Mối liên quan giữa tăng độ dày lớp nội mạc (IMT) và xơ vữa động mạch với các mức tăng nồng độ insulin lúc đói ở người trung niên

Mối liên quan giữa tăng độ dày lớp nội mạc (IMT) và xơ vữa động mạch với các mức tăng nồng độ insulin lúc đói ở người trung niên

Tác giả: M. Röhling et al.

Bối cảnh và mục tiêu: Các nghiên cứu di truyền được công bố gần đây lần đầu tiên có thể cho thấy về mối liên quan nhân quả giữa nồng độ insulin và nguy cơ tim mạch. Do đó, các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết về các mức tăng nồng độ insulin lúc đói có mối liên quan với sự báo trước của bệnh lý tim mạch như tăng độ dày lớp nội mạc (IMT > 1 mm) hoặc xơ vữa động mạch (AS, được định nghĩa bởi sự hiện diện của các mảng xơ vữa).

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong một nghiên cứu đang tiến hành, các nhân viên trung niên (≥40 năm tuổi) của Boehringer Ingelheim được theo dõi thường xuyên trong chương trình chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp. Được kiểm tra các thông số lâm sàng và xét nghiệm. Phân tích hồi quy logistic đa biến xác định tỷ số số chênh (OR) cho tần suất mắc mới của tăng IMT hoặc AS có liên quan đến nồng độ insulin lúc đói thời điểm ban đầu và thay đổi của nó cho đến khi tiếp tục so sánh với chỉ số BMI nền và sự thay đổi trong mô hình toàn diện (Mô hình 1: Các thông số lâm sàng và xét nghiệm ban đầu; Mô hình 2: Mô hình 1 + sự thay đổi BMI; Mô hình 3: Mô hình 1 + sự thay đổi insulin). Nguy cơ tương đối đã hiệu chỉnh về tăng IMT và AS được tính toán bằng phân tích Mantel-Haenszel. Với mục đích này, insulin lúc đói và chỉ số BMI được mã hóa thành biến nhị phân, được định nghĩa như tăng insulin máu (insulin lúc đói: >15 µU/ml) hoặc thừa cân (BMI: > 25kg/m2)

Kết quả: Từ n=6825 người tham gia chương trình sức khỏe, n=3332 người theo dõi lần đầu sau 5.0±1.0 năm. Sau khi loại trừ tất cả những người tham gia do dữ liệu không đầy đủ (n=1327) hoặc tình trạng suy tim mạch đã tồn tại (n=366), các tập dữ liệu của 1639 người tham gia đã bao gồm trong phân tích.

Tăng IMT khi theo dõi được chẩn đoán ở 238 người tham gia (15%) và 328 (20%) người đã tiến triển AS. Phân tích tuyến tính logic xác định insulin lúc đói, BMI và hút thuốc lá là các yếu tố nguy cơ gây ra 2 bệnh tim mạch này (tất cả p<0.05), trong khi tuổi tác và huyết áp tâm thu là các yếu tố nguy cơ duy nhất cho tình trạng tăng IMT, và giới tính nam chỉ liên quan đến tỉ suất mắc phải xơ vữa động mạch (tất cả p<0.01).

Điều chỉnh bổ sung về sự thay đổi BMI trong quá trình theo dõi không thay đổi các mối liên quan (gồm insulin lúc đói), nhưng điều chỉnh về sự thay đổi insulin lúc đói trong khi theo dõi đã loại bỏ BMI như một yếu tố nguy cơ cho cả hai bệnh tim mạch trên. Sự thay đổi nồng độ insulin lúc đói trong quá trình theo dõi mà không phải là thay đổi chỉ số BMI được phát hiện có liên quan đến sự tăng IMT (OR [95% Cl]: 1.055 [1.030; 1.082]) và AS (OR [95%Cl]: 1.057 [1.030; 1.085] (cả hai p<0.001). Các phân tích nhóm nhỏ chỉ ra các giá trị nền cao của insulin đói hoặc BMI kết hợp với sự thay đổi lớn hơn tương ứng trong khi theo dõi tạo ra yếu tố nguy cơ cao nhất cho cả hai kết cục tim mạch. Phân tích về các nguy cơ tương đối được điều chỉnh chỉ ra rằng cả hai insulin lúc đói và chỉ số BMI được thêm vào tuổi và giới tính như là các yếu tố nguy cơ. Điều thú vị là bao gồm cả biến số, hút thuốc lá không dẫn đến nguy cơ cao bằng nồng độ insulin cao lúc đói trong việc làm tăng IMT hoặc xơ vữa động mạch.

Kết luận: nồng độ insulin nền lúc đói cao hơn và tình trạng tăng dần insulin lúc đói có liên quan đến sự tiến triển sinh xơ vữa và thế chỗ cho chỉ số BMI như yếu tố nguy cơ.

 

Credits: Bs.Võ Kim Khánh, nhóm Pharmavn.org

Hiệu đính: DS. Trần Thị Quốc Tuyến, PharmD

Nguồn: EASD 2021

Chia sẻ bài viết