ADA Guidelines 2022: Bệnh Thận mạn và quản lý nguy cơ

huong-dan-dieu-tri-dai-thao-duong-tuyp-2-hoa-ky-ada-2022

ADA Guidelines 2022: Bệnh Thận mạn và quản lý nguy cơ

Nhóm Hippocrates Pharmacy xin được gửi tới quý đồng nghiệp những khuyến cáo chính cho bệnh nhân Thận mạn tính trong Hướng dẫn thực hành mới nhất của Hội Đái tháo đướng Hoa Kỳ/ADA 2022. Lưu ý: A, B, C, D, E là mức độ bằng chứng của các khuyến cáo.

Biên dịch: DS. Nguyễn Đức Xuân Thụy Sĩ

Hiệu đính: BS. Đặng Xuân Thắng

Viết tắt:

Đái tháo đường ĐTĐ
Mức lọc cầu thận ước tính eGFR (mL/phút/1.73 m2)
Bệnh thận mạn CKD
Tỷ số albumin/creatinin nước tiểu (microalbumin) UACR (mg/g)
Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển natri-glucose SGLT2i
Nhóm thuốc ức chế men chuyển ACEIs
Nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II ARBs

Theo dõi/ đánh giá định kỳ

11.1a  Đánh giá albumin niệu (ví dụ: UACR) và eGFR nên được tiến hành ít nhất 1 lần/năm trên hai nhóm đối tượng gồm: bệnh nhân ĐTĐ tuýp 1 (thời gian kéo dài ≧ 5 năm), bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 (áp dụng với tất cả giai đoạn điều trị). B

11.1b Bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 và UACR ≧ 300 mg/g và/hoặc eGFR trong khoảng 30-60 mL/phút/1.73 m2 nên được đánh giá 2 lần/năm giúp định hướng điều trị. B

Điều trị

11.2 Tối ưu hóa việc kiểm soát lượng đường để giảm nguy cơ hoặc làm chậm sự tiến triển tình trạng CKD. A

11.3a Bệnh nhân có ĐTĐ tuýp 2 và bệnh thận đái tháo đường, khuyến cáo sử dụng thuốc ức chế SGLT2 khi eGFR≥25 mL/phút/1,73 m2 và UACR ≥300 mg/g để giảm tiến triển thành CKD cũng như các biến cố tim mạch. A

11.3b Bệnh nhân có ĐTĐ tuýp 2 và bệnh thận đái tháo đường nên cân nhắc sử dụng bổ sung SGLT2i khi các chỉ số gồm eGFR ≧25 mL/phút/1.73 m2/ hoặc chỉ số UACR ≧ 300 mg/g, nhằm tối thiểu hóa nguy cơ tim mạch.

11.3c Trường hợp bệnh nhân CKD ghi nhận tình trạng có tăng nguy cơ mắc các  biến cố tim mạch hoặc tiến triển CKD hoặc không ổn định để sử dụng SGLT2i. Finerenone – hợp chất non-steroid kháng thụ thể Mineralocorticoid, được khuyến cáo nhằm giảm tiến triển tình trạng CKD và các biến cố tim mạch trên nhóm đối tượng này (Bảng9.2). A

11.3d Ở bệnh nhân CKD có chỉ số albumin niệu ≧ 300 mg/g, sự giảm albumin niệu (mg/g) ≧ 30% được được khuyến cáo nhằm làm chậm tiến triển tình trạng CKD. B

11.4 Tối ưu hóa kiểm soát và giảm biến đổi chỉ số huyết áp được khuyến cáo giúp giảm nguy cơ/hoặc làm chậm tiến triển tình trạng CKD. A

11.5 Không ngưng các thuốc ức chế hệ thống renin-angiotensin khi có sự tăng nhẹ creatinin huyết thanh (≤30%) trong trường hợp bệnh nhân không bị giảm thể tích tuần hoàn. A

11.6 Đối với bệnh nhân CKD ở giai đoạn 3 hoặc cao hơn nhưng không phụ thuộc lọc thận nhân tạo, lượng protein tối đa/khẩu phần ăn hàng ngày (g/kg) nên ở mức 0,8 g/kg theo trọng lượng cơ thể. A Đối với bệnh nhân lọc máu, mức độ tiêu thụ protein/chế độ ăn hàng ngày nên được cân nhắc ở mức cao hơn, giúp hạn chế vấn đề suy dinh dưỡng (thường gặp ở đối tượng lọc máu). B

11.7 Bệnh nhân nữ có ĐTĐ kèm tăng huyết áp trong giai đoạn không mang thai, ACEIs / hoặc ARBs được khuyến cáo khi chỉ số UACR trong khoảng 30–299 mg/g B; và mức khuyến cáo mạnh trên nhóm đối tượng này khi UACR ≧ 300 mg/g và / hoặc eGFR <60mL/phút/1,73 m2. A

11.8 Theo dõi định kỳ nồng độ creatinin và kali huyết thanh nhằm theo dõi tăng creatinin hoặc thay đổi nồng độ kali khi sử dụng các thuốc : ACEIs, ARBs, nhóm lợi tiểu. B

11.9 ACEIs /hoặc ARBs không được khuyến cáo nhằm dự phòng tiên phát CKD ở bệnh nhân ĐTĐ  và bình thường ở các chỉ số huyết áp, UACR (< 30 mg/g), eGFR. A

11.10 Bệnh nhân cần được chuẩn đoán và đánh giá bởi Bác sĩ chuyên khoa thận tiết niệu khi eGFR < 30 mL/phút/1,73m2. A

11.11 Báo ngay cho Bác sĩ thận tiết niệu khi không rõ căn nguyên của bệnh thận, khó khăn trong kiểm soát các vấn đề liên quan, tình trạng CKD tiến triển nhanh. A

Link tài liệu: https://diabetesjournals.org/care/article/45/Supplement_1/S175/138914/11-Chronic-Kidney-Disease-and-Risk-Management

Chia sẻ bài viết