Phần 5. Thay đổi hành vi và sự hạnh phúc để nâng cao chất lượng sức khỏe: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường của Hoa Kỳ – ADA 2021

Phần 5. Thay đổi hành vi và sự hạnh phúc để nâng cao chất lượng sức khỏe: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường của Hoa Kỳ – ADA 2021

Biên dịch: Trần Thị Huyền Sương

 

Giáo dục và hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường

5.1 Theo tiêu chuẩn quốc gia về giáo dục và hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), bệnh nhân nên tham gia để được giáo dục về tự quản lý đái tháo đường và nhận được sự hỗ trợ để nâng cao kiến thức, kĩ năng ra quyết định và thành thạo kỹ năng cần thiết cho việc tự chăm sóc đối với bệnh đái tháo đường.

5.2 Bốn thời điểm quan trọng để đánh giá nhu cầu giáo dục tự quản lý bệnh đái tháo đường nhắm thúc đẩy đạt được kỹ năng hỗ trợ việc thực hiện phác đồ, liệu pháp dinh dưỡng và sức khỏe: khi chẩn đoán, hằng năm và/hoặc khi không đạt mục tiêu điều trị, yếu tố biến chứng phát triển (y tế, thể chất, tâm lý xã hội), khi có các chuyển đổi trong cuộc sống hay chăm sóc.

5.3 Kết quả lâm sàng, tình trạng sức khỏe và sự hạnh phúc là mục tiêu chính của giáo dục và hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường và nên được xem là một phần của quy trình chăm sóc.

5.4 Giáo dục và hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường nên lấy bệnh nhân là trung tâm, có thể triển khai theo nhóm hoặc cá nhân và/hoặc sử dụng công nghệ, và nên có liên hệ với toàn bộ đội chăm sóc bệnh nhân.

5.5 Vì giáo dục và hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường có thể cải thiện kết quả và giảm chi phí, sự hoàn trả của bên trả thứ ba được khuyến cáo.

5.6 Rào cản đối với giáo dục và hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường tồn tại trong hệ thống y tế, người chi trả, người cung cấp dịch vụ y tế và bệnh nhân. Cần có nỗ lực xác định và giải quyết những rào cản này.

5.7 Một số rào cản đối với giáo dục và hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường có thể giảm bớt qua khám chữa bệnh từ xa (telemedicine).

Hoạt động thể chất

5.26 Trẻ em và thanh thiếu niên mắc đái tháo đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 hoặc tiền đái tháo đường nên tập 60 phút/ngày hoặc hơn bài tập aerobic cường độ trung bình hoặc mạnh, với hoạt động mạnh củng cố cơ và xương ít nhất 3 ngày/tuần.

5.27 Hầu hết người lớn mắc ĐTĐ tuýp 1 và tuýp 2 nên tập aerobic cường độ trung bình tới mạnh 150 phút hoặc hơn hằng tuần, chia ít nhất 3 ngày/tuần, không quá 2 ngày liên tiếp không tập. Thời gian ngắn hơn (75 phút/tuần) bài tập cường độ mạnh hoặc ngắt quãng có thể đủ với bệnh nhân trẻ tuổi và cân đối hơn.

5.28 Người lớn mắc ĐTĐ tuýp 1 và tuýp 2 nên tập kháng lực 2-3 sessions/tuần và ngày không liên tiếp.

5.29 Tất cả người lớn, đặc biệt người mắc ĐTĐ tuýp 2 nên giảm thời gian không hoạt động gì hàng ngày. Không nên ngồi một chỗ liên tục hơn 30 phút.

5.30 Huấn luyện linh hoạt và huấn luyện cân bằng được khuyến cáo 2-3 lần/tuần ở bệnh nhân lớn tuổi. Có thể lựa chọn yoga và thái cực quyền tùy sở thích để nâng cao sự linh hoạt, sức mạnh cơ bắp và sự cân bằng.

5.31 Đánh giá hoạt động thể chất cơ bản và thời gian không hoạt động thể lực. Khuyến khích tăng cường hoạt động thể chất với bệnh nhân ĐTĐ tuýp 1 và tuýp 2. Ví dụ: đi bộ, yoga, làm việc nhà, làm vườn, bơi lội, khiêu vũ.

