Sử dụng bằng chứng để bác bỏ những lầm tưởng về net carbs, chất làm ngọt nhân tạo, chế độ ăn ít carbohydrate.

Sử dụng bằng chứng để bác bỏ những lầm tưởng về net carbs, chất làm ngọt nhân tạo, chế độ ăn ít carbohydrate.

Các nhà cung cấp nên sử dụng các khuyến nghị dựa trên bằng chứng để giáo dục người bệnh tiểu đường về quan niệm sai lầm xung quanh “net carbs” (carbohydrate có thể hấp thụ được bởi cơ thể), chất làm ngọt nhân tạo và chế độ ăn ít carbohydrate.

Maureen Chomko, RDN, CDCES, một chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia chăm sóc và giáo dục bệnh tiểu đường tại Neighborcare Health, Seattle, cho biết phương pháp tính toán lượng “net carbs”, sự ảnh hưởng của chất làm ngọt nhân tạo lên sức khỏe, và mối quan tâm về mức độ an toàn của chế độ ăn ít carbohydrate là những vấn đề được nhiều bệnh nhân tiểu đường quan tâm. Chomko đã thảo luận về 3 vấn đề dinh dưỡng này trong suốt bài trình bày tại phiên họp khoa học của hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ.

Ngừng tính toán lượng net-carbs

Tính toán lượng net-carbs là một khái niệm phổ biến theo chế độ ăn kiêng Atkins từ 20 năm trước, Theo Chomko. Chế độ ăn kiêng Atkins khuyến khích mọi người theo dõi lượng net-carbs bằng cách lấy tổng lượng carbohydrate trừ đi lượng chất xơ và đường đã tiêu thụ.

Tuy nhiên, theo Chomko, tất cả các chất xơ không tương đương nhau. Chất xơ không hòa tan không được tính vào lượng carbohydrate hay calo, và cũng không có bằng chứng chứng minh có bao nhiêu carbohydrate và calo được tiêu hóa từ chất xơ.

Chomko cho rằng rượu đường cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường máu sau ăn, trái ngược với tuyên bố của nhiều nhà sản xuất thực phẩm. Hàm lượng rượu đường thay đổi tùy theo nguyên liệu được sử dụng trong sản phẩm cũng như phụ thuộc vào từng quốc gia.

Theo Chomko, thuật ngữ “net carbs”giả định rằng sự thay đổi đường huyết do chất xơ và rượu đường sẽ được dự đoán dễ dàng hơn và có sự chính xác như nhau giữa các cá thể. “ Nhưng thực tế, sự ảnh hưởng là khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu của mỗi cá thể”.

Chomko nói rằng, việc tính toán lượng “net carbs” không được khuyến khích do thiếu bằng chứng ủng hộ hành động này, đặc biệt là giữa những cá nhân ăn kiêng và tập thể dục, hoặc có kế hoạch ăn uống không chuẩn y khoa. Thay vào đó, người bệnh tiểu đường nên xem xét tổng lượng carbohydrate và theo dõi lượng đường trước và sau khi ăn nếu họ đang ăn thực phẩm giàu chất xơ hoặc rượu đường.

Bằng chứng yếu về chất làm ngọt nhân tạo

Theo Chomko, các tiêu đề mang tính tiêu cực trên các phương tiện truyển thông đã tạo ra nhiều quan niệm sai lầm về mức độ nguy hiểm của chất làm ngọt nhân tạo. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về chất làm ngọt nhân tạo, bao gồm những nghiên cứu về sự hạn chế, cho rằng rất khó để xác định chúng là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng có hại lên sức khỏe. Chất làm ngọt nhân tạo ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa theo những cách khác nhau, chúng không được tiêu thụ một cách riêng lẻ, mà với những thành phần khác trong cùng sản phẩm, và rất khó để tách biệt ảnh hưởng của chất làm ngọt nhân tạo trong một chế độ ăn kiêng phức tạp.

Trong một đánh giá có hệ thống và phân tích meta được công bố trên tạp chí Canadian Medical Association vào năm 2017, ảnh hưởng của chất làm ngọt nhân tạo lên quá trình chuyển hóa chưa rõ ràng. Các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy các chất làm ngọt nhân tạo không ảnh hưởng đến BMI, trong khi các nghiên cứu thuần tập cho rằng các chất làm ngọt này có liên quan đến sự tăng nhẹ BMI, cũng như bệnh tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường tuýp II và bệnh tim mạch. Tuy nhiên những sự liên quan này không được xác nhận trong các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng và cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những thiên lệch về sự công bố, Chomko nói.

