ACC/AHA/HFSA 2022 : Hướng dẫn điều trị suy tim (Tóm tắt và Cập nhật bổ sung)

ACC/AHA/HFSA 2022 : Hướng dẫn điều trị suy tim (Tóm tắt và Cập nhật bổ sung)

Biên dịch:  Minh Anh, Bảo Kim, Quốc Kiệt, Chang Lee, Diễm Ngọc, Thanh Huyền, Thiện Quyền, Hoàng Thiện, Minh Thúy, Thục Trinh

Hiệu đính: Hoàng Thiện, Diễm Ngọc, Cẩm Trâm, Tùng Lê, Quốc Tuyến

 

Bảng 1.
Áp dụng Loại khuyến cáo và Mức độ chứng cứ trong Các chiến lược lâm sàng, Can thiệp, Điều trị hoặc Xét nghiệm chẩn đoán trong Chăm sóc bệnh nhân

1. Top 10 Thông Điệp Cần Nhớ

  1. Điều trị nội khoa theo hướng dẫn (GDMT) trong Suy tim (HF) có giảm phân suất tống máu (HFrEF) hiện nay bao gồm 4 nhóm thuốc trong đó có nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT2i).

  2. Nhóm ức chế SGLT-2 có khuyến cáo mức độ 2a đối với Suy tim giảm phân suất tống máu trung bình (HFmrEF). Những mức độ khuyến cáo thấp hơn (2b) được áp dụng cho nhóm ARNI/ACEi/ARB và MRAs ở các bệnh nhân này.

  3. Những khuyến cáo mới đối với Suy tim bảo tồn phân suất tống máu (HFpEF) được áp dụng cho nhóm ức chế SGLT2 inhibitors (2a), MRAs (2b) và ARNI (2b). Nhiều khuyến cáo trước đây đã được đổi mới bao gồm điều trị tăng huyết áp (1), điều trị rung nhĩ (2a), sử dụng nhóm ARBs (2a), tránh sử dụng nhóm nitrat hoặc ức chế phosphodiesterase-5 thường quy (3-không có lợi).

  4. Cải thiện phân suất tống máu thất trái (LVEF) được dùng để chỉ những người có HFrEF trước đây mà họ có LVEF > 40%. Những bệnh nhân này nên tiếp tục phương pháp điều trị HFrEF của họ.

  5. Các tuyên bố có giá trị được đưa ra cho việc lựa chọn khuyến cáo trong đó những nghiên cứu can thiệp có chất lượng cao và hiệu quả về chi phí đã được xuất bản.

  6. Bệnh tim Amyloid có khuyến cáo mới trong điều trị bao gồm sàng lọc các chuỗi nhẹ đơn dòng trong huyết thanh và nước tiểu, xạ hình xương, xác định trình tự gen, liệu pháp ổn định tetramer và kháng đông.

  7. Bằng chứng ủng hộ áp lực làm đầy thất trái tăng là yếu tố quan trọng để chẩn đoán suy tim nếu LVEF > 40%. Bằng chứng cho việc áp lực làm đầy thất trái tăng có thể thu được từ xét nghiệm không xâm lấn (như peptide natri lợi niệu, chức năng tâm trương trên hình ảnh) hoặc xét nghiệm xâm lấn (như đo huyết động).

  8. Bệnh nhân có Suy tim tiến triển mong muốn kéo dài thời gian sống thì nên chuyển đến nhóm chuyên về suy tim. Một đội ngũ chuyên về suy tim sẽ xem xét quản lý suy tim, đánh giá độ phù hợp của các liệu pháp suy tim tiến triển và sử dụng dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ bao gồm thuốc inotrope giảm nhẹ phù hợp với mục tiêu chăm sóc bệnh nhân.

  9. Dự phòng nguyên phát quan trọng với những người có nguy cơ suy tim (giai đoạn A) hoặc tiền suy tim (giai đoạn B). Các giai đoạn của Suy tim đã được sửa đổi để nhấn mạnh vào các thuật ngữ mới về Nguy cơ Suy tim giai đoạn A hoặc tiền Suy tim giai đoạn B.

