[ESC Congress 2021] Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Suy tim cấp và mãn tính

[ESC Congress 2021] Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Suy tim cấp và mãn tính

Nhóm Hippocrates Pharmacy xin trân trọng giới thiệu đến quý đồng nghiệp và các bạn đọc bản dịch tiếng Việt của các hướng dẫn quan trọng được công bố trong Hội nghị tim mạch Châu Âu (ESC Congress 2021) về Chẩn đoán và điều trị Suy tim cấp và mãn tính.

Rất mong nhận được sự quan tâm theo dõi và đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn.

Biên dịch:

Trần Thị Quốc Tuyến, PharmD

Trương Thục Quỳnh (Khoa Y – ĐH New South Wales/UNSW, Sydney, Úc)

Nguyễn Minh Huy (Khoa Dược – ĐH Debrecen, Hungary)

Hồ Thu Hạnh (Khoa Dược – ĐH Debrecen, Hungary)

Phạm Thanh Ngân (Khoa Dược – ĐH Debrecen, Hungary)

Hoàng Minh Anh (ĐH Dược Hà Nội)

DS. Nguyễn Quỳnh Anh (Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh)

Hiệu đính: 

Trần Thị Quốc Tuyến, PharmD

Nguyễn Minh Huy (Khoa Dược – ĐH Debrecen, Hungary)


  1. Các xét nghiệm chẩn đoán được khuyến nghị để đánh giá bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh suy tim mãn tính:
  • Điện tâm đồ (ECG). Chẩn đoán suy tim thuờng khó xảy ra với chỉ số điện tâm đồ bình thường. Điện tâm đồ ghi lại các bất thường như rung nhĩ, sóng Q, phì đại tâm thất trái (LVH) và phức bộ QRS mở rộng, giúp nâng cao khả năng chẩn đoán suy tim và cũng như hướng dẫn liệu pháp.
  • Nên đo peptit natri, nếu có. Nồng độ của peptit lợi niệu natri loại B (BNP) trong huyết tương <35 pg / mL, peptit natri lợi niệu NT-proB (NT-proBNP) <125 pg / mL, hoặc peptit natri lợi niệu tâm nhĩ (MR -proANP) <40 pmol / L68 sẽ giảm khả năng chẩn đoán mắc bệnh suy tim.
  • Các xét nghiệm cơ bản như urê huyết thanh và điện giải, creatinine, công thức máu đầy đủ, xét nghiệm chức năng gan và tuyến giáp được khuyến nghị để phân biệt suy tim với các bệnh lý khác, giúp cung cấp thêm thông tin tiên lượng và hướng dẫn điều trị tiềm năng.
  • Siêu âm tim được khuyến cáo là xét nghiệm quan trọng để đánh giá chức năng tim. Cũng như việc xác định phân suất tống máu thất trái (LVEF), siêu âm tim cũng cung cấp thêm thông tin về các thông số khác như kích thước buồng tim, phì đại tâm thất trái lệch tâm hoặc đồng tâm, chuyển động bất thường của vùng thành tim (liên quan các bệnh mạch vành cơ bản, hội chứng Takotsubo hoặc viêm cơ tim), chức năng tâm thất phải, tăng áp phổi, chức năng van tim và các dấu hiệu của chức năng tâm trương.
  • Nên chụp X-quang phổi để điều tra các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây khó thở (ví dụ như bệnh phổi). Nó cũng có thể cung cấp bằng chứng hỗ trợ về suy tim (ví dụ như tắc nghẽn phổi hoặc tim to).

BNP (B-type natriuretic peptide): Peptit lợi tiểu natri loại B; ECG (Electrocardiogram): Điện tâm đồ; HFmrEF (Heart failure with mildly reduced ejection fraction): Suy tim với giảm nhẹ phân suất tống máu; HFpEF (Heart failure with preserved ejection fraction): Suy tim với phân suất tống máu được bảo tồn; HFrEF (Heart failure with reduced ejection fraction): Suy tim với giảm phân suất tống máu; LVEF (Left ventricular ejection fraction): Phân suất tống máu thất trái; NT-proBNP (N-terminal pro-B-type natriuretic peptide): Peptit lợi tiểu natri loại pro-B N-terminal.

 

2. Phương pháp điều trị cho bệnh nhân suy tim với giảm phân suất tống máu:

Hệ thống điều trị của liệu pháp loại I. Chỉ định cho bệnh nhân suy tim với giảm phân suất tống máu.

ACE-I (Angiotensin-converting enzyme inhibitor): Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin; ARNI (Angiotensin receptor-neprilysin inhibitor): Thuốc ức chế thụ thể angiotensin-neprilysin; CRT-D (Cardiac resynchronization therapy pacemaker): Liệu pháp tái đồng bộ tim với máy tạo nhịp tim; CRT-P (cardiac resynchronization therapy with pacemaker): liệu pháp tái đồng bộ tim với máy tạo nhịp tim; ICD (Implantable cardioverter-defibrillator): Máy khử rung tim cấy ghép; MRA (Mineralocorticoid receptor antagonist): Chất đối kháng thụ thể mineralocorticoid; QRS: Sóng Q, R và S (trên điện tâm đồ 12 đạo trình); SR (Sinus rhythm): Nhịp xoang

(a) Thay thế cho ACE-I.

(b) Khi thích hợp.

Nhóm I: màu xanh lá cây. Nhóm IIa: Màu vàng.

 

3. Tổng quan các chiến lược xử trí ở bệnh nhân suy tim với giảm phân suất tống máu:

ACE-I (angiotensin-converting enzyme inhibitor): chất ức chế enzyme chuyển đổi Angiotesin; ARB (angiotensin receptor blocker): chất chặn thụ thể Angiotensin; ARNI (angiotensin receptor-neprilysin inhibitor): chất ức chế thụ thể angiotensin-neprilysin; BB (beta-blocker) = chất chặn beta; BTC (bridge to candidacy): cầu nối để ứng cử; BTT (bridge to transplantation; CABG (coronary artery bypass graft): ghép nối động mạch vành; CRT-D (cardiac resynchronization therapy with defibrillator): liệu pháp tái đồng bộ tim với máy khử rung tim; CRT-P (cardiac resynchronization therapy with pacemaker): liệu pháp tái đồng bộ tim với máy tạo nhịp tim; DT (destination therapy): liệu pháp đích; HF (heart failure): suy tim; HFrEF (heart failure with reduced ejection fraction): suy tim giảm phân suất tống máu; ICD ( implantable cardioverter-defibrillator): máy khử rung tim cấy ghép; ISDN: Isosorbide dinitrate; LBBB (left bundle branch block): điện tâm đồ chẩn đoán khối nhánh trái; PVI (pulmonary vein isolation): cô lập tĩnh mạch phổi; MCS (mechanical circulatory support): hỗ trợ tuần hoàn cơ học; MRA (mineralocorticoid receptor antagonist): chất đối kháng thụ thể mineralocorticoid; SAVR ( surgical aortic valve replacement): phẫu thuật tim mở thay van động mạch chủ; SGLT2i (sodium-glucose co-transporter 2 inhibitor): chất ức chế đồng vận chuyển natri-glucose 2; TAVI (transcatheter aortic valve replacement): thay van động mạch chủ qua da; TEE (transcatheter edge to edge): transcatheter cạnh đến cạnh.