Ngừng hút thuốc: thuốc lá và thuốc lá điện tử

5.32 Khuyến cáo tất cả bệnh nhên không sử dụng thuốc lá và các sản phẩm từ cây thuốc lá khác hoặc thuốc lá điện tử.

5.33 Sau khi xác định việc sử dụng thuốc lá và thuốc lá điện tử, thêm tư vấn ngừng thuốc và các hình thức điều trị khác vào chương trình chăm sóc ĐTĐ.

5.34 Thêm việc ngừng thuốc lá là một phần của chương trình giáo dục tiểu đường cho những người có nhu cầu.

Vấn đề tâm lý xã hội

5.35 Chăm sóc tâm lý xã hội nên được tích hợp với sự hợp tác, lấy bệnh nhân làm trung tâm và cung cấp cho tất cả những người mắc ĐTĐ, với mục tiêu tối ưu hóa kết quả sức khỏe và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe.

5.36 Sàng lọc và theo dõi tâm lý xã hội có thể bao gồm, nhưng không giới hạn đối với: thái độ về bệnh ĐTĐ, kỳ vọng đối với quản lý và kết quả y tế, ảnh hưởng hoặc tâm trạng, chất lượng cuộc sống nói chung và chất lượng cuộc sống liên quan đến bệnh tiểu đường, các nguồn lực sẵn có (tài chính, xã hội và tình cảm) và tiền sử tâm thần.

5.37 Bác sĩ nên cân nhắc đánh giá triệu chứng của trầm uất đái tháo đường, trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn uống và khả năng nhận thức. Sử dụng công cụ chuẩn hóa và xác thực vào lần đầu thăm khám, tái khám và khi có sự thay đổi bệnh, điều trị hay hoàn cảnh cuộc sống. Bao gồm người chăm sóc và thành viên gia đình trong đánh giá được khuyến cáo.

5.38 Cân nhắc sàng lọc bệnh nhân lớn tuổi (≥ 65 tuổi) mắc ĐTĐ đối với suy giảm nhận thức và trầm cảm.

Trầm uất đái tháo đường

5.39 Thường xuyên theo dõi bệnh nhân ĐTĐ đối với trầm uất đái tháo đường, cụ thể khi không đạt mục tiêu điều trị và/hoặc khởi phát biến chứng.

Rối loạn lo âu

5.40 Cân nhắc tầm soát lo âu ở những người có biểu hiện lo lắng hoặc lo lắng liên quan đến  biến chứng của bệnh, sử dụng insulin và dùng thuốc, sợ hạ đường huyết và /hoặc không nhận thức được việc hạ đường huyết cản trở tự quản lý và ở những người thể hiện sợ hãi, khiếp đảm hoặc suy nghĩ phi lý trí và / hoặc biểu hiện các triệu chứng lo lắng như hành vi né tránh, hành vi lặp đi lặp lại quá mức hoặc thu mình lại với xã hội. Điều trị nếu có biểu hiện lo lắng.

5.41 Bệnh nhân không nhận biết được bị hạ đường huyết, thường sợ bị hạ đường huyết, nên được điều trị đào tạo nhận thức về đường (hoặc can thiệp dựa trên bằng chứng khác) để giúp thiết lập lại nhận thức về các triệu chứng của hạ đường huyết và giảm nỗi sợ bị hạ đường huyết.

Trầm cảm

5.41 Bác sĩ nên cân nhắc tầm soát tất cả bệnh nhân, đặc biệt ở người có tiền sử trầm cảm, với các phương pháp phù hợp. Đánh giá xa hơn sẽ cần thiết cho người có tầm soát dương.

5.42 Bắt đầu đánh giá khi có chẩn đoán biến chứng hoặc khi có thay đổi đáng kể tình trạng sức khỏe

5.43 Bác sĩ điều trị trầm cảm có khinh nghiệm, sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp tương tác cá nhân, hoặc các cách tiếp cận dựa trên y học thực chứng khác, hợp tác với team điều trị.

