Thời gian đạt mức kiểm soát đường huyết sau khi điều trị đầu tay bằng semaglutide và empagliflozin: Kết quả từ phân tích thăm dò của thử nghiệm PIONEER 2

Thời gian đạt mức kiểm soát đường huyết sau khi điều trị đầu tay bằng semaglutide và empagliflozin: Kết quả từ phân tích thăm dò của thử nghiệm PIONEER 2

Cơ sở và mục tiêu nghiên cứu: Mục đích trong điều trị đái tháo đường type 2 là đạt được và duy trì mức HbA1c mục tiêu. Tuy nhiên thời gian bệnh nhân đạt được mức đường huyết mục tiêu khi sử dụng Semaglutide đường uống chưa được báo cáo trước đây. Phân tích này sẽ đánh giá thời gian bệnh nhân kiểm soát được đường huyết (HbA1c <7.0% [53 mmol/mol] và <6.5% [48 mmol/mol]) trong thời gian theo dõi là 52 tuần tham gia thử nghiệm PIONEER 2.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

  • 822 bệnh nhân đái tháo đường type 2 chưa đạt mục tiêu HbA1C được định nghĩa là có mức HbA1c 7.0 – 10.5% [53 – 91 mmol/mol]) được chọn ngẫu nhiên vào 2 nhóm: (1) nhóm sử dụng Semaglutide đường uống 14 mg 1 lần/ngày và (2) nhóm sử dụng Empagliflozin 25 mg 1 lần/ngày.
  • Cả 2 loại thuốc đều được tăng liều từ từ cho đến mức liều nghiên cứu. Trong đó, Semaglutide bắt đầu với liều 3 mg, sau 4 tuần tăng lên 7 mg và tăng đến mức 14 mg sau 8 tuần. Empagliflozin khởi đầu với liều 10 mg và tăng lên 25 mg sau 8 tuần.
  • Trong phân tích này, kết quả dữ liệu đầu ra được phân tích từ dữ liệu của các bệnh nhân được phân ngẫu nhiên được điều trị, không sử dụng thuốc giải cứu, trong quá trình thử nghiệm

      Kết quả:

  • Các đặc điểm ban đầu của bệnh nhân thuộc 2 nhóm là tương đồng . HbA1c trung bình ban đầu của cả 2 nhóm là 8.1% (65 mmol/mol)
  • Tỷ lệ bệnh nhân đạt HbA1c <7% và <6.5% tại thời điểm bất kì trong thời gian nghiên cứu ở nhóm sử dụng Semaglutide lớn hơn nhóm Empagliflozin
  • Mức HbA1c <7%: 77.9% so với 60.5%;
  • Mức HbA1c <6.5%: 54.0% so với 29.3%
  • Nhóm sử dụng Semaglutide có tỷ lệ bệnh nhân duy trì HbA1c <7% thời gian trên 14 tuần, trên 26 tuần và trên 36 tuần lớn hơn nhóm sử dụng Empagliflozin.
  • Trong quá trình điều trị, khoảng thời gian trung bình bệnh nhân được kiểm soát đường huyết ở mức <7% và <6.5% của nhóm Semaglutide lần lượt là 26.6 tuần và 16.2 tuần ;  và tương ứng là 19.0 tuần và 6.6 tuần ở nhóm Empagliflozin.
  • Tỷ lệ bệnh nhân đạt HbA1c <7% tại tuần 26 và tuần 52 ở nhóm Semaglutide cao hơn so với nhóm Empagliflozin (Odds ratio ước tính = 4.12 [95%CI 2.94 – 5.76]; p<0.0001)

Kết luận:

Mặc dù cần 8 tuần để tăng liều đến liều sử dụng và giá trị HbA1c trung bình ban đầu là 8.1%  nhưng thử nghiệm đã nhận thấy kết quả như sau

  • Có gần một nửa số bệnh nhân sử dụng Semaglutide đường uống đạt kiểm soát đường huyết (HbA1c <7%) trong hơn 70% thời gian tham gia thử nghiệm 52 tuần.
  • Các kết quả này cho thấy bệnh nhân sử dụng Semaglutide có tổng thời gian đạt mức kiểm soát đường huyết nhiều hơn nhóm sử dụng Empagliflozin.

(F K Knop et al)

Biên dịch: Lê Thị Minh Trang, DS. Nguyễn Cao Quỳnh Anh

Nguồn: F. K. Knop et al. Time spent in glyceamic control after initiating treatment with oral semaglutide vs empagliflozin: an exploratory analysis of the PIONEER 2 trial. EASD 2021.

 

Chia sẻ bài viết