Mã màu cho các nhóm khuyến nghị:

Nhóm I: Màu xanh lá cây; Nhóm IIa: Màu vàng

 

4. Các khuyến nghị về máy khử rung tim cấy ghép ở bệnh nhân suy tim:

CRT (cardiac resynchronization therapy) liệu pháp tái đồng bộ tim; ICD (implantable cardioverter-defibrillato): máy khử rung tim cấy ghép; LVEF ( left ventricular assist device): phân suất tống máu thất trái; NYHA: Hiệp hội Tim mạch New York; VAD ( ventricular assist device: thiết bị hỗ trợ tâm thất.

a: Phân loại; b: Mức độ bằng chứng

 

5. Các khuyến nghị trong cấy ghép thiết bị tái đồng bộ tim (CRT) ở bệnh nhân suy tim:

Hệ thống điều hòa co bóp tim (CCM) đã được đánh giá ở bệnh nhân suy tim mức độ NYHA III – IV, với LVEF từ 25% đến 45%, thời gian QRS < 130 ms, và có liên quan đến cải thiện nhỏ về khả năng chịu đựng khi vận động và chất lượng cuộc sống.

AF (atrial fibrillation) = rung nhĩ; AV (atrio-ventricular) = nhĩ thất; CRT (cardiac resynchronization therapy) = liệu pháp tái đồng bộ tim; HF (heart failure) = suy tim; HFrEF (heart failure with reduced ejection fraction) = suy tim với phân suất tống máu giảm; ICD (implantable cardioverter-defibrillator) = cấy máy phá rung tự động; LBBB (left bundle branch block) = block nhánh trái; LVEF (left ventricular ejection fraction) = phân suất tống máu thất trái; NYHA (New York Heart Association) = Hội Tim mạch New York; OMT (optimal medical therapy)= liệu pháp y tế tối ưu (các liệu pháp y tế loại I được khuyến cáo trong ít nhất 3 tháng); QRS = Sóng Q, R và S; RV (right ventricular) = thất phải; SR (sinus rhythm) = nhịp xoang.

a: Phân loại; b: Mức độ bằng chứng

 

6. Chẩn đoán suy tim với phân suất tống máu bảo tồn (preserved ejection fraction):

Tham số Ngưỡng tham số Đánh giá
Chỉ số khối lượng tâm thất trái

(LV mass index)

Độ dày thành tương đối

 

95 g/m2(nữ),

115 g/m2(nam)

 

>0.42

 

Trong trường hợp không phát hiện phình đại thất trái, chúng ta cũng không nên loại trừ khả năng HFpEF, mặc dù có sự ủng hộ đến từ sự hiện diện của tái cấu trúc đồng tâm thất trái hoặc phình đại.

 

Chỉ số thể tích tâm nhĩ trái

(LA volume index)

>34 mL/m2 (SR)

 

Trong trường hợp không có rung nhĩ hoặc bệnh về van tim,  phình đại tâm nhĩ trái sẽ tăng mãn tính áp suất nạp tâm thất trái

( trong tường hợp bị rung nhĩ, ngưỡng >40 mL/m2).

Tỉ lệ E/e’ lúc nghỉ

 

>9

 

Độ nhạy 78%, độ đặc hiệu 59% đối với HFpEF thông qua bài kiểm tra thể chất xâm lấn, mặc dù độ chính xác được báo cáo khác nhau. Với giới hạn cao hơn 13 sẽ có độ nhạy thấp hơn (46%) nhưng độ đặc hiệu cao.
NT-proBNP BNP

 

>125 (SR) hoặc >365 (AF) pg/mL

>35 (SR) hoặc >105 (AF) pg/mL

 

Có tới 20% bệnh nhân được chuẩn đoán  HFpEF qua bài kiểm tra thể chất xâm lấn có NP dưới ngưỡng chẩn đoán, đặc biệt khi có bệnh béo phì.

 

Áp lực tâm thu PA

Vận tốc TR lúc nghỉ

>35 mmHg

>2.8 m/s

 

Độ nhạy 54%, độ đặc hiệu 85% đối với sự hiện diện của HFpEF bằng bài kiểm tra thể chất xâm lấn.

AF (atrial fibrillation): rung nhĩ; BNP (B-type natriuretic peptide): peptide natri lợi niệu não loại B;  E/e’ratio: vận tốc nạp sớm qua van hai lá Doppler/vận tốc nghỉ sớm tại tế bào Doppler; HFpEF (heart failure with preserved ejection fraction): suy tim với phân suất tống máu bảo tồn; LA (left atrial): tâm nhĩ trái; LV (left ventricular): tâm thất trái; NP (natriuretic peptide): peptide natri lợi niệu; NT-proBNP (N-terminal pro-B-type natriuretic peptide): đầu N trong pro-BNP; PA (pulmonary artery): động mạch phổi; SR (sinus rhythm): nhịp nút xoang; TR (tricuspid regurgitation): trào ngược van ba lá.

Lưu ý: Số lượng bất thường xuất hiện càng nhiều thì khả năng mắc HFpEF càng cao.

Trong bảng chỉ liệt kê những chỉ số thường dùng; đối với các chỉ số ít được sử dụng hơn, tham khảo thêm tài liệu đồng thuận của ESC/HFA.

 

7. Phòng chống suy tim:

Những lời khuyên chung về các yếu tố nguy cơ đối với sự phát triển của HF và các chiến lược để ngăn ngừa HF sớm trong quá trình CV được tóm tắt trong bảng sau:

Các yếu tố nguy cơ gây suy tim Các biện pháp phòng ngừa
Thói quen ít vận động Thường xuyên hoạt động thể chất
Hút thuốc lá Cai thuốc lá
Béo phì Tăng cường hoạt động thể chất với chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Sử dụng quá nhiều rượu Đối với mọi người nói chung: không sử dụng hoặc với nồng độ nhẹ, rượu có lợi. Nhưng với bệnh nhân CMP do rượu nên kiêng rượu
Cảm cúm Tiêm phòng cúm
Vi khuẩn (vd: Trypanosoma cruzi, Streptococci) Chuẩn đoán sớm, điều trị kháng sinh cụ thể để phòng ngừa và chữa trị.
Thuốc gây hại cho tim (vd: anthracyclines) Theo dõi chức năng tim và tác dụng phụ của thuốc, có thể điều chỉnh liều lượng, thay đổi phương pháp hoá trị liệu.
Xạ trị vùng ngực Theo dõi chức năng tim và tác dụng phụ, có thể điều chỉnh mức độ trị liệu.
Cao huyết áp Thay đổi lối sống, điều trị tăng huyết áp
Rối loạn lipid máu Chế độ ăn uống lành mạnh, statins
Đái tháo đường Tăng cường hoạt động thể chất kèm chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng thuốc ức chế SGLT2
CAD Thay đổi lối sống, dùng liệu pháp statin

CAD (coronary artery disease): bệnh mạch vành; CMP (cardiomyopathy): bệnh cơ tim; SGLT2 (sodium-glucose co-transporter 2): chất đồng vận chuyển natri-glucose 2.

