[ESC Congress 2021] Các tiêu chuẩn chẩn đoán HFpEF khác nhau như thế nào?

[ESC Congress 2021] Các tiêu chuẩn chẩn đoán HFpEF khác nhau như thế nào?

Biên dịch: Trương Thục Quỳnh (Trường Y – ĐH New South Wales/UNSW Sydney – Úc)

Viết tắt    : Heart failure preserved ejection fraction (HFpEF)

Chẩn đoán suy tim với phân suất tống máu bảo tồn (HFpEF) thường là một thử thách. Tại buổi thảo luận  ‘Highlights from the Young’, Bác sĩ Julius Nikorowitsch (Trung tâm Tim mạch Đại học Hamburg, Đức) đã mô tả một phân tích dùng để so sánh các tiêu chuẩn trong ESC guideline  suy tim 2016 (ESC 2016); H2FPEF ( bệnh nặng, uống từ 2 thuốc tăng huyết áp trở lên, rung nhĩ, tăng áp động mạch phổi, người trên 60 tuổi, tăng áp lực đổ đầy); và thang điểm HFA-PEFF (siêu âm tim và peptit lợi niệu natri) được dùng để chẩn đoán và xác định đặc điểm của HFpEF trong dân số nói chung.

 

Phân tích sử dụng dữ liệu từ 5.613 tình nguyện viên tham gia trong Nghiên cứu Sức khỏe Thành phố Hamburg, có độ tuổi trung bình là 62 tuổi (51% là phụ nữ). Trong số 407 (7,3%) bệnh nhân mắc chứng khó thở không rõ nguyên nhân, tỷ lệ mắc phải HFpEF ước tính là 20,4% theo hướng dẫn ESC 2016; 12,3% theo thủ thuật H2FPEF; và 7,6% theo chỉ số HFA-PEFF. Phần lớn các đối tượng được phân loại là “không loại trừ khả năng bị HFpEF” theo thủ thuật H2FPEF (59,2%) và chỉ số HFA-PEFF (57,7%).

 

Việc không thật sự rõ ràng ở những cá nhân được chẩn đoán bằng các tiêu chuẩn HFpEF khác nhau cần phải được hạn chế. Hơn nữa, phân bố của các bệnh đi kèm (ví dụ: rung nhĩ, tiểu đường và tăng huyết áp) và các yếu tố nguy cơ (tuổi, BMI) có sự khác biệt giữa những nhóm chẩn đoán HFpEF khác nhau.

 

Các tác giả kết luận rằng, mặc dù HFpEF tương đối phổ biến ở nhóm tuổi trung niên, các hướng dẫn có sẵn hiệu nay đang mâu thuẫn về việc phát hiện thêm nhiều nhóm dân số phụ khác. Vẫn cần nhiều nghiên cứu thêm để cải thiện tình trạng trên. 

 

Chia sẻ bài viết