“Các nghiên cứu hiện tại không cung cấp bằng chứng rằng các chất tạo ngọt nhân tạo có lợi cho sự kiểm soát cân nặng hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường”. “Nhưng xét về rủi ro của chúng, không thể dựa vào những dữ liệu có sẵn mà cần phải thiết lập mối liên hệ giữa chất làm ngọt nhân tạo với những rủi ro mà chúng tôi nghe được”.

Theo Chomko, khi thảo luận về chất làm ngọt nhân tạo, các nhà cung cấp nên hỏi người bệnh về mối bận tâm của họ và xử lý những thông tin sai lệch. Ngoài ra, chất làm ngọt nhân tạo cũng có thể tạo ra những tác dụng phụ tiềm ẩn, các nhà cung cấp nên khuyến khích người bệnh uống nước thay vì các đồ uống khác bằng cách sử dụng các câu hỏi mở hoặc chia sẻ các kỹ thuật ra quyết định.

Chế độ ăn kiêng ít carb an toàn phần lớn chỉ trong ngắn hạn

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi ích của chế độ ăn ít carbohydrate và chế độ ăn Keto cho người bênh tiểu đường lên tới 1 năm. Trong một bài đánh giá được công bố trên Tạp chí Bệnh tiểu đường, Hội chứng chuyển hóa và Béo phì vào năm 2022, người bệnh tiểu đường với chế độ ăn ít carbohydrate và chế độ ăn Keto giảm được cân nặng nhiều hơn, giảm lượng đường huyết, HbA1c, và nhu cầu insulin cùng thuốc tốt hơn tới 6 tháng so với những người không hạn chế carbohydrate. Sự giảm nhu cầu về thuốc và insulin có thể lên tới 12 tháng ở người bệnh có chế độ ăn ít carbohydrate và chế độ ăn keto. Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng lại không có lợi ích sau 1 năm.

Việc hiểu về tiền sử của người muốn bắt đầu một chế độ ăn ít carbohydrate là rất quan trọng, vì điều đó là an toàn với họ. Theo như một tuyên bố khoa học từ National Lipid Association, người lớn mắc tiểu đường loại 2 với chế độ ăn ít carbohydrate có xu hướng tăng LDL-C, nhưng cũng cải thiện được lượng HDL-C và triglyceride.

Với người bệnh sử dụng thuốc tiểu đường, nguy cơ hạ đường huyết sẽ tăng nếu không giảm liều insulin và sulfonylurea. Thuốc ức chế SGLT2 không nên được dùng khi đang có chế độ ăn ít carbohydrate hoặc chế độ ăn keto do nguy cơ nhiễm toan ceton với nồng độ đường huyết bình thường.

Mức độ an toàn của chế độ ăn ít carbohydrate cho người bệnh tiểu đường và mắc bệnh thận mạn là khác nhau. Chomko lưu ý rằng có thể có những lo ngại về an toàn cho những người không nạp đủ từ 10% đến 35% protein. Ngoài ra, những nguy cơ có thể gặp phải với người bệnh thận mạn độ 4 hoặc 5. Mặc dù có những dữ liệu hạn chế vè chế độ ăn ít carbohydrate và chức năng thận, nhưng có thể xảy ra sự suy giảm bài tiết ceton qua nước tiểu hoặc mất cân bằng điện giải.

Chomko nói, “ chế độ ăn rất ít carbohydrate và chế độ ăn keto là an toàn với hầu hết người bệnh tiểu đường trong một thời gian ngắn, miễn là chúng ta điều chỉnh liều lượng thuốc và theo dõi các chỉ số”. “Dữ liệu dài hạn sau 2 năm là rất hiếm trong một nhóm dân số cụ thể. Chúng tôi muốn đánh giá mục đích của người bệnh và tìm hiểu xem đây có phải là giải pháp tốt cho họ hay không”.

 

TLTK: https://www.healio.com/news/endocrinology/20220604/use-evidence-to-debunk-myths-about-net-carbs-artificial-sweeteners-lowcarb-diets?fbclid=IwAR0t2zPqu6ChG7PR-gYjstvTeT6_vBBGweXqd49rhD6s0LU8Nor1m-T1k8s

 

Biên dịch: Nguyễn Thị Linh Trang

Hiệu đính: Ds. Trần Thị Quốc Tuyến

Chia sẻ bài viết