 

8. Các khuyến cáo để phòng ngừa suy tim tiên phát ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ phát bệnh:

CV (cardiovascular) = tim mạch; HF (heart failure) = suy tim; SGLT2 (sodium-glucose co-transporter 2) = kênh đồng vận chuyển Natri-Glucose 2.

a: Nhóm khuyến cáo; b: Mức độ bằng chứng.

 

9. Can thiệp đa ngành được khuyến cáo trong việc kiểm soát suy tim mãn tính:

HF (heart failure) = suy tim

a: Nhóm khuyến cáo; b: Mức độ bằng chứng.

 

10. Hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc bản thân và các lời khuyên về lối sống:

Chủ đề giáo dục Mục tiêu cho bệnh nhân và người chăm sóc Cách ứng xử chuyên nghiệp và công cụ giáo dục
Giải thích về HF Để hiểu nguyên nhân gây ra HF cho bệnh nhân, triệu chứng và lựa chọn phương pháp điều trị. Cung cấp thông tin phù hợp cho từng bệnh nhân.
Diễn biến suy tim Để hiểu tiên lượng và các giai đoạn khác nhau có thể xảy ra trong diễn biến HF.Để đưa ra các quyết định chung trong điều trị phù hợp với quan điểm của bệnh nhân trên diễn biến HF. Truyền đạt thông tin một cách cảm thông về tiên lượng tại thời điểm chẩn đoán, trong quá trình đưa ra quyết định về các lựa chọn điều trị, khi có sự thay đổi về tình trạng lâm sàng và bất cứ khi nào bệnh nhân yêu cầu.
Điều trị y tế
Thuốc Để có thể đưa ra quyết định chung về thuốc sử dụng.Để hiểu các chỉ định, lợi ích, sự cần thiết trong việc tuân thủ lâu dài đối với một số loại thuốc, liều lượng và tác dụng phụ của thuốc.Để có thể nhận biết các tác dụng phụ thường gặp của thuốc và biết những hành động cần thực hiện. Cung cấp thông tin bằng văn bản và bằng lời nói về chỉ định, lợi ích, liều lượng, tác dụng và tác dụng phụ.Thảo luận về các vấn đề thực tế như thời gian biểu tối ưu, những việc cần làm trong trường hợp quên liều, v.v.Thảo luận về những rào cản có thể xảy ra khi dùng thuốc.Tư vấn về các phương tiện hỗ trợ như hộp đựng thuốc, công cụ nhắc nhở điện tử, v.v. khi thích hợp.
Thiết bị cấy ghép Để có thể đưa ra quyết định chung về việc cấy ghép thiết bị.Để hiểu các chỉ định, tầm quan trọng, kỳ vọng và thói quen kiểm tra định kì với các thiết bị được cấy ghép và bất kỳ quản lý ngoại lệ nào.Để có thể nhận ra các biến chứng thường gặp (bao gồm cả nguy cơ sốc máy khử rung tim không phù hợp) và biết những hành động cần thực hiện. Cung cấp thông tin bằng văn bản và bằng lời nói về tầm quan trọng và triển vọng  của các thiết bị được cấy ghép, và các cách thức theo dõi có thể có (giám sát từ xa).Thảo luận về những khả năng tốt cũng như bất kỳ tác động nào có thể xảy ra đối với việc lái xe.Xác định rõ các tình huống mà thiết bị có thể bị vô hiệu hóa hoặc cấy ra khỏi cơ thể.Cho bệnh nhân và người chăm sóc tham gia vào việc ra quyết định.
Các khía cạnh tự chăm sóc bản thân
Hoạt động và tập thể dục Thực hiện các bài thể dục thường xuyên và hoạt động thể chất.Để có thể thích ứng hoạt động thể chất với tình trạng triệu chứng và hoàn cảnh cá nhân. Đưa ra lời khuyên về bài tập có thể ghi nhận những hạn chế về thể chất và chức năng, chẳng hạn như về điểm yếu, bệnh đi kèm.Tham khảo chương trình tập thể dục hoặc các chế độ hoạt động khác.Thảo luận về các rào cản, tác dụng phụ và khả năng khác có thể xảy ra.
Giấc ngủ và nhịp thở Để nhận ra tầm quan trọng của giấc ngủ và nghỉ ngơi đối với sức khỏe bệnh nhân (CV).Để có thể nhận ra các vấn đề về giấc ngủ và cách tối ưu hóa giấc ngủ. Xem lại chất lượng giấc ngủ.Tư vấn và thảo luận về tầm quan trọng của một giấc ngủ ngon và đưa ra lời khuyên về ‘sức khỏe của một giấc ngủ’ (bao gồm cả thời gian dùng thuốc lợi tiểu).Cân nhắc và thảo luận kĩ càng về lợi ích và tác hại của thuốc ngủ.
Chất lỏng Để tránh lượng chất lỏng nạp vào quá nhiều. Có thể cân nhắc việc hạn chế chất lỏng ở mức 1,5–2 L / ngày ở những bệnh nhân bị HF / hạ natri máu để làm giảm các triệu chứng và tắc nghẽn.Để tránh mất nước: nơi các chất lỏng bị hạn chế, hãy tăng lượng nạp vào trong khoảng thời gian nhiệt độ/độ ẩm cao và/hoặc khi buồn nôn/ ói mửa. Cung cấp thông tin và thảo luận về những ưu điểm và nhược điểm của việc hạn chế chất lỏng.Tư vấn để điều chỉnh lượng nạp chất lỏng vào phù hợp với cân nặng, và trong thời gian nhiệt độ,độ ẩm cao, buồn nôn hoặc ói mửa.Điều chỉnh lời khuyên trong giai đoạn mất bù cấp tính và xem xét thay đổi lời khuyên này đến suốt đời.
Chế độ ăn uống lành mạnh Để có thể ngừa suy dinh dưỡng và biết cách ăn uống lành mạnh, tránh ăn quá nhiều muối (> 5g/ngày) và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Thảo luận về lượng thức ăn hiện tại, vai trò của muối, và vi chất dinh dưỡng.Thảo luận về nhu cầu bổ sung trong trường hợp thiếu hụt chất dinh dưỡng nhưng không có hướng dẫn cụ thể với thói quen bổ sung vi chất dinh dưỡng thường xuyên.Thảo luận về việc duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
Rượu Để có thể kiêng hoặc tránh uống quá nhiều rượu, đặc biệt đối với bệnh nhân CMP do rượu.Hạn chế rượu theo hướng dẫn phòng ngừa CV. Điều chỉnh lời khuyên về rượu theo căn nguyên của HF; ví dụ. kiêng rượu cho bệnh nhân CMP do rượu.

Thông báo và thảo luận về việc uống rượu theo hướng dẫn phòng ngừa CV (2 đơn vị mỗi ngày ở nam hoặc 1 đơn vị mỗi ngày ở nữ) a.

