[ADA 2023] Tiêu chuẩn trong chăm sóc ĐTĐ: Tóm tắt Các thay đổi

[ADA 2023] Tiêu chuẩn trong chăm sóc ĐTĐ: Tóm tắt Các thay đổi

Biên dịch: Đinh Thị Thái Hà, Mai Thị Thu Thủy, Th.S Trương Hoàng Thiện, Phương Trần, Trần Ngọc Bảo Uyên, Hồ Thu Hạnh, Bùi Nguyễn Khánh Tường

Hiệu đính: DS. Nguyễn Thị Cẩm Trâm, Th.S Trương Hoàng Thiện, Nguyễn Minh Huy

THAY ĐỔI CHUNG

Lĩnh vực chăm sóc bệnh ĐTĐ đang thay đổi nhanh chóng khi các nghiên cứu, công nghệ, và phương pháp điều trị mới có thể cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh ĐTĐ vẫn liên tục xuất hiện. Với các cập nhật thường niên từ năm 1989, Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) từ lâu đã dẫn đầu trong việc đưa ra các hướng dẫn nắm bắt tốt tình hình hiện tại của lĩnh vực này.

Tiêu chuẩn chăm sóc 2023 bao gồm các sửa đổi nhằm kết hợp giữa ngôn ngữ ưu tiên con người và ngôn ngữ bao hàm. Các nỗ lực đã được thực hiện nhằm áp dụng thuật ngữ chuyên ngành một cách nhất quán để khích lệ người mắc bệnh ĐTĐ và nhân viên tại trung tâm chăm sóc bệnh ĐTĐ.

Mặc dù mức độ bằng chứng của một số khuyến cáo đã được cập nhật, nhưng các thay đổi này không được nêu bên dưới khi khuyến cáo lâm sàng vẫn giữ nguyên. Đó là những thay đổi ở mức độ bằng chứng, ví dụ mức độ từ E đến C không được ghi chú bên dưới. Bên cạnh nhiều thay đổi nhỏ làm rõ các khuyến cáo hay phản ánh bằng chứng mới, Tiêu chuẩn chăm sóc 2023 còn có các sửa đổi quan trọng hơn được nêu chi tiết bên dưới.

THAY ĐỔI TỪNG PHẦN

Phần 1. Cải thiện chăm sóc và tăng cường sức khỏe trong cộng đồng

(https://doi.org/10.2337/dc23-S001)

Khuyến cáo số 1.7 đã được bổ sung nhằm đề cập việc điều động nhân viên chăm sóc sức khỏe cộng đồng để hỗ trợ quản lý bệnh ĐTĐ và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, đặc biệt là trong các cộng đồng không được phục vụ đầy đủ và các hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Thông tin bổ sung và các định nghĩa liên quan đến sức khỏe số (digital health), chăm sóc sức khỏe từ xa (telehealth), khám bệnh từ xa (telemedicine) đã được bổ sung, cùng với lợi ích của các phương thức cung cấp dịch vụ chăm sóc này, bao gồm các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe trong tiểu mục chăm sóc sức khỏe từ xa.

Tiểu mục “Tiếp cận Chăm sóc và Cải thiện Chất lượng” đã được sửa đổi để thêm thông tin liên quan đến các thanh toán dựa trên giá trị dành cho các nỗ lực cải thiện chất lượng được liệt kê.

Tiểu mục “Lao động Nông nghiệp Thời vụ và Nhập cư” đã được cập nhật bao gồm các dữ liệu gần đây nhất cho cộng đồng này.

Các thuật ngữ xác định hơn đã được bổ sung cho những người không nói tiếng Anh và kiến thức về bệnh ĐTĐ trong tiểu mục “Các rào cản ngôn ngữ”.


Phần 2. Phân loại và Chẩn đoán bệnh ĐTĐ

(https://doi.org/10.2337/dc23-S002)

Khuyến cáo số 2.1b được thêm vào tiểu mục “A1C” nhằm đề cập cách sử dụng xét nghiệm nhanh A1C cho việc sàng lọc và chẩn đoán bệnh ĐTĐ.


Phần 3. Phòng ngừa hoặc làm chậm tiến triển ĐTĐ týp 2 và các bệnh đồng mắc

(https://doi.org/10.2337/dc23-S003)

Khuyến cáo 3.9 được bổ sung để làm rõ vấn đề sử dụng statin và nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2. Bao gồm khuyến cáo về kiểm soát đường huyết thường xuyên và thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa ĐTĐ týp 2 ở bệnh nhân đã được kê đơn statin.

