Phần 6: Mục tiêu đường huyết – ADA 2023

Phần 6: Mục tiêu đường huyết – ADA 2023

Biên dịch: DS. Ngô Thị Kim Hòa, Phan Ngọc Minh Anh

Hiệu đính: Trần Thị Quốc Tuyến

Khuyến cáo 6.5b6.9 được bổ sung thêm trong ADA 2023

 

6.1 Đánh giá tình trạng đường huyết ít nhất 2 lần/năm ở những bệnh nhân đang đáp ứng tốt mục tiêu điều trị (và những bệnh nhân đã kiểm soát đường huyết ổn định). E

6.2 Đánh giá tình trạng đường huyết ít nhất là mỗi quý và khi cần ở bệnh nhân có sự thay đổi liệu pháp điều trị và/hoặc những người không đạt mục tiêu về đường huyết. E

ĐÁNH GIÁ ĐƯỜNG HUYẾT BẰNG MÁY ĐO ĐƯỜNG HUYẾT LIÊN TỤC (CGM).

Khuyến cáo

6.3 Các thiết bị CGM nên có phần tóm tắt tiêu chuẩn là các báo cáo đường huyết được chuẩn hóa, dài khoảng 1 trang từ các thiết bị CGM với các hình ảnh trực quan như biểu đồ hồ sơ đường huyết lưu động (AGP). E

6.4 Thời gian đường huyết nằm trong khoảng mục tiêu có liên quan đến nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ và có thể được dùng để đánh giá kiểm soát đường huyết. Bên cạnh đó, khoảng thời gian đường huyết trên/dưới khoảng mục tiêu cũng là các thông số hữu ích để đánh giá phác đồ điều trị (Bảng 6.2) C.

MỤC TIÊU ĐƯỜNG HUYẾT

6.5a Mục tiêu A1C <7% (53 mmol/mol) phù hợp cho phần lớn bệnh nhân trưởng thành không mang thai nếu không bị tình trạng hạ đường huyết đáng kể. A

6.5b Nếu sử dụng hồ sơ đường huyết lưu động/chỉ số kiểm soát glucose để đánh giá đường huyết, mục tiêu song song cho phần lớn bệnh nhân trưởng thành không mang thai là: số lần đường huyết trong khoảng mục tiêu >70%, số lần dưới khoảng mục tiêu <4% và số lần đường huyết <54 mg/dL <1%. Đối với những người có thể trạng yếu hoặc có nguy cơ cao bị hạ đường huyết, số lần đường huyết trong khoảng mục tiêu >50% và số lần dưới khoảng mục tiêu <1%. (Hình 6.1Bảng 6.2.). B

6.6 Dựa trên đánh giá của bác sĩ và mong muốn của bệnh nhân, có thể chấp nhận việc đạt mức A1C thấp hơn mục tiêu 7%, và thậm chí điều này là có lợi nếu như đạt được mục tiêu đề ra một cách an toàn mà không gây hạ đường huyết đáng kể hay gặp các tác dụng phụ khác của điều trị. B

6.7 Các mục tiêu A1C ít nghiêm ngặt hơn (ví dụ < 8% [64 mmol/mol]) có thể phù hợp cho những bệnh nhân có kì vọng sống ngắn hoặc khi tác hại của việc điều trị lớn hơn lợi ích. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên xem xét giảm cường độ điều trị nếu có thể giúp làm giảm nguy cơ hạ đường huyết ở những bệnh nhân có mục tiêu A1C không phù hợp. B

6.8 Tái đánh giá các mục tiêu đường huyết dựa trên các tiêu chí đã được cá thể hóa trong hình 6.2. E

6.9 Đặt mục tiêu đường huyết trong khi tư vấn có khả năng cải thiện tình trạng của bệnh nhân. E

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Khuyến cáo

6.10 Ở mỗi lần tái khám, cơn hạ đường huyết và nguy cơ hạ đường huyết nên được đánh giá và làm rõ theo chỉ định. Nhận định hạ đường huyết nên được xem xét sử dụng các công cụ đã được kiểm định. C

6.11 Sử dụng glucose (khoảng 15-20g) là phương pháp điều trị ưu tiên cho bệnh nhân có đường huyết <70 mg/dL (3.9 mmol/L) còn tỉnh táo, tuy nhiên vẫn có thể sử dụng bất kỳ dạng carbohydrate nào có chứa glucose. Sau 15 phút, nếu máy theo dõi đường huyết (BMG) vẫn cho thấy tình trạng hạ đường huyết tiếp diễn, tiếp tục điều trị như trên. Khi chỉ số máy BGM hoặc glucose bắt đầu tăng lên, bệnh nhân nên ăn một bữa chính hoặc bữa nhẹ để ngăn ngừa tái phát hạ đường huyết. B

6.12 Glucagon nên được kê đơn cho tất cả bệnh nhân có nguy cơ hạ đường huyết cấp độ 2 hoặc 3 để có sẵn sử dụng khi cần. Người chăm sóc, nhân viên trường học hoặc thành viên gia đình  của những bệnh nhân này nên nắm được vị trí cất, thời gian và cách sử dụng glucagon. Người tiêm glucagon cho bệnh nhân không nhất thiết phải là các nhân viên y tế. E

6.13 Nếu xảy ra tình trạng hạ đường huyết âm thầm hoặc hạ đường huyết cấp độ 3 một lần trở lên, nên tiến hành giáo dục bệnh nhân cách phòng tránh hạ đường huyết, tái đánh giá và điều chỉnh phác đồ điều trị để giảm tình trạng hạ đường huyết. E

6.14 Bệnh nhân được điều trị với insulin nếu xảy ra tình trạng hạ đường huyết âm thầm hoặc hạ đường huyết cấp độ 3 một lần trở lên hoặc hạ đường huyết cấp độ 2 không rõ nguyên nhân nên được tư vấn để nâng mức đường huyết mục tiêu, nhằm tránh hoàn toàn tình trạng hạ đường huyết trong ít nhất vài tuần để đảo ngược 1 phần tình trạng hạ đường huyết âm thầm và giảm nguy cơ xuất hiện hạ đường huyết trong tương lai. A

6.15 Nếu phát hiện bệnh nhân suy giảm nhận thức, các bác sĩ lâm sàng, bệnh nhân và người chăm sóc nên tiến hành đánh giá liên tục chức năng nhận thức và cần cảnh giác hơn với tình trạng hạ đường huyết. B

 

Hình 6.1. Các điểm chính trong báo cáo đường huyết lưu động tiêu chuẩn

 

Hình 6.2. Bệnh nhân và các yếu tố bệnh được sử dụng để xác định mục tiêu đường huyết tối ưu. Những đặc điểm và khó khăn mục bên trái cho thấy nỗ lực nghiêm ngặt hơn để hạ A1C; mục phía bên phải cho thấy mức độ nỗ lực ít nghiêm ngặt hơn. A1C 7% = 53mmol/mol.

 


Nguồn: ADA 2023

https://diabetesjournals.org/care/issue/46/Supplement_1

Chia sẻ bài viết