Miễn dịch Để nhận thức được sự cần thiết của việc miễn dịch với bệnh cúm và phế cầu khuẩn. Thảo luận về lợi ích và các rào cản có thể xảy ra.Tư vấn về tiêm chủng tại địa phương.
Hút thuốc và sử dụng các chất kích thích Nhận thức được những hậu quả đối với sức khỏe của việc hút thuốc và sửdụng các chất kích thích.Ngừng hút thuốc (kể cả thuốc lá điện tử) và dừng sử dụng thuốc kích thích. Thông báo, thảo luận và giúp đỡ trong việc ra quyết định.Tham khảo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa để cai thuốc lá, điều trị cai nghiện và thay thế thuốc.Xem xét việc giới thiệu lý thuyết về hành vi nhận thức và hỗ trợ tâm lý nếu bệnh nhân muốn ngừng hút thuốc hoặc dùng thuốc kích thích.
Du lịch, giải trí, lái xe Để có thể chuẩn bị các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng theo năng lực thể chất.Để có thể đưa ra quyết định sáng suốt về việc láixe. Thông báo và thảo luận về các vấn đề thực tế liên quan đến việc đi lại đường dài, ở nước ngoài, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (tác động của amiodarone), độ ẩm hoặc nhiệt độ cao (mất nước), và độ cao so với mặt biển (oxy hóa).

Cung cấp lời khuyên thiết thực liên quan đến việc đi du lịch với thuốc / thiết bị (giữ thuốc trong hành lý xách tay, có danh sách thuốc, tên thiết bị/thẻ và các trung tâm điều trị).

Thông báo về các quy định địa phương / quốc gia / quốc tế liên quan đến việc lái xe.

Hoạt động tình dục Để có thể tiếp tục hoặc thích nghi hoạt động tình dục tùy theo năng lực thể chất.Để nhận biết các vấn đề có thể xảy ra với hoạt động tình dục và mối quan hệ với bệnh nhân HF hoặc cách điều trị. Cần thông báo và thảo luận rằng hoạt động tình dục là an toàn cho những bệnh nhân HF ổn định.Cung cấp lời khuyên về việc loại bỏ các yếu tố có nguy cơ dẫn đến các vấn đề tình dục.Thảo luận và cung cấp phương pháp điều trị dược lý có sẵn cho các vấn đề tình dục.Giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn tình dục khi cần thiết.
Theo dõi triệu chứng và tự quản lý triệu chứng Theo dõi và nhận biết sự thay đổi của các dấu hiệu và triệu chứng.Có khả năng phản ứng đầy đủ với  các dấu hiệu và triệuchứng.Biết cách thức và thời điểm liên hệ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Cung cấp thông tin cá nhân hóa để hỗ trợ việc tự quản lý, chẳng hạn như:Trong trường hợp khó thở hoặc phù nề ngày càng tăng hoặc tăng cân đột ngột không mong muốn > 2 kg trong 3 ngày, bệnh nhân có thể tăng liều thuốc lợi tiểu và/hoặc báo cho đội ngũ chăm sóc sức khỏe.
Sống với HF
Vấn đề tâm lý Để có thể sống tốt với HF.Để có thể tìm kiếm sự giúp đỡ trong trường hợp có các vấn đề tâm lý như triệu chứng trầm cảm, lo lắng hoặc tâm trạng kém có thể xảy ra trong quá trình diễn biến HF.Để nhận biết rằng người chăm sóc hoặc các thành viên trong gia đình có thể bị ảnh hưởng nhiều và cần tìm kiếm sự giúp đỡ. Thường xuyên trao đổi thông tin về bệnh tật, các lựa chọn điều trị và tự chăm sóc.Thường xuyên thảo luận về nhu cầu hỗ trợ.Điều trị hoặc giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tâm lý khi cần thiết.
Người chăm sóc trong gia đình và không chính thức Để có thể yêu cầu hỗ trợ. Thảo luận về sở thích của người tham gia chăm sóc/gia đình.Tôn trọng bệnh nhân và người chăm sóc.
Chủ đề giáo dục Mục tiêu cho bệnh nhân và người chăm sóc Cách ứng xử chuyên nghiệp và công cụ giáo dục
Giải thích về HF Để hiểu nguyên nhân gây ra HF cho bệnh nhân, triệu chứng và lựa chọn phương pháp điều trị. Cung cấp thông tin phù hợp cho từng bệnh nhân.
Diễn biến suy tim Để hiểu tiên lượng và các giai đoạn khác nhau có thể xảy ra trong diễn biến HF.Để đưa ra các quyết định chung trong điều trị phù hợp với quan điểm của bệnh nhân trên diễn biến HF. Truyền đạt thông tin một cách cảm thông về tiên lượng tại thời điểm chẩn đoán, trong quá trình đưa ra quyết định về các lựa chọn điều trị, khi có sự thay đổi về tình trạng lâm sàng và bất cứ khi nào bệnh nhân yêu cầu.
Điều trị y tế
Thuốc Để có thể đưa ra quyết định chung về thuốc sử dụng.Để hiểu các chỉ định, lợi ích, sự cần thiết trong việc tuân thủ lâu dài đối với một số loại thuốc, liều lượng và tác dụng phụ của thuốc.Để có thể nhận biết các tác dụng phụ thường gặp của thuốc và biết những hành động cần thực hiện. Cung cấp thông tin bằng văn bản và bằng lời nói về chỉ định, lợi ích, liều lượng, tác dụng và tác dụng phụ.Thảo luận về các vấn đề thực tế như thời gian biểu tối ưu, những việc cần làm trong trường hợp quên liều, v.v.Thảo luận về những rào cản có thể xảy ra khi dùng thuốc.Tư vấn về các phương tiện hỗ trợ như hộp đựng thuốc, công cụ nhắc nhở điện tử, v.v. khi thích hợp.
Thiết bị cấy ghép Để có thể đưa ra quyết định chung về việc cấy ghép thiết bị.Để hiểu các chỉ định, tầm quan trọng, kỳ vọng và thói quen kiểm tra định kì với các thiết bị được cấy ghép và bất kỳ quản lý ngoại lệ nào.Để có thể nhận ra các biến chứng thường gặp (bao gồm cả nguy cơ sốc máy khử rung tim không phù hợp) và biết những hành động cần thực hiện. Cung cấp thông tin bằng văn bản và bằng lời nói về tầm quan trọng và triển vọng  của các thiết bị được cấy ghép, và các cách thức theo dõi có thể có (giám sát từ xa).Thảo luận về những khả năng tốt cũng như bất kỳ tác động nào có thể xảy ra đối với việc lái xe.Xác định rõ các tình huống mà thiết bị có thể bị vô hiệu hóa hoặc cấy ra khỏi cơ thể.Cho bệnh nhân và người chăm sóc tham gia vào việc ra quyết định.
Các khía cạnh tự chăm sóc bản thân
Hoạt động và tập thể dục Thực hiện các bài thể dục thường xuyên và hoạt động thể chất.Để có thể thích ứng hoạt động thể chất với tình trạng triệu chứng và hoàn cảnh cá nhân. Đưa ra lời khuyên về bài tập có thể ghi nhận những hạn chế về thể chất và chức năng, chẳng hạn như về điểm yếu, bệnh đi kèm.Tham khảo chương trình tập thể dục hoặc các chế độ hoạt động khác.Thảo luận về các rào cản, tác dụng phụ và khả năng khác có thể xảy ra.
Giấc ngủ và nhịp thở Để nhận ra tầm quan trọng của giấc ngủ và nghỉ ngơi đối với sức khỏe bệnh nhân (CV).Để có thể nhận ra các vấn đề về giấc ngủ và cách tối ưu hóa giấc ngủ. Xem lại chất lượng giấc ngủ.Tư vấn và thảo luận về tầm quan trọng của một giấc ngủ ngon và đưa ra lời khuyên về ‘sức khỏe của một giấc ngủ’ (bao gồm cả thời gian dùng thuốc lợi tiểu).Cân nhắc và thảo luận kĩ càng về lợi ích và tác hại của thuốc ngủ.
Chất lỏng Để tránh lượng chất lỏng nạp vào quá nhiều. Có thể cân nhắc việc hạn chế chất lỏng ở mức 1,5–2 L / ngày ở những bệnh nhân bị HF / hạ natri máu để làm giảm các triệu chứng và tắc nghẽn.Để tránh mất nước: nơi các chất lỏng bị hạn chế, hãy tăng lượng nạp vào trong khoảng thời gian nhiệt độ/độ ẩm cao và/hoặc khi buồn nôn/ ói mửa. Cung cấp thông tin và thảo luận về những ưu điểm và nhược điểm của việc hạn chế chất lỏng.Tư vấn để điều chỉnh lượng nạp chất lỏng vào phù hợp với cân nặng, và trong thời gian nhiệt độ,độ ẩm cao, buồn nôn hoặc ói mửa.Điều chỉnh lời khuyên trong giai đoạn mất bù cấp tính và xem xét thay đổi lời khuyên này đến suốt đời.
Chế độ ăn uống lành mạnh Để có thể ngừa suy dinh dưỡng và biết cách ăn uống lành mạnh, tránh ăn quá nhiều muối (> 5g/ngày) và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Thảo luận về lượng thức ăn hiện tại, vai trò của muối, và vi chất dinh dưỡng.Thảo luận về nhu cầu bổ sung trong trường hợp thiếu hụt chất dinh dưỡng nhưng không có hướng dẫn cụ thể với thói quen bổ sung vi chất dinh dưỡng thường xuyên.Thảo luận về việc duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
Rượu Để có thể kiêng hoặc tránh uống quá nhiều rượu, đặc biệt đối với bệnh nhân CMP do rượu.Hạn chế rượu theo hướng dẫn phòng ngừa CV. Điều chỉnh lời khuyên về rượu theo căn nguyên của HF; ví dụ. kiêng rượu cho bệnh nhân CMP do rượu.

