16. Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường trong bệnh viện – ADA 2023

Biên dịch: Đinh Hoàng Mỹ Ân, K Nder.

Hiệu đính: Phạm Duy Tú Anh, DS. Q.Tuyến

Lưu ý: A, B, C, D, E là mức độ bằng chứng của các khuyến cáo

 

TIÊU CHUẨN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN NỘI TRÚ

  • Thực hiện xét nghiệm HbA1C trên tất cả bệnh nhân ĐTĐ hoặc đường huyết cao (lượng đường trong máu > 140 mg/dL (7,8 mmol/L)) và nhập viện nếu không được thực hiện 3 tháng trước đó. B
  • Khuyến cáo nên sử dụng insulin theo phác đồ điều trị (bản giấy hoặc bản điện tử) đã được sự phê duyệt của cơ quan y tế, cho phép điều chỉnh liều lượng insulin được chỉ định trước đó dựa trên sự dao động của nồng độ glycemid trong máu. B

Bên cung cấp dịch vụ chăm sóc cho BN tiểu đường nội trú tại bệnh viện:

  • Khi chăm sóc BN ĐTĐ điều trị nội trú, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia điều trị ĐTĐ hoặc nhóm quản lý đường huyết chuyên biệt cho BN. C

 

MỤC TIÊU ĐƯỜNG HUYẾT CỦA BN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

16.4 Liệu pháp insulin nên được khởi đầu để điều trị tăng đường huyết kéo dài từ ngưỡng ≥ 180 mg/dL (10 mmol/L) (Test 2 lần). Sau khi điều trị bằng insulin, mức đường huyết mục tiêu từ 140 – 180 mg/dL (7,8 – 10 mmol/L) được khuyến nghị cho đa số bệnh nhân mắc bệnh nặng và không mắc bệnh. A

16.5 Cần đặt mục tiêu đường huyết nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn như phạm vi mục tiêu là 110 – 140 mg/dL (6,1 – 7,8 mmol/L), hoặc 100–180 mg/dL (5.6–10.0 mmol/L) có thể thích hợp cho những bệnh nhân đã được sàng lọc nếu không bị hạ đường huyết đáng kể. C

 

ĐIỀU TRỊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CHO BỆNH NHÂN NỘI TRÚ

16.6 Insulin nền hoặc phác đồ điều chỉnh insulin nền kết hợp với liều bolus là chỉ định ưu tiên cho những bệnh nhân nhập viện không nghiêm trọng kèm theo gặp khó khăn hoặc không thể ăn uống qua miệng. A

16.7 Chế độ điều trị với insulin nền, các bữa ăn dung nạp và các thành phần điều chỉnh là phương pháp điều trị ưu tiên cho những bệnh nhân nội trú có bệnh không nặng và đủ khả năng ăn uống. A

16.8 Việc chỉ sử dụng phác đồ insulin liều bậc thang trong điều trị nội trú ở bệnh viện không được khuyến khích. A

 

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

16.9 Một phác đồ quản lý hạ đường huyết nên được áp dụng và thực hiện tại mỗi bệnh viện hoặc hệ thống bệnh viện. Kế hoạch phòng ngừa và điều trị hạ đường huyết cần được xây dựng cho từng bệnh nhân. Các giai đoạn hạ đường huyết của bệnh nhân điều trị nội trú cần được ghi vào hồ sơ bệnh án và được theo dõi để cải tiến chất lượng/đánh giá chất lượng. E

16.10 Đối với từng bệnh nhân, phác đồ điều trị nên được xem xét và thay đổi khi cần thiết để ngăn ngừa hạ đường huyết diễn tiến nặng hơn khi giá trị đường huyết < 70 mg/dL (3,9 mmol/L). C

Thuyên chuyển bệnh nhân từ bệnh viện đến cơ sở cấp cứu

16.11 Nên có một kế hoạch xuất viện đáp ứng riêng cho mỗi bệnh nhân ĐTĐ. B

 

Nguồn: ADA 2023

https://diabetesjournals.org/care/issue/46/Supplement_1

Chia sẻ bài viết