Khuyến cáo 3.10 được bổ sung để làm rõ vấn đề sử dụng pioglitazone nhằm giảm nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim trên những bệnh nhân có tiền sử đột quỵ hoặc có bằng chứng kháng Insulin và tiền ĐTĐ.

Khuyến cáo 3.12 được bổ sung để thông báo rằng dược lý trị liệu (VD: kiểm soát cân nặng, hạn chế tối đa sự tiến triển của tình trạng tăng đường huyết, giảm nguy cơ tim mạch) có thể được cân nhắc nhằm đạt mục tiêu điều trị lấy bệnh nhân làm trung tâm trên những người có nguy cơ cao mắc ĐTĐ.

Khuyến cáo 3.13 được bổ sung để thông báo rằng: nên cân nhắc các các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt hơn đối với các bệnh nhân có nguy cơ cao tiến triển thành ĐTĐ.


Phần 4. Đánh giá y tế toàn diện và đánh giá bệnh đồng mắc

(https://doi.org/10.2337/dc23-S004)

Trong khuyến cáo 4.3, việc sửa đổi bao gồm: đánh giá tình trạng sức khỏe toàn diện và thiết lập các mục tiêu điều trị ban đầu.

Các chỉ định và hướng dẫn điều trị mới cho thấy sự thay đổi đáng kể trong khuyến cáo tiêm chủng, đặc biệt với chủng ngừa COVID-19 và phế cầu, bao gồm các khuyến cáo theo độ tuổi và liều tăng cường vaccin COVID-19 thể lưỡng trị (bivalent COVID-19 booster).

Bảng 4.1 được sửa đổi bao gồm tất cả những thay đổi trong phần 4

Tiểu mục “Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu” (NAFLD) bổ sung thông tin chi tiết hơn về cách tiếp cận chẩn đoán và phân tầng nguy cơ trong chăm sóc ban đầu, như sử dụng chỉ số fibrosis-4 để đánh giá nguy cơ xơ gan và tích hợp chỉ số fibrosis-4 trong đánh giá nguy cơ. Sự mở rộng dựa trên cơ sở phân tầng nguy cơ xơ hóa trên bệnh nhân ĐTĐ và thời điểm cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc gan.

Thảo luận về quản lý ĐTĐ týp 2 trên bệnh nhân NAFLD được bổ sung để làm nổi bật vai trò của thay đổi lối sống hướng tới giảm cân, sử dụng dược lí trị liệu béo phì, trong đó nhấn mạnh việc dùng thuốc kháng thụ thể GLP -1, phẫu thuật điều trị béo phì, và vai trò của thuốc điều trị ĐTĐ (VD: pioglitazone và các thuốc kháng thụ thể GLP-1) để điều trị ĐTĐ týp 2 và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Sửa đổi phần 4, bao gồm bổ sung  ảnh 4.2 dựa theo tài liệu “Preparing for the NASH Epidemic: A Call to Action” của Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ (tài liệu số 64 phần 4) và “Clinical Care Pathway for the Risk Stratification and Management of Patients with Nonalcoholic Fatty Liver Disease” (tài liệu số 66 phần 4), được đồng thuận bởi nhóm chuyên gia đa ngành bao gồm cả các đại diện của ADA. Khuyến cáo chi tiết từ tuyên bố đồng thuận của ADA sẽ được xuất bản riêng vào 2023.


Phần 5. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sức khỏe tích cực và chất lượng tốt để cải thiện tình trạng sức khỏe đạt được

(https://doi.org/10.2337/dc23-S005)

Tiêu đề đã được thay đổi từ “Tạo điều kiện thay đổi hoạt động và chất lượng tốt để cải thiện kết quả sức khỏe” để tạo thành ngôn ngữ diễn đạt mạnh hơn.

Khuyến nghị 5.8 đã được thêm vào tiểu mục “Hỗ trợ và giáo dục tự quản lý bệnh ĐTĐ” để giải quyết các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe trong việc hướng dẫn thiết kế và cung cấp giáo dục và hỗ trợ tự quản lý bệnh ĐTĐ (DSMES).

