1 đợt cúm gia cầm mới đang hoành hành từ Á sang Âu

1 đợt cúm gia cầm mới đang hoành hành từ Á sang Âu

H5N1 thuộc nhóm Cúm gia cầm (cúm A). Nhóm virus này được đặt tên dựa trên 2 protein trên bề mặt của chúng, gọi đơn giản là protein H và N và đánh số theo loại tương ứng. Loại virus gây đợt dịch cực lớn năm 2003, là H5N1, có xuất xứ từ Quảng Đông (Guangdong) TQ lây nhiễm đến châu Á, châu Phi, Trung Đông và Bắc Mỹ, nơi mà người ta phải giết hơn 400 triệu con gà, gà Tây và vịt và làm cho hơn 600 người bị nhiễm bệnh trong vòng 5 năm
Từ năm 2014, dịch cúm gia cầm bắt đầu bùng phát lại, lý do chính là do sự tăng cường sức mạnh của virus, có thể là do sự xuất hiện của đột biến gene. Vào năm 2021 – 2022, một đợt dịch mới được ghi nhận là do chủng H5N6 và H5N8 đang làm cho hàng triệu gia cầm và chim hoang dã bị bệnh. FDA cũng đang thu hồi rất nhiều thịt gà. 2 chủng này có cùng xuất xứ với chủng ở Quảng Đông. Chủ thể (host) mang virus được cho là do loài vịt (waterfowl) nhập cư vào các quốc gia.
Sự lây nhiễm từ chim hoang dại vào gia cầm và người được ghi nhận, tuy tần suất chưa lớn. Từ cuối 2021 đến tháng 3, 2022, có 50 người nhiễm H5N6 ở TQ, trong đó có 16 ca tử vong. Hiện thời vẫn chưa có báo cáo nào về việc lây nhiễm từ người sang người. Để đạt đến level của Covid-19, Virus Cúm gia cầm cần một số cơ chế đột biến hoặc thu nhận để tăng tính lây nhiễm và độc lực. Chúng ta chưa được hiểu rõ hoàn toàn các cơ chế này. Tất nhiên, nếu điều này xảy ra thì không đùa được!
WHO được cho là đang lưu trữ và điều tra về các loại cúm gia cầm này. Biện pháp hiện thời theo Sciences là nông dân nên giảm trữ lượng gia cầm, cách ly chúng với các loài chim hoang dại.
Với chúng ta thì vào mùa BBQ này, bà con có nướng thịt gà thì làm kỹ một chút, chịu khó mua thực phẩm từ các siêu thị đáng tin cậy, đừng ham rẻ mà mua gà vịt không rõ nguồn gốc.
TLTK: sciences

Chia sẻ bài viết