Thông báo và thảo luận về việc uống rượu theo hướng dẫn phòng ngừa CV (2 đơn vị mỗi ngày ở nam hoặc 1 đơn vị mỗi ngày ở nữ) a.

Miễn dịch Để nhận thức được sự cần thiết của việc miễn dịch với bệnh cúm và phế cầu khuẩn. Thảo luận về lợi ích và các rào cản có thể xảy ra.Tư vấn về tiêm chủng tại địa phương.
Hút thuốc và sử dụng các chất kích thích Nhận thức được những hậu quả đối với sức khỏe của việc hút thuốc và sử dụng các chất kích thích.Ngừng hút thuốc (kể cả thuốc lá điện tử) và dừng sử dụng thuốc kích thích. Thông báo, thảo luận và giúp đỡ trong việc ra quyết định.Tham khảo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa để cai thuốc lá, điều trị cai nghiện và thay thế thuốc.Xem xét việc giới thiệu lý thuyết về hành vi nhận thức và hỗ trợ tâm lý nếu bệnh nhân muốn ngừng hút thuốc hoặc dùng thuốc kích thích.
Du lịch, giải trí, lái xe Để có thể chuẩn bị các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng theo năng lực thể chất.Để có thể đưa ra quyết định sáng suốt về việc lái xe. Thông báo và thảo luận về các vấn đề thực tế liên quan đến việc đi lại đường dài, ở nước ngoài, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (tác động của amiodarone), độ ẩm hoặc nhiệt độ cao (mất nước), và độ cao so với mặt biển (oxy hóa).

Cung cấp lời khuyên thiết thực liên quan đến việc đi du lịch với thuốc / thiết bị (giữ thuốc trong hành lý xách tay, có danh sách thuốc, tên thiết bị/thẻ và các trung tâm điều trị).

Thông báo về các quy định địa phương / quốc gia / quốc tế liên quan đến việc lái xe.

Hoạt động tình dục Để có thể tiếp tục hoặc thích nghi hoạt động tình dục tùy theo năng lực thể chất.Để nhận biết các vấn đề có thể xảy ra với hoạt động tình dục và mối quan hệ với bệnh nhân HF hoặc cách điều trị. Cần thông báo và thảo luận rằng hoạt động tình dục là an toàn cho những bệnh nhân HF ổn định.Cung cấp lời khuyên về việc loại bỏ các yếu tố có nguy cơ dẫn đến các vấn đề tình dục.Thảo luận và cung cấp phương pháp điều trị dược lý có sẵn cho các vấn đề tình dục.Giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn tình dục khi cần thiết.
Theo dõi triệu chứng và tự quản lý triệu chứng Theo dõi và nhận biết sự thay đổi của các dấu hiệu và triệu chứng.Có khả năng phản ứng đầy đủ với  các dấu hiệu và triệu chứng.Biết cách thức và thời điểm liên hệ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Cung cấp thông tin cá nhân hóa để hỗ trợ việc tự quản lý, chẳng hạn như:Trong trường hợp khó thở hoặc phù nề ngày càng tăng hoặc tăng cân đột ngột không mong muốn > 2 kg trong 3 ngày, bệnh nhân có thể tăng liều thuốc lợi tiểu và/hoặc báo cho đội ngũ chăm sóc sức khỏe.
Sống với HF
Vấn đề tâm lý Để có thể sống tốt với HF.Để có thể tìm kiếm sự giúp đỡ trong trường hợp có các vấn đề tâm lý như triệu chứng trầm cảm, lo lắng hoặc tâm trạng kém có thể xảy ra trong quá trình diễn biến HF.Để nhận biết rằng người chăm sóc hoặc các thành viên trong gia đình có thể bị ảnh hưởng nhiều và cần tìm kiếm sự giúp đỡ. Thường xuyên trao đổi thông tin về bệnh tật, các lựa chọn điều trị và tự chăm sóc.Thường xuyên thảo luận về nhu cầu hỗ trợ.Điều trị hoặc giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tâm lý khi cần thiết.
Người chăm sóc trong gia đình và không chính thức Để có thể yêu cầu hỗ trợ. Thảo luận về sở thích của người tham gia chăm sóc/gia đình.Tôn trọng bệnh nhân và người chăm sóc.