Thông tin bổ sung cũng được thêm vào để hỗ trợ việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa và các giải pháp sức khỏe kỹ thuật số khác để cung cấp DSMES. Việc sàng lọc tình trạng mất an toàn thực phẩm của bất kỳ thành viên nào thuộc nhóm chăm sóc sức khỏe đã được thêm vào phần dinh dưỡng.

Một phần về nhịn ăn gián đoạn và ăn uống có giới hạn thời gian đã được đưa vào tiểu mục “Chế độ Ăn uống và Lập kế hoạch Bữa ăn”.

Nhấn mạnh vào việc hỗ trợ giảm cân lớn hơn (lên đến 15%) dựa trên hiệu quả và khả năng tiếp cận các loại thuốc mới hơn. Thông tin đã được thêm vào Khuyến nghị 5.23 về tác hại của việc bổ sung β- carotene dựa trên báo cáo của Lực lượng Đặc nhiệm Dịch vụ Phòng ngừa Hoa Kỳ.

Tiểu mục mới “Hỗ trợ các Hoạt động Sức khỏe Tích cực” đã được thêm vào, bao gồm cả việc bổ sung Khuyến nghị 5.37, khuyến khích các thành viên của nhóm chăm sóc bệnh ĐTĐ sử dụng các chiến lược hành vi, với mục tiêu hỗ trợ việc tự quản lý bệnh ĐTĐ và tham gia vào các hoạt động sức khỏe để thúc đẩy tối ưu kết quả sức khỏe của bệnh ĐTĐ.

Tiểu mục “Các vấn đề tâm lý xã hội” được đổi tên thành “Chăm sóc tâm lý xã hội” để làm nổi bật tầm quan trọng của các khuyến nghị về việc cung cấp hỗ trợ tâm lý thích hợp cho những người mắc bệnh ĐTĐ như là một phần hoặc kết hợp với chăm sóc bệnh ĐTĐ tiêu chuẩn.

Tiểu mục “Chăm sóc tâm lý xã hội” bao gồm Khuyến nghị 5.55 mới để sàng lọc sức khỏe giấc ngủ ở những người mắc bệnh ĐTĐ và giới thiệu đến thuốc ngủ và/hoặc chuyên gia sức khỏe hành vi có trình độ như đã chỉ định.

Các khuyến nghị khác trong tiểu mục này đã được sửa đổi để xác định vai trò của các chuyên gia chăm sóc bệnh ĐTĐ cũng như các chuyên gia sức khỏe tâm thần/hành vi có trình độ trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc tâm lý, để chỉ định các chủ đề sàng lọc tâm lý xã hội, điều trị và giới thiệu khi được chỉ định, và bao gồm cả những người chăm sóc và thành viên gia đình của những người mắc bệnh ĐTĐ. Thông tin chi tiết đã được thêm vào về các nguồn lực để phát triển các giao thức sàng lọc tâm lý xã hội và về các biện pháp can thiệp. Trên các lĩnh vực tâm lý xã hội cụ thể (ví dụ: đau khổ, lo lắng do bệnh ĐTĐ), các chi tiết đã được thêm vào dữ liệu hỗ trợ các phương pháp can thiệp và chăm sóc để hỗ trợ kết quả tâm lý xã hội, hành vi ở những người mắc bệnh ĐTĐ và các thành viên gia đình của họ.


Phần 6. Các mục tiêu về đường huyết

(https://doi.org/10.2337/dc23-S006)

Thông tin mới đã được thêm vào Khuyến nghị 6.5b để phác thảo rằng đối với những người yếu hoặc có nguy cơ hạ đường huyết cao, mục tiêu là >50% thời gian trong phạm vi với <1% thời gian dưới phạm vi hiện được khuyến nghị. Khuyến nghị 6.9 đã được thêm vào để giải quyết hiệu quả của việc đặt mục tiêu kiểm soát đường huyết.


Phần 7. Công nghệ điều trị bệnh ĐTĐ

(https://doi.org/10.2337/dc23-S007)

Tầm quan trọng của việc “ưu tiên” đối với các thiết bị dành cho bệnh ĐTĐ đã được thêm vào tất cả các khuyến nghị. Khuyến nghị 7.12 về việc sử dụng theo dõi glucose liên tục (CGM) ở người lớn mắc bệnh ĐTĐ được điều trị bằng insulin cơ bản đã được điều chỉnh lại để phản ánh bằng chứng cập nhật trong tài liệu. Khuyến nghị 7.15 đã được sửa đổi để tuyên bố rằng những người mắc bệnh ĐTĐ nên tiếp cận liên tục với nguồn cung cấp của họ để giảm thiểu khoảng cách trong việc sử dụng CGM.