  10. Những khuyến cáo được đưa ra cho các bệnh nhân chọn lọc mắc suy tim và thiếu sắt, thiếu máu, tăng huyết áp, rối loạn giấc ngủ, đái tháo đường týp 2, rung nhĩ, bệnh mạch vành và bệnh ác tính.

2. Định nghĩa của Suy tim (HF)

3. Dịch tễ họcNguyên nhân

4. Đánh giá ban đầutuần tự

5. Giai đoạn A (Bệnh nhân nguy Suy tim) &
Giai đoạn B (Bệnh nhân tiền Suy tim)

6. Suy tim giai đoạn C & Suy tim giai đoạn D (tiến triển)

7. Những tuyên bố giá trị

8. Các liệu pháp y khoa bổ sung sau khi tối ưu hóa GDMT

9. Các liệu pháp can thiệpthiết bị cho HFrEF

10. Bệnh hở van tim

11. Những khuyến cáo cho bệnh nhân LVEF giảm nhẹ

12. Những khuyến cáo cho bệnh nhân LVEF bảo tồn

13. Amyloidosis tim

14. Suy tim giai đoạn D (tiến triển)

15. Bệnh nhân nhập viện Suy tim mất cấp tính

16. Các bệnh đi kèmbệnh nhân Suy tim

17. Đối tượng đặc biệt

18. Số lượngbáo cáo chất lượng

19. Mục tiêu chăm sóc

20. Kết quả do bệnh nhân báo cáoChênh lệch bằng chứngHướng nghiên cứu trong tương lai

Từ viết tắt

Nghĩa

ACEi angiotensin-converting enzyme inhibitors

(enzyme ức chế biến đổi angiotensin)

ACS acute coronary syndrome

(hội chứng mạch vành cấp)

ARNi angiotensin receptor-neprilysin inhibitors

(ức chế thụ thể angiotensin – neprilysin)

ARB angiotensin (II) receptor blockers

(thuốc ức chế thụ thể angiotenin II)

AF atrial fibrillation

(rung tâm nhĩ)

AL-CM immunoglobulin light chain amyloid cardiomyopathy

(bệnh cơ tim chuỗi nhẹ immunoglobulin)

ATTR-CM transthyretin amyloid cardiomyopathy

( bệnh cơ tim do tích tụ amyloid transthyretin)

ATTRv variant transthyretin amyloidosis

( biến thể transthyretin amyloidosis)

ATTRwt wild-type transthyretin amyloidosis

( amyloidosis hệ thống)

BNP B-type natriuretic peptide

(peptide lợi niệu natri type B)

CABG coronary artery bypass graft

(phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành)

CAD coronary artery disease

(bệnh động mạch vành)

CCM cardiac contractility modulation

(điều hòa co bóp cơ tim)

CHF congestive heart failure

(suy tim sung huyết)

CKD chronic kidney disease

(bệnh thận mạn)

CMR cardiovascular magnetic resonance

(cộng hưởng từ tim mạch)

COVID-19 coronavirus disease 2019

(bệnh coronavirus 2019)

CPET cardiopulmonary exercise test

(nghiệm pháp hô hấp – tim mạch gắng sức)

CRT cardiac resynchronization therapy

(liệu pháp tái đồng bộ tim)

CRT-D cardiac resynchronization therapy with defibrillation

(liệu pháp tái đồng bộ tim có khử rung)

CRT-P cardiac resynchronization therapy with pacemaker

(liệu pháp tái đồng bộ tim với máy tạo nhịp)

CT computed tomography

(chụp cắt lớp vi tính)

CVD cardiovascular disease

(bệnh tim mạch)

CVP central venous pressure

(áp lực tĩnh mạch trung tâm)

DOAC direct-acting oral anticoagulants

(thuốc chống đông trực tiếp đường uống)

DPP-4 dipeptidyl peptidase-4

(enzyme dipeptidyl peptidase-4)

ECG Electrocardiogram

(điện tâm đồ)

EF ejection fraction

(phân suất tống máu)

eGFR estimated glomerular filtration rate

(độ lọc cầu thận ước tính)