 

11. Các khuyến nghị tập luyện phục hồi chức năng ở bệnh nhân suy tim mãn tính:

a : Nhóm khuyến nghị; b : Mức độ dẫn chứng; c : Ở những bệnh nhận tuân thủ theo chương trình hoạt động thể chất.

 

12. Các khuyến nghị giám sát từ xa:

a : Nhóm khuyến nghị; b : Mức độ dẫn chứng

 

13. Các tiêu chí định nghĩa suy tim tiến triển:

Tất cả các tiêu chí sau đây phải hiện diện đủ cho dù liệu pháp y tế là tối ưu:

  1. Các triệu chứng nghiêm trọng và dai dẳng của suy tim [NYHA độ III (cao) hoặc IV].
  2. Rối loạn chức năng tim nghiêm trọng được xác định bởi ít nhất một trong những điều sau:
    • Phân suất tống máu thất trái (LVEF) ≤30%
    • Suy thất trái đơn thuần (ví dụ: ARVC)
    • Bất thường van đến mức nghiêm trọng, không thể phẫu thuật
    • Bất thường bẩm sinh đến mức nghiêm trọng ,không thể phẫu thuật
    • Chỉ số BNP hoặc NT-proBNP liên tục cao (hoặc tăng) và rối loạn chức năng tâm trương LV cấp hoặc bất thường trong cấu trúc (theo định nghĩa của HFpEF).
  1. Các đợt tắc nghẽn phổi hoặc toàn thân cần dùng liều cao thuốc lợi tiểu IV (hoặc thuốc lợi tiểu phối hợp) hoặc các đợt cung lượng tim thấp cần dùng thuốc inotrope hoặc thuốc vận mạch (vasoactive) hoặc rối loạn nhịp tim ác tính gây >1 lần khám hoặc nhập viện bất chợt trong vòng 12 tháng.
  2. Suy giảm khả năng thể chất nặng kèm theo mất khả năng vận động hoặc khoảng cách 6MWT thấp (<300 m) hoặc pVO2 < 12 mL/kg/phút hoặc <50% giá trị dự đoán, ước tính có thể có nguồn gốc từ tim.

6MWT = 6 phút đi bộ thử nghiệm; ARVC = bệnh cơ tim thất phải loạn nhịp; BNP = peptit lợi tiểu natri loại B; HFpEF = suy tim với phân suất tống máu được bảo tồn; IV = đường tĩnh mạch; LV = thất trái; NT-proBNP = peptit natri lợi tiểu loại B ở đầu N; NYHA = Hiệp hội Tim mạch New York; pVO2 = mức tiêu thụ oxy tối đa; RV = thất phải.

 

14. Thủ thuật điều trị bệnh nhân suy tim tiến triển:

BTB: (Bridge to bridge) Cầu nối; BTC: (Bridge to candidacy) Cầu nối để ứng cử; BTD: (Bridge to decision) Cầu nối để quyết định; BTR: (Bridge to recovery) Cầu nối để phục hồi; BTT: (Bridge to transplantation) Cầu nối để cấy ghép; CA: (Cardiac amyloidosis) Bệnh amyloidosis tim/ Bệnh thái hóa tinh bột tim; DT: (Destination therapy) Liệu pháp đích; ESC: (European Society of Cardiology) Hiệp hội tim mạch Châu Âu; HCM: (Hypertrophic cardiomyopathy) Bệnh phình đại cơ tim; HF: (Heart failure) Suy tim; HFA: (Heart failure Association) Hiệp hội suy tim; HT: (Heart transplantation) Ghép tim; INTERMACS: (Interagency Registry for Mechanically Assisted Circulatory Support) Cơ quan đăng ký liên ngành cho việc sử dụng máy móc để hỗ trợ tuần hoàn; LVAD: (Left ventricular assist device) Thiết bị hỗ trợ thất trái; LVAD-BTC: (Left ventricular assist device – bridge to candidacy) Thiết bị hỗ trợ thất trái – cầu nối ứng cử; LVAD-DT: (Left ventricular assist device – destination therapy) Thiết bị hỗ trợ thất trái – liệu pháp đích; MCS: (Mechanical circulatory support) Hỗ trợ tuần hoàn cơ học.

(a): Thủ thuật này có thể được áp dụng cho tất cả các bệnh nhân có HF tiến triển được xác định theo tiêu chí ESC/HFA (DOI: 10.1002/ejhf.1236), ngoại trừ HCM, CA, cơn bão loạn nhịp, bệnh tim bẩm sinh ở người lớn, đau thắt ngực kháng trị.

(b): Tái nhập viện, suy cơ quan sinh tử tiến triển, tắc nghẽn trơ (refractory congestion), không đủ khả năng để thực hiện bài đo gắng sức tim phổi hoặc mức tiêu thụ oxy tối đa <12 mL/phút/kg hoặc <50% giá trị mong đợi (DOI: 10.1016/j.healun.2015.10.023).

Mã màu cho các nhóm khuyến nghị: Màu xanh lá cây cho nhóm I và Màu vàng cho nhóm IIa.

 

15. Phân loại bệnh nhân suy tim tiến triển và thời điểm chuyển viện thích hợp:

ARNI: (Angiotensin receptor-neprilysin inhibitor) Chất ức chế thụ thể angiotensin-neprilysin; CRT: (Cardiac resynchronization therapy) Liệu pháp tái đồng bộ tim; HF: (Heart failure) Suy tim; HT: (Heart transplantation) Ghép tim; ICD: (Implantable cardioverter-defibrillator) Máy khử rung tim cấy được; LT-MCS: (Long-term mechanical circulatory support) Hỗ trợ tuần hoàn cơ học lâu dài; LVEF: (Left ventricular ejection fraction) Phân suất tống máu thất trái; NYHA: (New York Heart Association) Hiệp hội Tim mạch New York; RASi: (Renin-angiotensin system inhibitor) Chất ức chế hệ thống renin-angiotensin; RV: (Right ventricular) Thất phải; SBP: (Systolic blood pressure) Huyết áp tâm thu; QOL: (Quality of life) Chất lượng cuộc sống.

Xem thêm ở: DOI: 10.1002/ejhf.1236

(a): Tuổi thọ bị hạn chế có thể do các bệnh đi kèm chính như ung thư, mất trí nhớ, rối loạn chức năng các cơ quan thiết yếu; các tình trạng khác có thể làm giảm khả năng theo dõi hoặc làm xấu tiên lượng sau điều trị bao gồm suy nhược, rối loạn chức năng nhận thức không thể phục hồi, rối loạn tâm thần hoặc các vấn đề tâm lý xã hội.

 

16. Những bệnh nhân có đủ điều kiện cho việc cấy thiết bị hỗ trợ tâm thất trái:

HF: (Heart failure) Suy tim; i.v.: (Intravenous) Tiêm tĩnh mạch; LVAD: (Left ventricular assist device) Thiết bị hỗ trợ tâm thất trái; LVEF: (Left ventricular ejection fraction) Phân suất tống máu tâm thất trái; MCS: (Mechanical circulatory support) Hỗ trợ tuần hoàn cơ học; PCWP: (Pulmonary capillary wedge pressure): Áp lực mao mạch phổi bít; SBP: (Systollic blood pressure) Huyết áp tâm thu; TR: (Tricuspid regurgitation) Trào ngược van 3 lá; VO2: (Oxygen consumption) Tiêu thụ oxy.

