Phần 5. Thay đổi lối sống cải thiện kết quả điều trị đái tháo đường

Phần 5. Thay đổi lối sống cải thiện kết quả điều trị đái tháo đường

Giáo dục và hỗ trợ việc tự quản lý chăm sóc của người bệnh đái tháo đường

5.1. Để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia về giáo dục và hỗ trợ việc tự quản lý chăm sóc của người bệnh đái tháo đường, tất cả bệnh nhân nên tham gia chương trình giáo dục tự quản lý bệnh đái tháo đường và nhận được sự hỗ trợ cần thiết để tạo điều kiện nâng cao kiến ​​thức, kỹ năng đưa ra quyết định và kỹ năng cần thiết cho việc tự chăm sóc. A

5.2. Có bốn thời điểm quan trọng để đánh giá nhu cầu giáo dục tự quản lý bệnh đái tháo đường nhằm thúc đẩy các kỹ năng hỗ trợ việc thực hiện phác đồ, liệu pháp dinh dưỡng y tế và sức khỏe: khi chẩn đoán, hàng năm và/hoặc khi không đạt mục tiêu điều trị, khi xuất hiện các yếu tố phức tạp (y tế, thể chất, tâm lý xã hội), và khi xảy ra các thay đổi trong đời sống và chăm sóc. E

5.3. Kết quả lâm sàng, tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống tinh thần – các mục tiêu chính của giáo dục và hỗ trợ việc tự quản chăm sóc của người bệnh đái tháo đường cần phải được đo lường như một phần của chăm sóc định kỳ. C

5.4. Giáo dục và hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường nên lấy bệnh nhân làm trung tâm, có thể được thực hiện bởi nhóm hoặc cá nhân, và cần được thông báo với toàn bộ nhóm chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường. A

5.5. Đào tạo kỹ thuật số và các can thiệp tự quản lý kỹ thuật số có thể là những phương pháp hiệu quả để mang tới giáo dục và hỗ trợ việc tự quản chăm sóc của người bệnh đái tháo đường. B

5.6. Vì giáo dục và hỗ trợ việc tự quản chăm sóc của người bệnh đái tháo đường có thể cải thiện kết quả và giảm thiểu chi phí B, nên việc hoàn trả của bên thứ ba được khuyến nghị. C

5.7. Rào cản cho giáo dục và hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường có thể tồn tại ở cấp hệ thống y tế, người chi trả, nhà cung cấp và bệnh nhân. A Cần ưu tiên xác định và giải quyết các rào cản đối với giáo dục và hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường. E

5.8. Một số rào cản có thể được giảm thiểu thông qua các phương pháp tiếp cận y tế từ xa. B

Bảng 5.1 – Khuyến nghị cho liệu pháp dinh dưỡng

Hiệu quả của liệu pháp dinh dưỡng 5.9. Chương trình liệu pháp dinh dưỡng cá nhân hóa khi cần thiết để đạt được mục tiêu điều trị, được cung cấp bởi chuyên gia dinh dưỡng có chứng nhận (RD/RDN), tốt nhất là người có kiến thức và kinh nghiệm toàn diện về chăm sóc bệnh đái tháo đường, được khuyến nghị cho tất cả những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 hoặc 2, tiền đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ.A

5.10. Vì liệu pháp dinh dưỡng cho bệnh đái tháo đường có thể tiết kiệm chi phí B và cải thiện kết quả (ví dụ: giảm A1C, giảm cân, giảm cholesterol) A, liệu pháp phải được bảo hiểm và những người chi trả khác hoàn trả đầy đủ.E

Cân bằng năng lượng 5.11. Đối với tất cả bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì, nên điều chỉnh hành vi để đạt và duy trì mức giảm cân tối thiểu là 5%. A
Chế độ ăn uống và phân bố dinh dưỡng đa lượng 5.12. Không có mô hình dinh dưỡng đa lượng lý tưởng cho những người mắc bệnh đái tháo đường; bữa ăn nên được cá nhân hóa trong khi vẫn lưu ý đến tổng lượng calo và mục tiêu trao đổi chất. E

5.13. Có thể xem xét nhiều chế độ ăn khác nhau cho quản lý bệnh đái tháo đường type 2 và để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường ở những người bị tiền đái tháo đường. B