Khuyến nghị 7.19 đã được thêm vào để giải quyết các chất cản trở việc dùng CGM, với mức độ bằng chứng cấp C. Một đoạn mới đề cập đến các chất và yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của CGM đã được thêm vào tiểu mục “Thiết bị theo dõi lượng đường trong máu liên tục”. Bảng 7.4 đã được thêm vào để giải quyết các chất cản trở đối với CGM.

Thông tin đã được bổ sung trên cả ba thiết bị CGM tích hợp hiện có và chỉ rõ rằng mặc dù có nhiều hơn một hệ thống CGM được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để sử dụng với các hệ thống phân phối insulin tự động, nhưng chỉ một hệ thống có ký hiệu CGM tích hợp được FDA chấp thuận để sử dụng với các hệ thống phân phối insulin tự động.

Tài liệu và thông tin đã được bổ sung về lợi ích của kết quả đường huyết khi bắt đầu sớm CGM thời gian thực ở trẻ em, người lớn và nhu cầu tiếp tục sử dụng CGM để tối đa hóa lợi ích. Đoạn về bút được kết nối đã được cập nhật để bao gồm nắp bút thông minh. Các tài liệu tham khảo đã được cập nhật cho các hệ thống phân phối insulin tự động để bao gồm tất cả các hệ thống đã được phê duyệt ở Hoa Kỳ vào năm 2022.

Văn bản đã được cập nhật để bao gồm các hệ thống khép kín tự thân thực hiện. Tiểu mục “Chăm sóc bệnh nhân nội trú” đã được cập nhật để bao gồm bằng chứng cập nhật và một đoạn về việc sử dụng CGM đối với bệnh nhân nội trú trong đại dịch COVID-19.


Phần 8. Kiểm soát béo phì và cân nặng để phòng ngừa và điều trị bệnh ĐTĐ týp 2

(https://doi.org/10.2337/dc23-S008)

Thông tin đã được sửa đổi để củng cố rằng béo phì là một bệnh mãn tính.

Khuyến nghị 8.5 đã được thêm vào để củng cố rằng cả giảm cân nhỏ và lớn hơn đều nên được coi là mục tiêu điều trị trong từng trường hợp cụ thể. Đáng chú ý, giảm cân lớn hơn (10% trở lên) có thể có tác dụng điều chỉnh bệnh, bao gồm thuyên giảm bệnh ĐTĐ, và có thể cải thiện kết quả tim mạch lâu dài.

Chất chủ vận thụ thể insulinotropic polypeptide (GIP) kép GLP-1/phụ thuộc glucose (tirzepatide) đã được thêm vào dưới dạng một lựa chọn hạ đường huyết với khả năng giảm cân.


Phần 9. Tiếp cận cận dược lý trong điều trị đường huyết

(https://doi.org/10.2337/dc23-S009)

Phần 9 đã được cập nhật để phù hợp với đồng thuận mới nhất về quản lý tăng đường huyết ở ĐTĐ typ 2 của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) và Hiệp hội Nghiên cứu ĐTĐ Châu Âu (EASD). Khuyến nghị 9.4a tuyên bố rằng các hành vi lối sống lành mạnh,giáo dục và hỗ trợ bệnh nhân tự quản lý (DSMES), tránh trì hoãn điều trị tích cực khi chưa đạt được mục tiêu và các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe (SDOH) nên được xem xét trong việc quản lý hạ đường huyết ở ĐTĐ typ 2.

Khuyến nghị 9.4b chỉ ra rằng ở người lớn mắc ĐTĐ typ 2 và có/có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch, suy tim và/hoặc bệnh thận mãn tính, kế hoạch điều trị nên bao gồm các thuốc làm giảm nguy cơ tim mạch.

Khuyến nghị 9.4c giải quyết việc xem xét các liệu pháp dùng thuốc mang lại hiệu quả để đạt được các mục tiêu điều trị.

Khuyến nghị 9.4d đề cập đến việc kiểm soát cân nặng có tác động trong việc kiểm soát đường huyết ở ĐTĐ typ  2.

Các thông tin được bổ sung cho thấy cần cân nhắc sử dụng chất chủ vận thụ thể GLP-1 trước khi dùng insulin để kiểm soát đường huyết sau bữa ăn và giảm thiểu rủi ro hạ đường huyết cũng như tăng cân liên quan đến insulin.