Hành vi rối loạn ăn uống

5.45 Bác sĩ nên cân nhắc đánh giá lại phát đồ điều trị ở bệnh nhân có triệu chứng hành vi rối loạn ăn uống, rối loạn ăn uống, chế độ ăn uống gián đoạn.

5.46 Cân nhắc sàng lọc dùng phương thức đã được xác nhận khi có tăng đường huyết và giảm cân không giải thích được dựa trên các hành vi tự báo cáo như liều thuốc, kế hoạch bữa ăn và hoạt động thể chất. Sự xem xét phát đồ điều trị được khuyến các để xác định tác động của trị liệu lên sự đói/hấp thu caloric.

Bệnh tâm thần nghiêm trọng

5.47 Kết hợp giám sát tích cực của các hoạt động tự chăm sóc bệnh tiểu đường vào mục tiêu điều trị cho bệnh nhân mắc ĐTĐ và bệnh tâm thần nghiêm trọng.

5.48 Bệnh nhân được điều trị với thuốc chống loạn thần không điển hình cần được tầm soát tiền ĐTĐ và ĐTĐ 4 tháng sau khi bắt đầu điều trị và ít nhất hàng năm sau đó.

5.49 Thanh thiếu niên hoặc người lớn mắc ĐTĐ được kê thuốc chống loạn thần thế hệ hai, cần theo dõi cẩn thận thay đổi trên cân nặng, kiểm soát đường huyết, mức cholesterol và phát đồ điều trị nên được đánh giá lại.

Bảng 5.1- Khuyến cáo liệu pháp dinh dưỡng
Chủ đề Khuyến cáo
Sự hiệu quả của liệu pháp dinh dưỡng 5.8 Liệu pháp dinh dưỡng được cá nhân hóa để đạt mục tiêu điền trị được khuyến cáo cho ĐTĐ tuýp 1, 2, tiền ĐTĐ, ĐTĐ thai kì. Được cung cấp bởi chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký (RD/RDN), ưu tiên người có kiến thức và khinh nghiệm toàn vẹn trong ĐTĐ.

5.9 Liệu pháp dinh dưỡng có thể tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả ( giảm A1C, giảm cân, giảm cholesterol), nó nên được chi trả hợp lí bởi bảo hiểm hoặc các người trả tiền khác.

 

Cân bằng năng lượng 5.10 Với tất cả bệnh nhân quá cân hoặc béo phì, thay đổi lối sống để đạt và duy trì giảm ít nhất 5% cân nặng được khuyến cáo ở bệnh nhân ĐTĐ và tiền ĐTĐ.
Mô hình ăn uống và phân bổ dinh dưỡng đa lượng

 

5.11 Không có một phân bổ dinh dưỡng lí tưởng nào giữa tinh bột, chất béo, protein cho người bệnh ĐTĐ. Kế hoạch bữa ăn nên được cá nhân hóa, cân nhắc tổng calorie và mục tiêu chuyển hóa.

5.12 Nhiều mô hình ăn uống có thể cân nhắc để quản lí ĐTĐ tuýp 2 và ngăn ngừa với người mắc tiền ĐTĐ.

Tinh bột 5.13 Nguồn tinh bột nhiều chất dinh dưỡng, giàu chất xơ, giảm tối thiểu xử lí. Chú trọng rau không chứa tinh bột, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ sữa, tối thiểu hóa thực phẩm thêm đường.

5.14 Giảm tổng tiêu thụ tinh bột ở bệnh nhân ĐTĐ cho thấy cải thiện đường huyết và có thể áp dụng với các mô hình ăn uống cá nhân hóa khác nhau.

5.15 Với bệnh nhân dùng chương trình insulin linh hoạt, cần giáo dục cách tính lượng tinh bột và liều cho chất béo và protein để xác định liều insulin theo bữa ăn.

5.16 Với bệnh nhân dùng liều insulin cố định, chế độ tiêu thụ tinh bột nhất quán theo thời gian và số lượng, có thể cải thiện đường huyết cà giảm hạ đường huyết.