5.14. Giảm tổng lượng carbohydrate cho những người mắc bệnh đái tháo đường đã chứng minh tác dụng cải thiện đường huyết và có thể được áp dụng trong nhiều chế độ ăn khác nhau đáp ứng nhu cầu và sở thích cá nhân. B

Carbohydrate 5.15. Carbohydrate tiêu thụ nên là các nguồn carbohydrate giàu chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ (ít nhất 14 g chất xơ trên 1.000 kcal) và giảm thiểu chế biến trước. Chế độ ăn nên chú trọng vào các loại rau, trái cây và ngũ cốc không có tinh bột, các sản phẩm từ sữa, với lượng đường bổ sung tối thiểu. B

5.16. Người mắc bệnh đái tháo đường và người có nguy cơ  mắc bệnh đái tháo đường nên thay thế tối đa đồ uống có đường (bao gồm cả nước trái cây) bằng nước để kiểm soát đường huyết và cân nặng, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và gan nhiễm mỡ B, nên giảm thiểu tiêu thụ thực phẩm có đường và thay thế bằng các lựa chọn lành mạnh hơn, giàu chất dinh dưỡng hơn. A

5.17. Khi sử dụng chương trình trị liệu linh hoạt bằng insulin, giáo dục về tác động của carbohydrate A, chất béo và protein B lên đường huyết phải được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân và sử dụng để tối ưu hóa việc dùng insulin trong bữa ăn.

5.18. Khi sử dụng liều insulin cố định, bệnh nhân cần được cung cấp kiến thức về mô hình hấp thụ carbohydrate theo thời gian và hàm lượng, đồng thời cân nhắc thời gian tác dụng của insulin để giúp cải thiện đường huyết và giảm nguy cơ hạ đường huyết. B

Protein 5.19. Ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2, protein tiêu thụ có thể làm tăng đáp ứng với insulin mà không làm tăng nồng độ glucose trong huyết tương. Do đó, nên tránh các nguồn carbohydrate giàu protein khi điều trị hoặc ngăn ngừa hạ đường huyết. B
Chất béo 5.20. Chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải giàu chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có thể cải thiện chuyển hóa glucose và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.  B

5.21. Ăn thực phẩm giàu axit béo n-3 chuỗi dài, chẳng hạn như dầu cá (EPA và DHA) và các loại hạt (ALA), được khuyến cáo để ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh tim mạch. B

Nguyên tố vi lượng  và nguồn bổ sung từ thực vật 5.22. Không có bằng chứng rõ ràng cho thấy việc bổ sung vitamin, khoáng chất (như crom và vitamin D), thảo mộc hoặc gia vị (như quế hoặc lô hội) vào chế độ ăn có thể cải thiện kết quả ở người mắc bệnh đái tháo đường khi không bị thiếu hụt cơ bản, và thường không thường được khuyến cáo để kiểm soát đường huyết. C
Rượu bia 5.23. Người lớn mắc bệnh đái tháo đường uống rượu nên uống có chừng mực (không quá một ly mỗi ngày đối với phụ nữ trưởng thành và không quá hai ly mỗi ngày đối với nam giới trưởng thành). C

5.24. Nên khuyến cáo người mắc bệnh đái tháo đường về các dấu hiệu, triệu chứng và cách tự chăm sóc tình trạng hạ đường huyết chậm sau khi uống rượu, đặc biệt là khi sử dụng insulin hoặc các chất tiết insulin. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi đường huyết sau khi uống đồ uống có cồn để giảm nguy cơ hạ đường huyết. B

Natri 5.25. Nên hạn chế tiêu thụ natri ở mức < 2.300 mg/ngày. B
Chất tạo ngọt nhân tạo

 

5.26. Việc sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo không sinh năng lượng thay thế cho các sản phẩm có đường giúp làm giảm lượng calo tổng thể và lượng carbohydrate. Nhìn chung, người bệnh được khuyến khích giảm cả đồ uống có đường và đồ uống có chất tạo ngọt nhân tạo, mà thay thế bằng nước. B

Hoạt động thể chất

5.27 Trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh đái tháo đường type 1 hoặc type 2 hoặc tiền đái tháo đường nên vận động 60 phút/ngày hoặc hơn với hoạt động aerobic cường độ trung bình hoặc cường độ cao, và tham gia các hoạt động tăng cường khỏe cơ xương ít nhất 3 ngày/tuần. C

5.28. Hầu hết người lớn mắc bệnh đái tháo đường type 1 C và 2 B nên tham gia hoạt động aerobic cường độ trung bình và cường độ cao hơn 150 phút mỗi tuần, ít nhất 3 ngày/tuần, không ngưng quá 2 ngày liên tục. Thời lượng ngắn hơn (tối thiểu 75 phút/tuần) luyện tập cường độ mạnh hơn hoặc HIIT có thể phù hợp những người trẻ hơn và có thể lực tốt hơn.