Thông tin được bổ sung chỉ ra các đường dùng thay thế của insulin

Bảng 9.2Hình 9.3 được cập nhật dựa trên đồng thuận mới nhất về quản lý tăng đường huyết ở ĐTĐ typ của ADA và EASD.


Phần 10. Bệnh tim mạch và quản lý nguy cơ tim mạch

(https://doi.org/10.2337/dc23-S010)

Khuyến cáo 10.1 có những sửa đổi với các định nghĩa cập nhật về tăng huyết áp. Những khuyến cáo này phù hợp với định nghĩa tăng huyết áp hiện nay theo Đại học Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.

Khuyến cáo 10.4 về mục tiêu điều trị tăng huyết áp ở những bệnh nhân ĐTĐ đã được sửa đổi để đạt mức huyết áp mục tiêu <130/80mmHg. Các bàn luận về những chứng cứ khoa học hỗ trợ cho khuyến cáo này đã được xem xét kỹ lưỡng. Ngoài ra, các kết quả báo cáo thử nghiệm của STEP (Chiến lược can thiệp huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp cao tuổi) cũng được thêm vào. Khuyến cáo 10.7 cập nhật xem xét điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân ĐTĐ có huyết áp ≥130/80. Bảng 10.1 Hình 10.2 đã được cập nhật tương ứng.

Ở mục “Thuốc điều trị tăng huyết áp khi mang thai”, kết quả thử nghiệm của CHAP (Tăng huyết áp mạn tính khi mang thai) được đưa vào để hỗ trợ thêm cho những khuyến cáo về mục tiêu điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ mang thai.

Khuyến nghị 10.20 được sửa đổi để khuyến cáo sử dụng liệu pháp statin cường độ cao trên những bệnh nhân ĐTĐ trong độ tuổi 40 – 75 có nguy cơ cao, bao gồm cả những người có một hay nhiều yếu tố nguy cơ  mắc bệnh tim mạch xơ vữa, để giảm chỉ số LDL cholesterol xuống ≥50% so với ban đầu và đạt mục tiêu chỉ số LDL cholesterol <70mg/dL.

Khuyến nghị 10.21 được bổ sung để cân nhắc thêm điều trị bằng ezetimibe hoặc chất ức chế PCSK9 để có thể dung nạp tối đa liệu pháp statin ở những bệnh nhân này.

Khuyến nghị 10.22 và 10.23 đã được bổ sung để khuyến cáo tiếp tục liệu pháp statin ở bệnh nhân ĐTĐ trưởng thành >75 tuổi hiện đang điều trị bằng liệu pháp statin và có thể bắt đầu liệu pháp statin cường độ trung bình cho những bệnh nhân ĐTĐ h >75 tuổi .

Khuyến nghị 10.26 được cập nhật để khuyến cáo điều trị bằng liệu pháp statin cường độ cao cho những bệnh nhân ĐTĐ có bệnh tim xơ vữa để đạt mục tiêu giảm chỉ số LDL cholesterol ≥50% so với ban đầu và chỉ số LDL cholesterol mục tiêu <55 mg/dL. Nếu mục tiêu này không đạt được ở liệu pháp statin dù đã dùng liều dung nạp tối đa, có thể sủ dụng thêm ezetimibe hoặc chất ức chế PCSK9.

Phát biểu về những chứng cứ ở phần “Điều trị bằng statin” đã được sửa đổi để xem xét các bằng chứng chứng minh mức giảm chỉ số LDL mục tiêu thấp hơn ở bệnh nhân ĐTĐ có hoặc không có bệnh tim mạch.

Mục “Liệu pháp kết hợp để giảm chỉ số LDL cholesterol” được thêm vào một đoạn về inclisiran, một RNA can thiệp nhỏ trực tiếp ức chế PCSK9 – một liệu pháp giảm cholesterol mới được FDA chấp thuận.

Khuyến nghị 10.42b được thêm vào để khuyến cáo điều trị bằng thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển natri – glucose 2 (SGLT2) ở những bệnh nhân ĐTĐ typ 2 và mắc bệnh suy tim với phân suất tống máu bảo tồn hoặc giảm để cải thiện các triệu chứng, hạn chế về thể chất và chất lượng cuộc sống. Những bàn luận về các bằng chứng chứng minh cho khuyến cáo mới này đã được bao gồm trong đoạn cuối của phần “Liệu pháp giảm glucose và suy tim”.

