Cryoablation hay thuốc trong điều trị bệnh rung nhĩ

Cryoablation-thuoc-chong-loan-nhip-rung-nhi

Cryoablation hay thuốc trong điều trị bệnh rung nhĩ

Sử dụng Cryoablation (tạm dịch: ‘cắt đông lạnh’ – kĩ thuật sử dụng cực lạnh để vô hiệu hóa các phần nhỏ của tim tạo ra tín hiệu không đồng nhất ) hay thuốc trong liệu pháp điều trị ban đầu bệnh rung nhĩ

Bối cảnh nghiên cứu:

Rung nhĩ ảnh hưởng khoảng 1-2% tổng dân số toàn cầu. Nếu không điều trị dự phòng, tỉ lệ bệnh nhân tái phát rung nhĩ là 90%. Các hướng dẫn điều trị khuyến cáo dùng các thuốc chống loạn nhịp như một liệu pháp điều trị ban đầu để kiểm soát triệu chứng ở bệnh nhân. Tuy nhiên, hiệu quả lâm sàng của thuốc còn hạn chế và không tránh khỏi những tác dụng không mong muốn.

Phương pháp điều trị rung nhĩ bằng cách triệt phá rung nhĩ qua đường ống thông (catheter ablation) hiện đang vượt trội hơn trong duy trì nhịp xoang và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân – những người đã thất bại với điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên các thử nghiệm trước đó đã nhận thấy triệt phá rung nhĩ qua đường ống thông bằng cách sử dụng tần số vô tuyến bị hạn chế bởi tỉ lệ tái phát loạn nhịp, biến chứng.

Trong thử nghiệm lâm sàng này, tiến hành can thiệp ngẫu nhiên xâm lấn sớm trong kiểm soát nhịp ban đầu ở bệnh nhân rung nhĩ có triệu chứng và chưa được điều trị. Mục đích của thử nghiệm là so sánh sử dụng kĩ thuật cryoballoon (sử dụng cực lạnh thay vì tần số vô tuyến để vô hiệu hóa rung nhĩ qua đường ống thông) so với thuốc để ngăn ngừa sự tái phát của loạn nhịp nhanh. Các thông số được đánh giá bằng máy theo dõi nhịp tim cấy ghép.

Thiết kế nghiên cứu:

Thử nghiêm lâm sàng ngẫu nhiên, đa trung tâm, nhãn mở, làm mù điểm cuối được tiến hành ở 18 trung tâm tại Canada.

Phương pháp nghiên cứu:

Tổng cộng 303 bệnh nhân rung nhĩ có triệu chứng, kịch phát, chưa được điều trị được phân thành hai nhóm: nhóm điều trị bằng kỹ thuật cryballoon và nhóm điều trị bằng thuốc chống rung nhĩ. Tất cả bệnh nhân được cấy ghép một máy đo nhịp tim để theo dõi rối loạn nhịp tim. Thời gian theo dõi là 12 tháng. Tiêu chí đánh giá chính là sự tái phát đầu tiên được ghi nhận của bất kỳ rối loạn nhịp tim nào bao gồm rung nhĩ, cuồng động nhĩ, nhịp nhanh nhĩ trong khoảng 91 ngày đến 365 ngày sau khi sử dụng kĩ thuật cryoballoon trong vô hiệu hóa rung nhĩ qua ống thông hoặc sử dụng thuốc chống loạn nhịp. Tiêu chí đánh giá phụ bao gồm không còn triệu chứng loạn nhịp nhanh, gánh nặng rung nhĩ và chất lượng cuộc sống.

Kết quả:

cryoablation-thuoc-loan-nhip-rung-nhi

Đối với tiêu chí đánh giá chính: Ở nhóm sử dụng kĩ thuật cryoballoon có 66/154 bệnh nhân và ở nhóm dùng thuốc có 101/149 bệnh nhân có tái phát triệu chứng loạn nhịp nhanh (HR: 0.48, Cl 95% :0.35 – 0.66, p <0.001).

Đối với tiêu chí đánh giá phụ: Rối loạn nhịp nhanh có triệu chứng là 11.0% bệnh nhân ở nhóm sử dụng kỹ thuật cryballoon và 26.2 % bệnh nhân ở nhóm dùng thuốc (HR: 0.39, Cl 95%: 0.22-0.68).

Trung vị thời gian trong rung nhĩ là 0% (khoảng tứ phân vị 0-0.08) ở nhóm sử dụng kĩ thuật cryoballoon, và 0.13% ( khoảng tứ phân vị 0-1.6) ở nhóm dùng thuốc chống loạn nhịp.

Biến cố bất lợi xảy ra ở 5 bệnh nhân (3.2%) ở nhóm sử dụng kỹ thuật cryoballoon và 6 bệnh nhân (4.0%) ở nhóm dùng thuốc.

Kết luận:

Sử dụng kỹ thuật cryoballoon  sử dụng cực lạnh để vô hiệu hóa rung nhĩ qua đường ống thông) để điều trị ban đầu cho rung nhĩ kịch phát, có triệu chứng cho kết quả tỉ lệ tái phát rung nhĩ thấp hơn đáng kể so với điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp.

Biên dịch: Nguyễn Cao Quỳnh Anh

Tài liệu tham khảo:

https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2029980

Chia sẻ bài viết