VITAMINS VÀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TỐT CHO PHỔI VÀ HÔ HẤP

VITAMINS VÀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TỐT CHO PHỔI VÀ HÔ HẤP

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại thực phẩm chức năng, chẳng hạn như vitamin và khoáng chất có thể giúp ích cho những người mắc các bệnh lý liên quan đến phổi, cũng như hỗ trợ và tăng cường sức khỏe của phổi nói chung.

  1. Vitamin C:

Vitamin C là một trong những chất chống oxi hóa mạnh, có thể giúp ngăn ngừa hoặc đảo ngược các tổn thương của tế bào. Vitamin C còn có khả năng làm giảm các co thắt phế quản xảy ra do tập luyện thể dục, có tính kháng viêm và khả năng điều hòa miễn dịch. Như vậy, duy trì mức Vitamin C tối ưu có thể giúp cải thiện sức khỏe của phổi, bảo vệ khỏi các bệnh lý như COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) và ngăn ngừa suy giảm chức năng phổi ở những người bị hen suyễn.

Thiếu vitamin C có thể gây ra các ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.

Ngoài ra, Vitamin C còn đặc biệt quan trọng đối với những người hút thuốc. Các nghiên cứu cho thấy rằng trong số những người hút thuốc, những người dùng Vitamin C nhiều hơn có chức năng phổi tốt hơn so với những người ít sử dụng.

Theo khuyến cáo, lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày ở nam giới là 90mg và 75mg cho phụ nữ. Đối với những người đang mang thai và cho con bú, con số này tăng lên 85mg và 120 mg.

Các thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến như: Ổi, bông cải xanh, cam, chanh, đu đủ, dâu tây.

  1. Vitamin D:

Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin D là dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe của phổi, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, và giảm các triệu chứng ở những người mắc bệnh về hô hấp như hen suyễn và COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính). Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường sức khỏe của xương và răng của mỗi người.

Thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ viêm phế quản, hen suyễn, thở khò khè và các bệnh lý đường hô hấp khác.

Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra rằng, thiếu vitamin D có thể dẫn đến tình trạng nặng hơn của các bệnh lý đường hô hấp, thời gian mắc bệnh lâu hơn và nguy cơ tử vong cao hơn ở những người phải nhập viện vì COVID-19. Thiếu vitamin D cũng làm tăng nguy cơ mắc COVID-19.

Vitamin D có thể được tạo ra khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hoặc hấp thụ từ các thực phẩm giàu vitamin D như: Lòng đỏ trứng, Cá hồi, Cá ngừ, Hàu…

 

  1. Vitamin A:

Vitamin A không chỉ tốt cho mắt mà còn giúp hỗ trợ các chức năng bình thường của phổi. Phục hồi và tăng cường tái tạo các niêm phạc phổi, đảm bảo chức năng của các tế bào màng nhầy giúp phổi tránh khỏi các tác nhân gây bệnh trong không khí.

Ngoài ra, đây còn là loại vitamin quan trọng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Vitamin A có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, chẳng hạn như cá dầu, gan, phô mai và bơ.

Tuy nhiên, không nên dùng thêm các sản phẩm để cung cấp vitamin A cho cơ thể. Đa số mọi người đều hấp thụ đủ vitamin A từ chế độ ăn. Vì vitamin A tan trong chất béo, nên nó sẽ được lưu trữ trong cơ thể trong một thời gian dài. Sử dụng quá liều có thể dẫn đến các vấn đề về xương và gan.

 

  1. Vitamin E:

Vitamin E đóng nhiều vai trò trong cơ thể của chúng ta. Nó có lẽ được biết đến nhiều nhất với tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào khỏi tác nhân gây oxy hóa bằng cách trung hòa các phân tử có hại được gọi là gốc tự do.

Ngoài ra, vitamin E còn giúp ích trong việc giảm viêm trong các mô phổi, giúp cải thiện các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn và COPD. Khi dùng ở dạng thực phẩm bổ sung, vitamin E đã được chứng minh giúp cải thiện chức năng phổi và một số triệu chứng hen suyễn ở trẻ em và cả người lớn.