5.17 Bệnh nhân có nguy cơ cần thay thể thức uống chứa đường ngọt (bao gồm nước trái cây) thành nước thường nhiều nhất có thể để kiểm soát đường huyết, cân nặng, giảm nguy cơ tim mạch và gan nhiễm mỡ. Giảm tối thiểu thức ăn có đường, thay thế bằng thức ăn nhiều dinh dưỡng và lành mạnh hơn.

Protein 5.18 Với người bệnh ĐTĐ tuýp 2, protein có thể tăng phản ứng insulin mà không có tăng glucose huyết. Nên tránh nguồn tinh bột giàu protein khi điều trị hoặc ngăn ngừa hạ đường huyết.
Chất béo 5.19 Kế hoạch ăn uống theo kiểu Địa Trung Hải giàu chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có thể cải thiện chuyển hóa đường và giảm nguy cơ tim mạch.

5.20 Thức ăn giàu acid béo chuỗi dài n-3, như chất béo cá (EPA và DHA) và đậu và hạt được khuyến cáo để ngăn ngừa và trị bệnh tim mạch.

Vi chất dinh dưỡng và thảo mộc bổ sung 5.21 Không có bằng chứng rõ thực phẩm chức năng chứa vitamin, khoáng (crom và vitamin D), thảo mộc, gia vị (quế, nha đam) có thể cải thiện kết quả ở người bệnh không có thiếu hụt. Không khuyết cáo sử dụng để kiểm soát đường huyết.
Đồ uống có cồn 5.22 Người lớn mắc ĐTĐ nên uống lượng trung bình (không quá 1 ly/ngày cho nữ và 2 ly/ngày ở nam.

5.23 Giáo dục về dấu hiệu, triệu chứng, tự quản lý hạ đường huyết khéo dài sau khi uống rượu, đặc biệt khi dùng insulin. Nhấn mạnh việc giám sát đường máu sau uống thức uống có cồn để giảm nguy cơ hạ đường huyết.

 

Muối 5.24 Giới hạn lượng muối tiêu thụ <2300 mg/day ở người có ĐTĐ và tiền ĐTĐ.
Chất tạo ngọt không dinh dưỡng 5.25 Dùng chất tạo ngọt không dinh dưỡng có thể giảm tổng lượng calorie và tinh bột. Bệnh nhân có thể dùng thức uống dùng chất tạo ngọt không dinh dưỡng như một cách thay thế ngắn hạn. Nhưng bệnh nhân nên giảm thức uống ngọt nhân tạo hay tự nhiên và thay thế bằng nước thường.

 

Bảng 5.2 Tình huống cần giới thiệu bệnh nhân đái tháo đường đến bác sĩ tâm lý để đánh giá và điều trị
·         Nếu sự tự chăm sóc bản thân vẫn suy giảm ở người bệnh có trầm uất đái tháo đường sau khi giáo dục đái tháo đường
·         Nếu một người có sàng lọc dương trên công cụ tầm soát triệu chứng trầm cảm đã được xác thực
·         Có xuất hiện triệu chứng hoặc nghi ngờ hành vi rối loạn ăn uống, bệnh rối loạn ăn uống, ăn uống gián đoạn
·         Nếu xác định được sự cố tình bỏ qua insulin hoặc thuốc đường uống để giảm cân
·         Nếu một người có sàng lọc dương cho lo âu hoặc sợ bị hạ đường huyết
·         Nếu một bệnh tâm thần nghiêm trọng được nghi ngờ
·         Ở thanh thiếu niên và gia đình có khó khăn tự chăm sóc, nhập viện lặp đi lặp lại do toan ceto, hoặc đau buồn nghiêm trọng
·         Nếu một người sàng lọc dương với suy giảm nhận thức
·         Giảm hoặc suy yếu khả năng thực hiện các hành vi tự chăm sóc bệnh tiểu đường
·         Trước khi phẫu thuật béo phì và sau phẫu thuật nếu đánh giá sự cần thiết tiếp tục hỗ trợ

 

Tài liệu tham khảo:

Facilitating Behavior Change and Well-being to Improve Health Outcomes: Standards of Medical Care in Diabetes—2021

American Diabetes Association

Diabetes Care 2021 Jan; 44 (Supplement 1): S53-S72. https://doi.org/10.2337/dc21-S005

 

 

Chia sẻ bài viết