* Nền tảng tâm lý xã hội ổn định (Stable psychosocial background) bao gồm sự hiểu biết đã được chứng minh về công nghệ sẽ được sử dụng và bệnh nhân đang sống trong cùng một nhà với người chăm sóc sẽ giúp bệnh nhân (tức là sống một mình và nền tảng tâm lý xã hội kém là các chống chỉ định của LVAD). Các chống chỉ định chính bao gồm chống chỉ định dùng thuốc kháng đông đường uống dài ngày, nhiễm trùng, rối loạn chức năng thận nặng và loạn nhịp thất.

 

17. Các chỉ định và chống chỉ định khi cấy ghép tim:

Chỉ định:

  1. Suy tim tiến triển (1)
  2. Không còn lựa chọn điều trị nào khác, ngoại trừ LVAD dưới dạng BTT.

Chống chỉ định:

  1. Đang bị nhiễm trùng (a)
  2. Bệnh động mạch ngoại vi hoặc bệnh mạch máu nghiêm trọng.
  3. Tăng huyết áp động mạch phổi không thể phục hồi do các yếu tố dược lý (LVAD nên được xem xét để đảo ngược tình trạng tăng lên sức cản của mạch phổi cùng với việc đánh giá lại sau đó để thiết lập ứng cử).
  4. Ung thư ác tính với tiên lượng xấu (cần phối hợp với các bác sĩ chuyên khoa ung bứu để phân tầng từng bệnh nhân về nguy cơ phát triển hoặc tái phát của khối u, các nguy cơ này sẽ tăng lên khi sử dụng thuốc ức chế miễn dịch).
  5. Rối loạn chức năng gan không hồi phục (xơ gan) hoặc rối loạn chức năng thận không hồi phục (ví dụ: mức độ thải creatinine < 30mL/phút/1.73 m2). Có thể cân nhắc kết hợp cấy ghé tim-gan hoặc tim-thận.
  6. Bệnh toàn thân có liên quan đến đa cơ quan.
  7. Các bệnh đi kèm nghiêm trọng khác với tiên lượng xấu.
  8. BMI trước khi cấy ghép > 35kg/m2 (nên giảm cân để đạt được chỉ số BMI < 35kg/m2).
  9. Hiện đang lạm dụng rượu hoặc ma túy.
  10. Tâm lý bất ổn gây nguy hiểm đến chế độ theo dõi thích hợp và điều trị tích cực sau khi ghép tim.
  11. Không đủ hỗ trợ xã hội để có thể đạt được chăm sóc tuân thủ trong môi trường ngoại trú.

BMI: (Body mass index) Chỉ số khối cơ thể; BTT: (Bridge to transplantation) Cầu nối để cấy ghép; HF: (Heart failure) Suy tim; LVAD: (Left ventricular assist device) Thiết bị trợ giúp thất trái.

(a): Nhiễm trùng là một trong các chống chỉ định tương đối của cấy ghép mặc dù trong một số trường hợp LVAD bị nhiễm trùng, nó có thể là một chỉ định.

(1): Theo Crespo-Leiro et al. (DOI: 10.1002/ejhf.1236)

 

18. Chẩn đoán suy tim cấp tính khởi phát:


ACS (acute coronary syndrome): hội chứng mạch vành cấp tính; BNP( B-type natriuretic peptide) Peptide natri lợi tiểu tuýp B; CT (computed tomography): chụp cắt lớp; HF (heart failure): suy tim; MR-proANP (mid-regional pro-atrial natriuretic peptide): peptide natri lợi niệu trung nhĩ vùng giữa; NT-proBNP  (N-terminal pro-B-type natriuretic peptide) Peptide natri lợi niệu tuýp B ở đầu N; TSH (thyroid-stimulating hormone): hormone kích thích tuyến giáp.

(a): Các xét nghiệm ban đầu trong phòng thí nghiệm bao gồm troponin, huyết thanh creatinine, chất điện giải, nitơ urê máu hoặc urê, TSH, xét nghiệm chức năng gan cũng như D-dimer và Procalcitonin khi nghi ngờ nghẽn mạch phổi hoặc nhiễm trùng, phân tích khí máu động mạch trong trường hợp suy hô hấp và lactate trong trường hợp hạ huyết áp.

(b): Đánh giá cụ thể bao gồm chụp động mạch vành trong trường hợp nghi ngờ ACS, và CT trong trường hợp nghi ngờ nghẽn mạch phổi.

(c): Giá trị Rule-in để chẩn đoán HF cấp tính: > 450 pg / mL nếu ở độ tuổi <55,> 900 pg / mL nếu ở độ tuổi từ 55 đến 75 và >1800 pg / mL nếu ở độ tuổi> 75 tuổi.

 

19. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh nhân suy tim cấp tính:

Xét nghiệm Thời gian thực hiện Những bệnh lý có thể chẩn đoán Giá trị chẩn đoán cho AHF Chỉ định
Điện tâm đồ Nhập viện, trong khoảng thời gian nằm việna,b , trước khi xuất viện.        Rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim Loại trừ ACS hoặc rối loạn nhịp tim Khuyến nghị
X-quang ngực Nhập viện, trong khoảng thời gian nằm viện a Tắc nghẽn, nhiễm trùng phổi Xác nhận Có thể xem xét
Siêu âm phổi Nhập viện, trong khoảng thời gian nằm việna , trước khi xuất viện.        Tắc nghẽn Xác nhận Có thể xem xét
Siêu âm tim Nhập viện, trong khoảng thời gian nằm việna , trước khi xuất viện.        Tắc nghẽn, tối loạn chức năng tim, nguyên nhân cơ học Chính Khuyến nghị
Peptide natri lợi niệu (BNP,NT-proBNP,MR-proANP) Nhập viện và trước khi xuất viện Tắc nghẽn Dự đoán giá trị âm cao Nên xem xét
Troponin huyết thanh Nhập viện Tổn thương cơ tim Loại trừ ACS Khuyến nghị
Creatinine huyết thanh Nhập viện, trong khoảng thời gian nằm việna , trước khi xuất viện.        Rối loạn chức năng thận Không Được khuyến khích dùng để đánh giá tiên lượng
Huyết thanh điện giải ( Natri, Kali, Clorua) Nhập viện, trong khoảng thời gian nằm việna , trước khi xuất viện.        Rối loạn điện giải Không Được khuyến khích dùng để đánh giá tiên lượng và điều trị
Hàm lượng sắt (transferrin, ferritin) Trước khi xuất viện Suy giảm nồng độ sắt trong máu Không Được khuyến khích dùng để đánh giá tiên lượng và điều trị
Hormone kích thích tuyến giáp (TSH) Nhập viện Suy/Cường giáp Không Khuyến cáo khi nghi nhờ có suy/cường giáp
D-dimer Nhập viện Thuyên tắc phổi Có ích trong việc loại trừ tắc mạch phổi Khuyến cáo khi nghi ngờ nghẽn mạch phổi
Procalcitonin