Khuyến nghị 10.43 được thêm vào để khuyến cáo bổ sung finerenone trong điều trị trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 và bệnh thận mạn tính có albumin niệu đã được điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc thuốc đối kháng thụ thể angiotensin (ARB) với liệu dung nạp tối đa.

Phần này đã được xác nhận tính đến nay là 5 năm liên tiếp bởi Đại học Tim mạch Hoa Kỳ.


Phần 11. Bệnh thận mãn tính và quản lý rủi ro

(https://doi.org/10.2337/dc23-S011)

Trình tự khuyến nghị đã được sắp xếp lại để phản ánh thứ tự thích hợp cho các can thiệp lâm sàng nhằm ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của bệnh thận mãn tính.

Trong Khuyến nghị 11.5a, điều kiện để có thể bắt đầu sử dụng chất ức chế đồng vận chuyển natri–glucose 2 đã được thay đổi. Các mức mới để bắt đầu là mức lọc cầu thận ước tính ≥20 mL/phút/1.73  m2  và albumin niệu ≥200 mg/g creatinine.

Khuyến nghị 11.5b cũng khuyến cáo rằng chất ức chế đồng vận chuyển natri-glucose 2 cũng có thể có hiệu quả ở những người có albumin niệu bình thường đến ≥200 mg/g creatinine, nhưng đây là mức B vào thời điểm này, vì báo cáo của nghiên cứu chưa được công bố.

Thuốc đối kháng thụ thể mineralocorticoid hiện được khuyên dùng cùng với các loại thuốc khác để bảo vệ tim mạch và thận hơn là một thuốc thay thế khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Khuyến nghị 11.8 chỉ ra bệnh nhân nên được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa thận nếu liên tục tăng tỷ lệ albumin/ creatinine trong nước tiểu và/hoặc liên tục giảm mức lọc cầu thận ước tính.


Phần 12. Bệnh mắt, bệnh thần kinh, và chăm sóc bàn chân đối với bệnh nhân ĐTĐ

(https://doi.org/10.2337/dc23-S012)

Mang thai là yếu tố nguy cơ của bệnh mắt trên bệnh nhân mắc ĐTĐ týp 1 hoặc týp 2 đã được sửa đổi và cập nhật.

Chi tiết về sàng lọc bệnh thần kinh thực vật được bổ sung vào khuyến cáo 12.17

Tiểu mục sàng lọc bệnh thần kinh được sửa đổi. Việc điều trị các yếu tố nguy cơ (chỉ số huyết áp, lipid) có thể hỗ trợ ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thần kinh ngoại biên liên quan đến ĐTĐ týp 2 và giảm sự tiến triển của bệnh trên bệnh nhân ĐTĐ týp 1.

Bổ sung thông tin vào tiểu mục “Bệnh thần kinh thực vật liên quan đến ĐTĐ” bao gồm tiêu chí để sàng lọc các triệu chứng của bệnh này.

Bổ sung thêm tài liệu ủng hộ khuyến cáo 12.18. Khuyến cáo 12.20 được sửa đổi. Nhóm Gabapetin, ức chế thu hồi Serotonin-Norepinephrine, chống trầm cảm ba vòng, khóa kênh Na+ được khuyến cáo là thuốc hàng đầu để điều trị đau do bệnh thần kinh liên quan đến ĐTĐ. Cán bộ y tế nên tham khảo ý kiến của chuyên gia Thần kinh hoặc chuyên gia Giảm đau khi không thể kiểm soát cơn đau.

Bổ sung thêm thông tin vào tiểu mục “Bệnh thần kinh”, phần “điều trị” để giải quyết vấn đề kiểm soát lipid và huyết áp.

Tiểu mục “Bệnh thần kinh” thảo luận sâu hơn về điều trị đau thần kinh trên bệnh nhân ĐTĐ.

Khuyến cáo 12.25 được bổ sung liên quan đến sàng lọc bệnh động mạch ngoại biên. Khuyến cáo 12.26 được bổ sung thêm bệnh động mạch ngoại biên.


