So sánh độ an toàn trên tim mạch khi sử dụng febuxostat và allopurinol dài hạn ở bệnh nhân mắc bệnh gout

allopurinol-febuxostat-gout-tim-mach

So sánh độ an toàn trên tim mạch khi sử dụng febuxostat và allopurinol dài hạn ở bệnh nhân mắc bệnh gout

Biên dịch: Huỳnh Thị Thúy Ngân

Hiệu đính: DS. Lâm Trịnh Diễm Ngọc, TS. Võ Đức Duy

 

Nghiên cứu độ an toàn trên tim mạch của febuxostat và allopurinol ở bệnh nhân mắc bệnh gout là một nghiên cứu dài hạn với hơn 6000 bệnh nhân mắc bệnh gout và có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Kết quả cho thấy, điều trị bằng febuxostat không thua kém allopurinol khi đánh giá trên các tiêu chí chính về tim mạch, và việc sử dụng lâu dài không gây tăng nguy cơ tử vong hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng so với allopurinol.

Phương pháp nghiên cứu

  • Đối tượng: người bệnh gout ≥ 60 tuổi, đã được điều trị với allopurinol và có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ tim mạch (trừ những người nhồi máu cơ tim, đột quỵ trong 6 tháng trước đó hoặc suy tim sung huyết nặng, suy thận nặng)
  • Thiết kế: Nghiên cứu PROBE (prospective, randomised, open-label, blinded-endpoint – tiền cứu, ngẫu nhiên, nhãn mở, kết cục được làm mù).
  • Mỗi nhóm người bệnh đã được điều trị với allopurinol liều tối ưu để đạt nồng độ urate huyết thanh từ 0 – 357 mmol (< 6mg/dL).
    • Nhóm 1 (n = 3065): tiếp tục duy trì điều trị bằng allopurinol liều tối ưu
    • Nhóm 2 (n = 3063): thay allopurinol bằng febuxostat, bắt đầu với liều 80 mg/ngày, tăng dần liều đến 120 mg/ngày để đạt được nồng độ urate huyết thanh mục tiêu.
  • Liều Allopurinol từ 100 – 900 mg/ngày và Febuxostat 80 – 120 mg/ngày, với trung vị thời gian theo dõi là 1467 ngày (khoảng 4 năm) và trung vị thời gian theo dõi điều trị là 1324 ngày (khoảng 3,6 năm).

Kết quả nghiên cứu

– Tiêu chí đánh giá chính (phối hợp) gồm tử vong do biến cố tim mạch; nhồi máu cơ tim nhập viện nhưng không tử vong hoặc hội chứng mạch vành cấp dương tính với dấu ấn sinh học; hoặc đột quỵ không tử vong với tỷ lệ 7,9% (241 người) ở nhóm 1 và 5,6% (172 người) ở nhóm 2 (HR: 0,85; 95% CI: 0,7 – 1,03; pnon-inferiority < 0.0001; psuperiority = 0,185).

+ Tử vong do biến cố tim mạch: xảy ra ở 122 người bệnh nhóm 1 (4,0%) và 117 người bệnh nhóm 2 (3,8%) (HR: 0,96; 95%CI: 0,74 – 1,23; pnon-inferiority =0,0088; psuperiority=0,730).

+ Nhồi máu cơ tim nhập viện nhưng không tử vong hoặc hội chứng mạch vành cấp dương tính với dấu ấn sinh học: xảy ra ở 110 người bệnh nhóm 1 (3,6%) và 102 người bệnh nhóm 2 (3,3%) (HR: 0,93; 95%CI: 0,71 – 1,21; pnon-inferiority =0,0067; psuperiority=0,573).

+ Đột quỵ không tử vong: xảy ra ở 87 người bệnh nhóm 1 (2,8%) và 80 người bệnh nhóm 2 (2,6%) (HR: 0,92; 95%CI: 0,68 – 1,25; pnon-inferiority =0,0013; psuperiority=0,591).

– Tác dụng phụ nghiêm trọng:

– Tổng số trường hợp tử vong xảy ra ở người bệnh nhóm 1 là 263 người (8,6%) và 222 người (7,2%) (HR: 0,84; 95%CI: 0,7 – 1,01; pnon-inferiority <0.0001; psuperiority=0,063).

Kết luận

  • Febuxostat không thua kém liệu pháp allopurinol khi đánh giá trên các tiêu chí chính về tim mạch và việc sử dụng lâu dài không làm tăng nguy cơ tử vong hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng so với allopurinol.
  • Tỉ lệ tử vong khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm.
  • Cần xem xét lại và sửa đổi lời khuyên về việc tránh sử dụng febuxostat trong điều trị gout ở những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch.

Tài liệu tham khảo

Isla S Mackenzie et al. Long-term cardiovascular safety of febuxostat comparedwith allopurinol in patients with gout (FAST): a multicentre, prospective, randomised, open-label, non-inferiority trial. The Lancet 2020 Nov 09 (https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)32234-0).

Category: Nghiên cứu, Chuyên đề lâm sàng

Tag: Febuxostat, Allopurinol, Biến cố tim mạch, Tử vong.

Chia sẻ bài viết