5.29. Như vậy, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 C và 2 B nên vận động cách ngày, khoảng 2-3 buổi/tuần với các bài tập dùng tạ.

5.30. Người lớn, đặc biệt là những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 nên hạn chế thời gian lười vận động trong ngày. B Nên ngắt quãng mỗi 30 phút ngồi lâu để có lợi cho đường huyết.

5.31. Người lớn tuổi mắc bệnh đái tháo đường nên tham gia các hoạt động rèn luyện tính linh hoạt và thăng bằng từ 2–3 lần / tuần. Ví dụ như yoga và thái cực quyền tùy theo sở thích cá nhân để tăng tính linh hoạt, sức mạnh cơ bắp và khả năng giữ thăng bằng. C

5.32. Đánh giá cường độ hoạt động thể chất và thời gian lười vận động. Thúc đẩy các hoạt động tích cực hàng ngày cho những người lười vận động mắc bệnh đái tháo đường type 1 E và type 2 B, như đi bộ, yoga, làm việc nhà, làm vườn, bơi lội và khiêu vũ.

Hút thuốc: thuốc lá và các loại thuốc lá điện tử

5.33. Khuyến cáo bệnh nhân không sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử hoặc các sản phẩm thuốc lá khác. A

5.34. Sau khi xác định có sử dụng thuốc lá hoặc thuốc lá điện tử, hãy tư vấn cai thuốc lá và các hình thức điều trị khác như phần thường quy của chăm sóc bệnh đái tháo đường. A

5.35. Giải quyết vấn đề cai thuốc lá như một phần của chương trình giáo dục bệnh đái tháo đường cho những bệnh nhân có nhu cầu. B

Các vấn đề tâm lý

5.36. Chăm sóc tâm lý cần được tích hợp với cách tiếp cận hợp tác, lấy bệnh nhân làm trung tâm và cung cấp cho tất cả bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, với mục tiêu tối ưu hóa kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống. A

5.37. Sàng lọc và theo dõi tâm lý có thể bao gồm thái độ về bệnh đái tháo đường, kỳ vọng đối với hệ thống y tế và kết quả điều trị, ảnh hưởng hoặc tâm trạng, chất lượng cuộc sống nói chung và liên quan đến bệnh, các nguồn lực sẵn có (tài chính, xã hội và cảm xúc), và tiền sử tâm thần. E

5.38. Các nhà cung cấp dịch vụ cần xem xét đánh giá tỷ lệ stress của bệnh nhân đái tháo đường,  triệu chứng trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn uống và ảnh hưởng đến năng lực nhận thức bằng cách sử dụng các công cụ đã được tiêu chuẩn hóa và phù hợp với lứa tuổi ở lần khám đầu tiên, trong khoảng thời gian định kỳ và khi có sự thay đổi về bệnh tật, phương pháp điều trị hoặc môi trường sống. Khuyến nghị bao gồm cả người chăm sóc và thành viên trong gia đình.  B

5.39. Xem xét sàng lọc người lớn tuổi mắc bệnh đái tháo đường (từ 65 tuổi trở lên) về suy giảm nhận thức và trầm cảm. B Đề xuất theo dõi năng lực nhận thức, tức là khả năng chủ động đưa ra quyết định liên quan đến các hành vi của phác đồ. B

Stress ở bệnh nhân đái tháo đường

5.40. Theo dõi định kỳ những bệnh nhân ĐTĐ về tình trạng stress, đặc biệt khi không đạt mục tiêu điều trị và/hoặc khi bắt đầu có các biến chứng đái tháo đường. B