Mục 13. Người lớn tuổi

(https://doi.org/10.2337/dc23-S013)

Ngôn ngữ trong Khuyến cáo 13.5 đã được củng cố cho người lớn tuổi mắc ĐTĐ loại 1 nhằm khuyến nghị theo dõi lượng đường trong máu liên tục để giảm tình trạng hạ đường huyết với mức độ bằng chứng là A dựa trên việc kéo dài thêm 6 tháng thử nghiệm và quan sát Cải tiến Không dây ở Người cao niên mắc ĐTĐ (WISDM) dữ liệu từ nghiên cứu Thử nghiệm kiểm soát và biến chứng ĐTĐ/Dịch tễ học về can thiệp và biến chứng ĐTĐ (DCCT/EDIC).

Khuyến cáo 13.6 được thêm vào để thông báo rằng đối với người lớn tuổi mắc ĐTĐ týp 2 sử dụng nhiều liều insulin hàng ngày, nên xem xét theo dõi đường huyết liên tục để cải thiện kết quả đường huyết và giảm sự biến đổi của đường huyết, với mức độ bằng chứng là B dựa trên kết quả của DIAMOND (Đa Thử nghiệm Tiêm hàng ngày và theo dõi đường huyết liên tục trong ĐTĐ).

Khuyến cáo 13.7 mới đã được thêm vào: đối với người lớn tuổi mắc ĐTĐ loại 1, nên cân nhắc sử dụng hệ thống phân phối insulin tự động (bằng chứng loại B) và các thiết bị phân phối insulin tiên tiến khác như bút kết nối (bằng chứng loại E) để giảm nguy cơ hạ đường huyết, dựa trên khả năng cá nhân. Việc bổ sung khuyến cáo này dựa trên kết quả của hai thử nghiệm nhỏ ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) ở người lớn tuổi, chứng minh rằng việc cung cấp insulin tiên tiến vòng kín kết hợp đã cải thiện các chỉ số glucose so với liệu pháp bơm tăng cường cảm biến.

Các mục tiêu điều trị huyết áp trong Bảng 13.1 đã được hạ xuống để phù hợp với bằng chứng từ nhiều thử nghiệm gần đây.

Khuyến cáo 13.15 được chia thành hai khuyến nghị (hiện là 13.1713.18) để thừa nhận sự khác biệt về mặt khái niệm giữa việc giảm cường độ của các mục tiêu (13.17) và đơn giản hóa các phác đồ phức tạp (13.18).

Trong khuyến cáo 13.17, việc giảm nồng độ các mục tiêu điều trị hiện được khuyến nghị để giảm nguy cơ hạ đường huyết nếu có thể đạt được trong phạm vi mục tiêu A1C được cá nhân hóa.

Trong khuyến cáo mới 13.18, hiện nay khuyến cáo đơn giản hóa các kế hoạch điều trị phức tạp (đặc biệt là insulin) để giảm nguy cơ hạ đường huyết và sử dụng nhiều thuốc, đồng thời giảm gánh nặng bệnh tật nếu có thể đạt được trong phạm vi mục tiêu HbA1C cá nhân hóa.

Khuyến nghị 13.22 đã được thêm vào để xem xét việc sử dụng CGM để đánh giá nguy cơ hạ đường huyết ở người lớn tuổi được điều trị bằng sulfonylurea hoặc insulin, mặc dù thiếu bằng chứng.


Phần 14. Trẻ em và thanh thiếu niên

(https://doi.org/10.2337/dc23-S014)

Trong Khuyến cáo 14.14, 14.106, và 14.107, từ ngữ được thay đổi từ “đánh giá” sang “sàng lọc” để thống nhất với Phần 5.

Trong Khuyến cáo 14.1414.17, văn bản được thêm vào để hướng đến chuyên gia sức khỏe tâm thần để đánh giá và điều trị thêm.

Khuyến cáo 14.50 cụ thể hoá hơn về kiểm tra đánh giá thần kinh ngoại biên ở chân.

Trong Khuyến cáo 14.9714.98, “các bé gái” được đổi thành “các cá thể nữ” để có sự nhất quán hơn trong các Tiêu chuẩn Chăm sóc.

Trong Khuyến cáo 14.110, “bệnh nhân” được đổi thành “thanh thiếu niên và thanh niên” để rõ ràng hơn.

Trong Khuyến cáo 14.111, “nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc ĐTĐ ở trẻ em” thành “đội ngũ chăm sóc ĐTĐ ở trẻ em” để phản ánh bản chất chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ theo đội ngũ.

Trong Khuyến cáo 14.113, “bệnh nhân” được đổi thành “thanh niên” để rõ ràng hơn.


