Empagliflozin ở bệnh suy tim có phân suất tống máu bảo tồn

Empagliflozin ở bệnh suy tim có phân suất tống máu bảo tồn

BỐI CẢNH:

Các chất ức chế kênh đồng vận natri – glucose 2 (SGLT-2i) đã được chứng minh giúp làm giảm nguy cơ nhập viện do suy tim ở những bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm, tuy nhiên tác động của nhóm thuốc này trên bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu bảo tồn hiện còn chưa được làm rõ.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Trong thử nghiệm mù đôi này, 5988 bệnh nhân suy tim độ II-IV có phân suất tống máu trên 40% đã được chỉ định ngẫu nhiên hoặc sử dụng empagliflozin (10 mg/ngày) hoặc giả dược kèm theo các liệu pháp điều trị thông thường. Kết cục lâm sàng chính bao gồm tử vong do tim mạch hoặc nhập viện do suy tim.

KẾT QUẢ:

Qua thời gian trung vị 26.2 tháng, kết cục lâm sàng chính xảy ra ở 415/2997 bệnh nhân (13.8%) nhóm empagliflozin và 511/2991 bệnh nhân (17.1%) nhóm giả dược (tỉ số nguy cơ, 0.79; khoảng tin cậy [CI] 95%, 0.69 – 0.90; P<0.001). Tác động này chủ yếu liên quan đến nguy cơ nhập viện do suy tim thấp hơn ở nhóm empagliflozin. Tác động của empagliflozin nhất quán ở cả những bệnh nhân mắc hoặc không mắc kèm đái tháo đường. Tổng số lần nhập viện do suy tim ở nhóm empagliflozin thấp hơn so với nhóm giả dược (407 – nhóm empagliflozin và 541 – nhóm giả dược; tỷ số nguy cơ, 0.73; CI 95%, 0.61 – 0.88; P<0.001). Nhiễm trùng tiết niệu, sinh dục không biến chứng và tăng huyết áp cũng được báo cáo thường xuyên hơn ở nhóm sử dụng empagliflozin.

KẾT LUẬN:

Empagliflozin giúp làm giảm nguy cơ tử vong do tim mạch hoặc nhập viện do suy tim ở những bệnh nhân mắc suy tim có phân suất tống máu bảo tồn, bất kể có mắc kèm đái tháo đường hay không.

(Được tài trợ bởi Boehringer Ingelheim và Eli Lilly, EMPEROR-Preserved ClinicalTrials.gov số NCT03057951).

 

Biên dịch: Đỗ Mỹ Ngọc, Nguyễn Thị Cẩm Trâm

Nguồn:

Anker, Stefan D., Javed Butler, Gerasimos Filippatos, João P. Ferreira, Edimar Bocchi, Michael Böhm, Hans-Peter Brunner–La Rocca, et al. 2021. “Empagliflozin in Heart Failure with a Preserved Ejection Fraction.” New England Journal of Medicine 0 (0): null. DOI: 10.1056/NEJMoa2107038

https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2107038?query=featured_home&fbclid=IwAR3F9jIbuwg8KUERDS-BDHprvCApIoDLLqTXQ8s0tFu–c75obEeiDJPNEA

Image: cardiovascularnews.com

 

Chia sẻ bài viết