Vitamin E được tìm thấy trong các loại dầu thực vật, các loại hạt, hạt, trái cây và rau quả như Dầu mầm lúa mì; dầu đậu nành; Hạt hướng dương; Đậu phộng, bơ đậu phộng; Rau củ cải đường, …

 

  1. Magie:

Magie là một loại khoáng chất hỗ trợ chức năng phổi, giúp giãn các cơ ở phế quản và giảm viêm phổi, có thể giúp ích cho những người bị các bệnh về phổi, bao gồm cả viêm phổi tắc nghẽn mãn tính.

Ngoài ra, đối với bệnh nhân hen suyễn, những người bị thiếu magie có chức năng phổi yếu hơn đáng kể so với người có mức magie bình thường. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng bổ sung magie có thể giúp bảo vệ chức năng phổi ở những người bị COPD và ung thư phổi.

Theo khuyến cáo, hàm lượng cần thiết của magie cho nam giới là 400-420 mg mỗi ngày, còn với phụ nữ là 310-320 mg mỗi ngày.

Dưới đây là một số loại thực phẩm lành mạnh có nhiều magie:

Sô cô la đen

Các loại hạt:  hạnh nhân, hạt điều và các loại hạt

Các loại đậu: đậu lăng, đậu, đậu xanh, đậu Hà Lan và đậu nành.

 

  1. Omega-3:

Omega 3 là axit béo cần thiết cho cơ thể, đóng vai trò quan trọng của màng tế bào, và giúp điều hòa hoạt động của tim, phổi, hệ thống miễn dịch và hệ thống hormone.

Với khả năng chống viêm, omega-3 có thể có tác dụng đối với các tình trạng viêm phổi như hen suyễn. Các chế độ ăn thiếu omega-3 (bao gồm eicosapentanoic acid – EPA và docosahexanoic acid – DHA) có liên quan đến việc tăng nguy cơ hen suyễn ở cả trẻ em và người lớn. Ngược lại, một chế độ ăn giàu omega-3 cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển COPD.

Omega-3 được tìm thấy tự nhiên trong một số loại thực phẩm bao gồm:

Cá và các loại hải sản khác (đặc biệt là cá béo nước lạnh, chẳng hạn như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích và cá mòi)

Các loại hạt và hạt (hạt lanh, hạt chia và quả óc chó)

Dầu thực vật (dầu hạt lanh, dầu đậu nành và dầu canola)

 

  1. Kẽm (Zinc):

Kẽm là một trong các nguyên tố vi lượng thiết yếu có chức năng kháng viêm và chống oxy hóa.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy kẽm có tác dụng bảo vệ chống lại các tổn thương phổi trong hội chứng viêm toàn thân, bao gồm cả nhiễm trùng huyết.

Một phân tích tổng hợp khác lại cho thấy, kẽm có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như ho, đau họng và giảm thời gian mắc bệnh.

Liều lượng khuyến cáo hằng ngày của kẽm là 11 mg cho nam và 8 mg đối với phụ nữ.

 

Các loại vitamin, khoáng chất được liệt kê đều có thể hấp thụ đủ từ chế độ ăn đối với những người khỏe mạnh. Đối với những người đang mắc bệnh, có thể bổ sung thêm thông qua các thực phẩm chức năng có trên thị trường.

 


TLTK:

Best Vitamins for Lung Health (healthline.com)

10.1038/s41598-020-67967-7

COVID-19 Pulmonary Management: Introduction, Pathogenesis of COVID-19, Clinical Features of COVID-19 (medscape.com)

Vitamins for Lungs: 4 Vitamins to Improve Lung Health (godigit.com)

Zinc for the prevention or treatment of acute viral respiratory tract infections in adults: a rapid systematic review and meta-analysis of randomised controlled trials | BMJ Open

Image from freepik


Nguyễn Minh Huy – SV dược ĐH Debrecen, Hungary

Kim Thị Tuyết Nhung – SV ĐH Dược Hà Nội

DS. Trần Thị Quốc Tuyến

Chia sẻ bài viết