Ảnh hưởng của Canagliflozin đối với bệnh thiếu máu trên bệnh nhân Đái tháo đường tuýp 2 và Bệnh thận mãn tính

Ảnh hưởng của Canagliflozin đối với bệnh thiếu máu trên bệnh nhân Đái tháo đường tuýp 2 và Bệnh thận mãn tính

Biên dịch: Lê Kim Minh

Hiệu đính: DS. Lâm Trịnh Diễm Ngọc, TS. Võ Đức Duy

 

Canagliflozin: thuộc nhóm thuốc chống tiểu đường mới hoạt động bằng cách ức chế kênh đồng vận natri-glucose (SGLT2). SGLT2 được tìm thấy trong thận và chịu trách nhiệm tái hấp thu glucose đã được lọc. Canagliflozin được FDA chấp thuận vào ngày 29 tháng 3 năm 2013.

Tổng quan: Các chất ức chế SGLT2 có thể tăng cường tạo hồng cầu và tăng khối lượng hồng cầu. Nhóm nghiên cứu đã đánh giá tác động dài hạn của Canagliflozin đối với các kết quả liên quan đến thiếu máu.

Phương pháp nghiên cứu:

  • Đối tượng nghiên cứu: 4401 bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 và bệnh thận mãn tính đến từ 34 quốc gia
  • Thiết kế: Trong thử nghiệm ngẫu nhiên CREDENCE (Canagliflozin và các biến cố trên thận ở bệnh nhân đái tháo đường mà những người này đã được đánh giá lâm sàng bệnh thận), một phân tích hậu định đã được tiến hành. Nhóm nghiên cứu sử dụng các mô hình tác dụng hỗn hợp tuyến tính để đánh giá tác động của Canagliflozin so với giả dược lên chỉ số hemoglobin và hematocrit. Kết quả được tổng hợp bằng phân tích Kaplan-Meier và mô hình hồi quy Cox từ các trường hợp đang điều trị thiếu máu hoặc thiếu máu quan sát được do điều tra viên báo cáo.
  • Nhóm 1: Có 2202 bệnh nhân dùng Canagliflozin (100mg)
  • Nhóm 2: Có 2199 bệnh nhân dùng giả dược

Kết quả nghiên cứu:

  • Tại thời điểm ban đầu, nồng độ hemoglobin trung bình là 132.0 g/L (SD 17.7)

+Có 1599 (36%) trong số 4401 người tham gia bị thiếu máu (được định nghĩa là hemoglobin <130 g/L ở nam hoặc <120 g/L ở nữ)

+Có 33 (<1%) trong số 4401 người tham gia đã sử dụng các chất kích thích tạo hồng cầu

  • Trong thời gian theo dõi trung bình 2.6 năm (IQR 2.1–3.1), nồng độ hemoglobin trung bình và hematocrit ở nhóm canagliflozin cao hơn nhóm giả dược lần lượt là 7.1 g/L (95% CI; 6.4–7.8) & 2.4% (2.2–2.6)
  • Nhìn chung, 573 trong số 4401 người tham gia gặp biến cố thiếu máu (do điều tra viên báo cáo) hoặc bắt đầu điều trị thiếu máu:

+358 (8%) người được báo cáo gặp biến cố thiếu máu

+343 (8%) người bắt đầu sử dụng chế phẩm sắt

+141 (3%) người bắt đầu sử dụng các chất kích thích tạo hồng cầu

+114 (2%) người được truyền máu.

  • Kết quả tổng hợp từ các trường hợp trên cho thấy nguy cơ ở nhóm Canagliflozin thấp hơn nhóm giả dược (HR: 0.65, 95% CI; 0.55–0.77; P <0.0001).
  • So với nhóm dùng giả dược, nhóm Canagliflozin cũng có nguy cơ thiếu máu đơn thuần thấp hơn (0.58, 0.47–0.72; P <0.0001), tỉ lệ bắt đầu sử dụng chế phẩm sắt (0.64, 0.52–0.80; P <0.0001), và tỉ lệ các tác nhân kích thích tạo hồng cầu cũng thấp hơn (0.65, 0.46–0.91; P = 0.012).

Kết luận:

  • Những dữ liệu này cho thấy rằng Canagliflozin làm giảm nguy cơ mắc các kết cục liên quan đến thiếu máu, bao gồm nhu cầu sử dụng các chất kích thích tạo hồng cầu ở những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 và bệnh thận mãn tính.

Tài liệu tham khảo: Megumi Oshima, MD et Effects of canagliflozin on anaemia in patients with type 2 diabetes and chronic kidney disease: a post-hoc analysis from the CREDENCE trial; Articles| Volume 8, Issue 11, P903-914, November 01, 2020 THE LANCET Diabetes & Endocrinology (DOI: https://doi.org/10.1016/S2213-8587(20)30300-4)

Hình đại diện từ: https://www.thestatesman.com/lifestyle/health/treat-anaemia-timely-avoid-serious-complications-1502879188.html

Category: Nghiên cứu lâm sàng

Tag: Bệnh đái tháo đường, thuốc khác trên thận

Chia sẻ bài viết