Rối loạn lo âu

5.41. Cân nhắc tầm soát rối loạn lo âu ở những bệnh nhân có biểu hiện lo lắng hoặc lo lắng về các biến chứng của bệnh tiểu đường, sử dụng insulin và thuốc, nỗi sợ hạ đường huyết và/hoặc không nhận thức được mức đường huyết thấp được gây trở ngại cho các hành vi tự quản lý và ở những người thể hiện sự sợ hãi và/hoặc biểu hiện lo lắng như hành vi né tránh, hành vi lặp đi lặp lại quá nhiều hoặc thu mình lại với xã hội. Khuyến nghị điều trị nếu có lo âu. B

5.42. Trường hợp bệnh nhân không nhận thức được việc bị hạ đường huyết có thể đồng thời xảy ra với chứng sợ hạ đường huyết, nên được điều trị bằng cách huấn luyện nhận thức đường huyết (hoặc can thiệp dựa trên bằng chứng) để giúp thiết lập lại nhận thức về các triệu chứng của hạ đường huyết và hạn chế nỗi sợ bị hạ đường huyết. A

Trầm cảm

5.43. Bác sĩ, Dược sĩ lâm sàng nên xem xét sàng lọc hàng năm đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người có tiền sử trầm cảm bằng các biện pháp sàng lọc phù hợp với lứa tuổi, cần phải đánh giá thêm với những cá nhân có có dấu hiệu trầm cảm phát hiện trong xem xét sàng lọc. B

5.44. Khi bắt đầu chẩn đoán các biến chứng hoặc khi có thay đổi đáng kể về tình trạng bệnh lý, hãy xem xét đánh giá trầm cảm. B

5.45. Nên đề xuất việc điều trị trầm cảm cho các chuyên gia sức khỏe tâm thần có kinh nghiệm sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp giao tiếp cá nhân hoặc các phương pháp điều trị dựa trên bằng chứng khác, kết hợp chăm sóc với nhóm điều trị bệnh tiểu đường của bệnh nhân. A

Hành vi rối loạn ăn uống

5.46. Các nhà cung cấp dịch vụ nên xem xét đánh giá lại phác đồ điều trị của những người mắc bệnh tiểu đường có triệu chứng rối loạn hành vi ăn uống, rối loạn ăn uống hoặc cách ăn uống bị gián đoạn. B

5.47. Xem xét sàng lọc hành vi ăn uống rối loạn hoặc gián đoạn bằng các biện pháp sàng lọc đã được kiểm chứng trong trường hợp tăng đường huyết và giảm cân không giải thích được dựa trên hành vi tự báo cáo liên quan đến việc dùng thuốc, chế độ ăn uống và hoạt động thể chất. Ngoài ra, nên xem xét lại chế độ điều trị để xác định tác động tiềm ẩn liên quan đến cảm giác đói/lượng calo nạp vào. B

Bệnh tâm thần nghiêm trọng

5.48. Kết hợp việc giám sát tích cực các hoạt động tự chăm sóc ĐTĐ vào các mục tiêu điều trị cho những người mắc bệnh tiểu đường và bệnh tâm thần nghiêm trọng. B

5.49. Ở những người được kê đơn thuốc chống loạn thần không điển hình, nên tầm soát tiền tiểu đường và tiểu đường 4 tháng sau khi bắt đầu dùng thuốc và ít nhất hàng năm sau đó. B

5.50. Nếu thuốc chống loạn thần thế hệ hai được kê cho thanh thiếu niên hoặc người lớn mắc bệnh tiểu đường, cần theo dõi cẩn thận những thay đổi về cân nặng, đường huyết,mức cholesterol và nên đánh giá lại phác đồ điều trị. C

Suy giảm khả năng nhận thức

5.51. Khả năng nhận thức cần được theo dõi trong suốt cuộc đời đối với tất cả những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt những người thiếu khả năng nhận thức, những người bị hạ đường huyết nghiêm trọng, trẻ nhỏ và người lớn tuổi. B

5.52. Nếu khả năng nhận thức thay đổi hoặc không có khả năng tự đưa ra quyết định giữa bác sĩ và bệnh nhân và/hoặc tự quản lý hành vi, nên đề xuất việc đánh giá một cách chính thức. E


Nguồn: ADA 2022

Biên dịch: DS. Nguyễn Ngọc Hà, Lê Thị Minh Trang

Chia sẻ bài viết