 

Nhập viện Viêm phổi Có ích trong việc chẩn đoán viêm phổi Có thể thực hiện khi nghi ngờ viêm phổi
Lactate Nhập viện và trong khoảng thời gian nằm việna Nhiễm toan lactic Có ích trong việc đánh giá tình trạng tưới máu Khuyến cáo khi nghi ngờ giảm tưới máu ngoại vi
Đo nồng độ oxy trong máu và phân tích khí máu động mạch

 

Nhập viện và trong khoảng thời gian nằm việna Suy hô hấp Có ích trong việc đánh giá chức năng thận Khuyến cáo khi nghi ngờ suy hô hấp

ACS (acute coronary syndrome): hội chứng mạch vành cấp tính, AHF (acute heart failure): suy tim cấp tính, BNP( B-type natriuretic peptide): peptide natri lợi niệu loại B, EGC: điện tâm đồ, LUS (lung ultrasound): siêu âm phổi, MR-proANP: peptide natri lợi niệu vùng giữa tâm nhĩ, NT-proBNP: peptide natri lợi niệu loại B ở đầu N, TSH: hormone kích thích tuyến giáp.

a: dựa trên lầm sàng

b: theo dõi điện tâm đồ liên tục có thể được xem xét dựa trên các tình trạng lâm sàng

 

20. Xử lý bệnh nhân bị phù phổi:

 

21. Xử lý bệnh nhân bị suy thất phải:

22. Xử lý bệnh nhân bị sốc tim:

 

23. Các giai đoạn xử trí bệnh nhân suy tim cấp:

24. Xử lý rung nhĩ ở bệnh nhân suy tim có giảm phân suất tống máu:

25. Thủ thuật điều trị nội khoa hội chứng vành mãn tính ở bệnh nhân suy tim với giảm phân suất tống máu:

CCS: (Chronic coronary syndrome) Hội chứng mạch vành mãn tính; HFrEF: (Heart failure with reduced ejection fraction) Suy tim với giảm phân suất tống máu; HR: (Heart rate) Nhịp tim.

Mã màu cho các mức độ khuyến nghị: Màu xanh lá cây cho nhóm I; Màu vàng cho nhóm IIa; Màu cam cho nhóm IIb; và Màu đỏ cho nhóm III. (xem bảng 1 để biết thêm chi tiết về các nhóm khuyến nghị).

 

26. Quản lý bệnh nhân Hẹp chủ (AS) khít có dòng chảy thấp, chênh áp thấp và Suy tim:

AS = Hẹp van động mạch chủ; CT= chụp cắt lớp vi tính; EuroSCORE II = hệ thống đánh giá rủi ro hoạt động tim của Châu Âu; LVEF = phân suất tống máu thất trái; OMT = điều trị nội khoa tối ưu; SAVR = phẫu thuật thay van động mạch chủ; STS-PROM = đánh giá nguy cơ tử vong của Hiệp hội Phẫu thuật lồng ngực; TAVI = ghép van động mạch chủ qua ống thông.

(a) Diện tích van ≤1 cm2, vận tốc đỉnh <4,0 m/s, chênh áp trung bình <40; chỉ số thể tích nhát bóp ≤35 mL/m2.

(b) Tuổi >70, các triệu chứng điển hình không có giải thích khác, phì đại thất trái hoặc giảm chức năng dọc thất trái, chênh áp trung bình 30-40 mmHg, diện tích van ≤0,8 cm2, chỉ số thể tích nhát bóp ≤35 mL/m2 được đánh giá bằng các kỹ thuật khác với Doppler tiêu chuẩn.

(c) Lưu lượng dự trữ được định nghĩa là chỉ số thể  tích nhát bóp tăng >20%.

(d) AS rất có thể xảy ra nếu điểm calci ≥3000 ở nam và ≥1600 ở nữ. AS được coi là thể xảy ra nếu điểm calci ≥2000 ở nam và ≥1200 ở nữ. AS khó xảy ra nếu điểm calci <1600 ở nam và <800 ở nữ.

(e) Tăng diện tích van đến >1,0 cm2 để đáp ứng với sự gia tăng lưu lượng (flow reverse) trong Dobutamin echo.

(f) Tăng chênh áp trung bình lên ít nhất 40 mmHg mà không có thay đổi đáng kể trong diện tích van để đáp ứng với sự gia tăng lưu lượng (flow reverse) trong Dobutamin echo.

(g) SAVR được khuyến nghị ở những bệnh nhân <75 tuổi và nguy cơ phẫu thuật thấp (điểm STS-PROM hoặc EuroSCORE II <4%), trong khi TAVI ở những bệnh nhân >75 tuổi hoặc có nguy cơ phẫu thuật cao/nghiêm trọng (điểm STS-PROM hoặc EuroSCORE II >8%). Trong tất cả các trường hợp khác, việc lựa chọn giữa TAVI và SAVR nên do Nhóm Tim mạch quyết định, cân nhắc ưu và nhược điểm của từng thủ thuật, theo tuổi, tuổi thọ, lựa chọn của từng bệnh nhân và các đặc điểm bao gồm cả khía cạnh lâm sàng và giải phẫu.

Mã màu cho các hạng khuyến nghị: Màu xanh lá cây cho hạng khuyến nghị I; Màu vàng cho Loại khuyến nghị IIa (xem Bảng 1 để biết thêm chi tiết về các loại khuyến nghị).

 

27. Quản lý bệnh Hở van 2 lá thứ phát ở bệnh nhân suy tim và giảm phân suất tống máu:

BTT = cầu nối để cấy ghép; CABG = bắc cầu động mạch vành; CRT = liệu pháp tái đồng bộ tim; EE = khâu cố định mép; EROA = diện tích lỗ hở van.; HF = suy tim; LVAD = thiết bị trợ giúp thất trái; LVEF = phân suất tống máu thất trái; LVESD = đường kính thất trái cuối kỳ tâm thu; MCS = hỗ trợ tuần hoàn cơ học; MT = liệu pháp y tế; NYHA = Hiệp hội Tim mạch New York; OMT = liệu pháp y tế tối ưu; PCI = can thiệp mạch vành qua da; SMR = Hở van hai lá thứ phát; TR = Hở van ba lá.

(a) NYHA loại II-IV.

(b) Trung bình đến nặng hoặc nặng (EROA ≥30 mm2).

(c) Tất cả các tiêu chí sau phải được đáp ứng: LVEF 20-50%, LVESD <70 mm, áp lực phổi tâm thu <70mmHg, không có rối loạn chức năng thất phải vừa hoặc nặng, hoặc TR nặng, không có bất ổn huyết động.

Mã màu cho các nhóm khuyến cáo: Màu xanh lá cây cho loại I; Màu vàng cho loại IIa; Màu cam cho loại IIb (xem Bảng 1 để biết thêm chi tiết về các loại khuyến nghị).


Nguồn: https://academic.oup.com/eurheartj/advance-article/doi/10.1093/eurheartj/ehab368/6358045#292214069

 

Chia sẻ bài viết