FDA U.S. Food and Drug Administration

(Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ)

FLC free light chain

(chuỗi nhẹ tự do)

GDMT guideline-directed medical therapy

(Điều trị nội khoa theo hướng dẫn)

HF heart failure

(suy tim)

HFimpEF heart failure with improved ejection fraction

(suy tim phân suất tống máu hồi phục)

HFmrEF heart failure with mildly reduced ejection fraction

(suy tim giảm phân suất tống máu trung bình)

HFpEF heart failure with preserved ejection fraction

(suy tim bảo tồn phân suất tống máu)

HFrEF heart failure with reduced ejection fraction

(suy tim giảm phân suất tống máu)

ICD implantable cardioverter-defibrillator

(máy khử rung tim)

IFE immunofixation electrophoresis

(điện di cố định miễn dịch)

LBBB left bundle branch block

(Block nhánh trái)

LV left ventricular

(thất trái)

LVAD left ventricular assist device

(thiết bị hỗ trợ thất trái)

LVEDV left ventricular end-diastolic volume

(đường kính thất trái tâm trương)

LVEF left ventricular ejection fraction

(phân suất tống máu thất trái)

LVH left ventricular hypertrophy

(phì đại thất trái)

MCS mechanical circulatory support

(hỗ trợ cơ khí tuần hoàn)

MI myocardial infarction

(nhồi máu cơ tim cấp)

MR mitral regurgitation

(hở van hai lá)

MRA mineralocorticoid receptor antagonist

(kháng thụ thể mineralocorticoid)

MV mitral valve

(van hai lá)

NSAID nonsteroidal anti-inflammatory drug

(thuốc kháng viêm không steroid)

NSVT nonsustained ventricular tachycardia

(nhịp nhanh thất tạm thời)

NT-proBNP N-terminal prohormone of B-type natriuretic peptide

(tiền chất peptide lợi niệu natri type B tận cùng là chuỗi amino)

NYHA New York Heart Association

(Hiệp hội tim mạch New York)

QALY quality-adjusted life year

(số năm chất lượng sống)

QOL quality of life

(chất lượng cuộc sống)

PA pulmonary artery

(động mạch phổi)

PCWP pulmonary capillary wedge pressure

(áp lực mao mạch phổi bít)

PET positron emission tomography

(chụp cắt lớp phát xạ positron)

PPAR-γ peroxisome proliferator-activated receptor gamma

( Yếu tố phiên mã hạt nhân peroxisome proliferator kích hoạt thụ thể gamma)

PUFA polyunsaturated fatty acid

(acid béo không bão hòa đa nối đôi)

RA right atrial

(tâm nhĩ phải)

RASS renin–angiotensin–aldosterone system

(hệ renin–angiotensin–aldosterone)

RAASi renin–angiotensin–aldosterone system inhibitors

(ức chệ hệ  renin–angiotensin–aldosterone)

RCT randomized controlled trial

(thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên)

RV right ventricular

(thất phải)

SCD sudden cardiac death

(đột tử do tim)

SGLT2i sodium-glucose cotransporter-2 inhibitors

(ức chế kênh đồng vận chuyển Na – glucose 2)

SPECT single photon emission CT

(chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn)

99mTc-PYP technetium pyrophosphate

Thuốc phóng xạ technetium pyrophosphate

TEER transcatheter mitral edge-to-edge repair

(sửa van hai lá qua đường ống thông)

TTE transthoracic echocardiogram

(siêu âm tim qua lồng ngực)

VA ventricular arrhythmia

(nhịp tim nhanh thất)

VF ventricular fibrillation

(rung thất)

VHD valvular heart disease

(bệnh van tim)

VO2 oxygen consumption/oxygen uptake

(tiêu thụ oxy tối đa/ hấp thu oxy tối đa)

VT ventricular tachycardia

(nhịp nhanh thất)

 

Nguồn: https://www.onlinejcf.com/article/S1071-9164(22)00076-8/fulltext#seccesectitle0100

https://professional.heart.org/en/science-news/2022-guideline-for-the-management-of-heart-failure

Chia sẻ bài viết