Phần 15. Kiểm soát ĐTĐ trong thai kỳ

(https://doi.org/10.2337/dc23-S015)

Khuyến cáo 15.13 được thêm vào để xác nhận tư vấn chế độ dinh dưỡng nhằm cải thiện chất lượng carbohydrates và thúc đẩy sự cân bằng đa lượng chất bao gồm những trái cây giàu dinh dưỡng, các loại rau, các loại đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh với các acid béo omega-3 có trong các loại hạt và cá trong các mô hình ăn uống.

Các bằng chứng tư vấn trước sinh đã được củng cố.

Một nghiên cứu mới chứng minh rằng chi phí theo dõi đường huyết liên tục (CGM) phát sinh phức tạp trong trường hợp mắc ĐTĐ typ 1 trong thai kỳ được bù đắp bằng kết quả cải thiện mẹ và bé và cung cấp những ủng hộ thêm cho việc sử dụng CGM.

Khuyến cáo 15.20 hiện đang là một khuyến cáo tổng hợp dựa trên hai nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đa trung tâm với những phương pháp nghiên cứu và kết quả khác nhau. Cả hai nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đều hỗ trợ mục tiêu huyết áp trong thai kỳ chặt chẽ hơn để cải thiện kết quả. Những sửa đổi này dựa trên những dữ liệu mới từ thử nghiệm tăng huyết áp mạn tính khi mang thai (CHAP), bao gồm cả những bệnh nhân mắc ĐTĐ từ trước.

Khuyến cáo 15.27 mới ủng hộ nuôi con bằng sữa mẹ để giảm nguy cơ mắc ĐTĐ typ 2 ở mẹ. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ nên được cân nhắc khi lựa chọn cho con bú bằng sữa mẹ hay bú sữa công thức.

Những phát biểu mới đã được thêm vào văn bản liên quan đến vai trò của cân nặng/BMI sau ĐTĐ thai kỳ (GDM). Xét duyệt có hệ thống và phân tích tổng hợp chứng minh những điều sau: giảm cân làm giảm nguy cơ mắc ĐTĐ typ 2 trong lần mang thai sau, nguy cơ ĐTĐ typ 2 tăng 18% trên mỗi đơn vị BMI so với BMI trước khi mang thai khi theo dõi và can thiệp lối sống sau sinh có ảnh hưởng trong việc giảm nguy cơ  mắc ĐTĐ typ 2. Những nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của ảnh hưởng kiểm soát cân nặng sau ĐTĐ thai kỳ.


Phần 16. Chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ trong bệnh viện

(https://doi.org/10.2337/dc23-S016)

Trong Khuyến nghị 16.2, thông tin bổ sung được thêm vào để hỗ trợ cho bác sĩ kê đơn trên máy tính (CPOE) tạo thuận lợi cho việc quản lý đường huyết, cũng như các thuật toán định lượng insulin sử dụng máy học trong tương lai thông báo các thuật toán này.

Trong Khuyến nghị 16.5, nhu cầu cá nhân hóa các mục tiêu được mở rộng bao gồm các mục tiêu từ 100-180 mg/dL (5,6-10,0 mmol/L) cho bệnh nhân thể nhẹ bị tăng đường huyết “mới” cũng như bệnh nhân bị ĐTĐ trước khi nhập viện.

Khuyến nghị 16.7 được sửa đổi để phản ánh  phác đồ insulin với liều nền, liều tăng cường và liều hiệu chỉnh là phương pháp điều trị ưu tiên cho hầu hết các bệnh nhân nhập viện thể nhẹ với lượng dinh dưỡng đầy đủ.

Sử dụng CGM cá nhân và các thiết bị cung cấp insulin tự động có thể tự cung cấp liều insulin hiệu chỉnh và thay đổi tỷ lệ phân phối insulin nền trong thời gian thực, nên được hỗ trợ trong thời gian nằm viện khi việc tự quản lý độc lập là khả thi và có sẵn sự giám sát quản lý phù hợp.


Phần 17. Tuyên truyền bệnh ĐTĐ

(https://doi.org/10.2337/dc23-S017)

Phần này đã được xóa và chờ cập nhật trong tương lai.

 

Nguồn: Diabetes Care 2023;46(Suppl. 1):S5-S9  ꞁ https://doi.org/10.2337/dc23-SREV

Chia sẻ bài viết