Quản lý chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và chứng mất ngủ (NEJM keypoints)

quan-ly-chung-ngung-tho-khi-ngu-mat-ngu

Quản lý chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và chứng mất ngủ (NEJM keypoints)

Hướng dẫn lâm sàng cho chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và chứng mất ngủ

Bộ Cựu chiến binh và Bộ Quốc phòng đưa ra các hướng dẫn mới để chẩn đoán và

điều trị cho bệnh nhân.

 

Bài đánh giá của bác sĩ Jennifer Rose V. Molano trên tạp chí Ann Intern Med 2020 (ngày 18 tháng 2 năm 2020)

Tổ chức bảo trợ: Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ

Bối cảnh và Mục tiêu

Rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là chứng mất ngủ mãn tính và chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA), rất phổ biến trong quân đội và ở các cựu chiến binh. Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã xây dựng hướng dẫn chẩn đoán và đánh giá cũng như điều trị và quản lý hai tình trạng này.

quan-ly-chung-ngung-tho-khi-ngu-mat-ngu

Khuyến nghị chính

1.Chẩn đoán và đánh giá OSA:

  • OSA nhẹ được định nghĩa là chỉ số ngưng thở-giảm thở (AHI) từ 5–15 lần mỗi giờ, OSA trung bình là AHI từ 15–30 lần mỗi giờ và OSA nghiêm trọng là AHI > 30 lần mỗi giờ.
  • Các đánh giá đã được kiểm chứng như bảng câu hỏi STOP có thể được sử dụng để phân tầng rủi ro đối với OSA ở những cá nhân có các triệu chứng về giấc ngủ như ngáy, buồn ngủ quá mức vào ban ngày và chứng ngưng thở.
  • Bác sĩ lâm sàng nên đánh giá tình trạng ngưng thở khi ngủ ở những người có các yếu tố nguy cơ tim mạch hoặc mạch máu não, suy tim sung huyết hoặc sử dụng opioid lâu dài.
  • Những người có nguy cơ mắc OSA trước xét nghiệm cao mà không có bệnh lý nghiêm trọng đi kèm như tim mạch hô hấp, đột quỵ và suy cơ hô hấp, có thể làm xét nghiệm ngưng thở khi ngủ tại nhà (HSAT) để chẩn đoán OSA.
  • Nếu có các bệnh lý đi kèm đáng kể, nên đo đa ký giấc ngủ trong phòng thí nghiệm.
  • Bệnh nhân có nguy cơ mắc OSA trước xét nghiệm cao và HSAT chưa thể chẩn đoán ban đầu nên kiểm tra lặp lại với HSAT hoặc đo đa ký giấc ngủ trong phòng thí nghiệm (chứng cứ mạnh).

2.Điều trị và quản lý OSA:

  • Điều trị áp lực đường thở tích cực (PAP) được khuyến nghị cho OSA nặng và OSA có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình.
  • Những người bị OSA nên sử dụng phương pháp điều trị PAP mọi lúc khi ngủ.
  • Nên tiếp tục điều trị PAP ngay cả khi thời gian sử dụng ít hơn 4 giờ một đêm.
  • Các phương pháp điều trị giáo dục, hành vi và hỗ trợ được khuyến nghị để cải thiện sự tuân thủ PAP, đặc biệt là ở những đối tượng có khả năng không tuân thủ như: Rối loạn căng thẳng sau sang chấn, lo âu và mất ngủ.
  • Nếu bệnh nhân không dung nạp PAP, các phương pháp điều trị thay thế cho OSA có thể được xem xét theo các điều kiện sau:

– Dụng cụ đẩy hàm dưới, được trang bị bởi nha sĩ chuyên, cho OSA nhẹ đến trung bình.

– Xem xét kích thích thần kinh hạ vị cho những người không dung nạp với điều trị PAP, có AHI 15–65 lần mỗi giờ và có BMI < 32 kg/m2.

– Xem xét phẫu thuật nâng cao hàm trên cho những người bị OSA nặng không dung nạp với điều trị PAP hoặc các phương pháp điều trị thay thế trên.

 

3.Chẩn đoán và đánh giá chứng mất ngủ:

  • Mất ngủ được định nghĩa là khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ có liên quan đến việc suy giảm hoạt động ban ngày ít nhất 3 lần một tuần trong khoảng thời gian 3 tháng.
  • Có thể sử dụng bảng câu hỏi đã được kiểm chứng như “Chỉ số mức độ nghiêm trọng của chứng mất ngủ” hoặc Thang đo mất ngủ Athens để đánh giá giấc ngủ toàn diện.
  • Thử nghiệm bổ sung ở những người bị mất ngủ kinh niên không đáp ứng với liệu pháp hành vi nhận thức điều trị chứng mất ngủ (CBT-I) hoặc điều trị bằng dược phẩm (mức độ chứng cứ không rõ ràng).

4.Điều trị và quản lý chứng mất ngủ:

  • CBT-I (mức độ chứng cứ mạnh).
  • Nếu bệnh nhân không thể hoặc không muốn áp dụng CBT-I, thì điều trị bằng dược phẩm ngắn hạn (3–6 tháng), phương pháp điều trị sức khỏe tổng hợp (CIH), hoặc xem xét dùng cả hai.
  • Với điều trị bằng dược phẩm, khuyến cáo xem xét kỹ tiền sử giấc ngủ và đánh giá các chống chỉ định. Các biện pháp can thiệp không dùng thuốc cũng được khuyến khích.
  • Nếu bắt đầu điều trị bằng dược phẩm, liều thấp doxepin liều hoặc chất chủ vận thụ thể benzodiazepine (NBRAs) có thể được xem xét, tuy nhiên nguy cơ lớn của NBRA trên rối loạn hành vi liên quan đến giấc ngủ cần được thảo luận thêm.
  • Nhĩ châm (châm cứu tai) là phương pháp điều trị CIH được đề nghị cho chứng mất ngủ kinh niên.

Bình luận của BS. Molano:

Mặc dù các hướng dẫn này tập trung vào đối tượng quân nhân và cựu chiến binh, song chúng cũng cung cấp gợi ý cho chẩn đoán và quản lý OSA và chứng mất ngủ cho tất cả bệnh nhân. Đánh giá toàn diện bao gồm việc xem xét các yếu tố cơ bản về y tế, tâm thần và môi trường có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng được khuyến khích. Đánh giá các tình trạng giấc ngủ khác như hội chứng chân không đứng yên, bệnh mất ngủ giả và chứng ngủ rũ cũng rất quan trọng

 

Mysliwiec V và cộng sự. Quản lý chứng rối loạn mất ngủ mãn tính và chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Tóm tắt nội dung Hướng dẫn Thực hành Lâm sàng 2019 của Bộ Cựu chiến binh và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Ann Intern Med ngày 18 tháng 2 năm 2020; 172: 325. (https://doi.org/10.7326/M19-3575)

Bác sĩ Molano là Phó Giáo sư tại Đại học Cincinnati, nơi bà đã tham gia giảng dạy từ năm 2010.

 

Dịch giả: Lâm Trịnh Diễm Ngọc

Mentor: Võ Đức Duy, Ph.D

Chia sẻ bài viết