Các thuốc trị thoái hoá khớp phổ biến

Các thuốc trị thoái hoá khớp phổ biến

Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuỳ Trâm. Hiệu đính: TS.DS. Phạm Đức Hùng

Thoái hoá khớp (Osteoarthritis) là bệnh lý về khớp phổ biến nhất. Thoái hoá khớp liên quan đến sự phá hủy sụn khớp, xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể nhưng phần lớn là các khớp chịu lực như khớp ở hông, đầu gối, cột sống cổ, thắt lưng và bàn chân. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng đến các ngón tay, ngón chân lớn và cổ. Dưới đây liệt kê các nhóm thuốc chính trị bệnh này và cách sử dụng.

Chi tiết về bệnh thoái hoá khớp: xem thêm tại link sau: thoái hoá khớp

Hướng dẫn lâm sàng của Hội thấp khớp Hoa Kỳ (ACR) quản lý thoái hoá khớp tay, hông, gối 2020

1.Nhóm giảm đau-hạ sốt

Hoạt chất Liều Lưu ý trên gan/thận Tác dụng phụ Lưu ý Giá thành
Paracetamol1 Dạng phóng thích tức thời: 325-650mg mỗi 4h khi cần.
Dạng phóng thích kéo dài: 1300mg mỗi 8h khi cần.
Gan Giảm tiểu cầu, phản ứng quá mẫn, phản ứng mẫn cảm trên da như: ban đỏ, phù mạch, hội chứng Steven-Johnson, co thắt phế quản ở các bệnh nhân mẫn cảm với aspirin và NSAID, bất thường trên gan. Không dùng quá 3250 mg/ngày (có thể đến 4g/ngày nếu có sự theo dõi của nhân viên y tế) đối với dạng phóng thích tức thời và không quá 3.9g đối với dạng phóng thích kéo dài.
Ở người suy gan: Hạn chế dùng nếu có thể, tổng liều dùng không vượt quá 2g/ngày.
$

2.Nhóm giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID)

Cảnh báo đóng khung chung cho nhóm NSAID:

Biến cố tim mạch:

-Gia tăng nguy cơ mắc các biến cố huyết khối nghiêm trọng trên tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí có thể tử vong.

-Chống chỉ định trong giảm đau trước, trong và sau phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Nguy cơ trên đường tiêu hóa:

-Gia tăng nguy cơ mắc các biến cố nghiêm trọng trên đường tiêu hóa như xuất huyết, loét, thủng dạ dày-ruột.

Hoạt chất Liều Lưu ý trên gan/thận Tác dụng phụ Lưu ý Giá thành
Ketoprofen2 Dạng phóng thích tức thời: 75mg mỗi 8h hoặc 50mg mỗi 6h (Uống).
Dạng phóng thích kéo dài: 200mg mỗi ngày (Uống).
Gan, Thận Rất thường gặp:
-Tăng men gan
-Khó tiêu
Thường gặp:
-Đau đầu, chóng mặt
-Suy giảm chức năng thận
-Loét tiêu hóa trên (sau 3-6 tháng điều trị)
-Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, táo bón, đầy hơi, viêm miệng
-Mất ngủ, trầm cảm
-Phù ngoại biên
-Co thắt phế quản, nhồi máu cơ tim
Ít gặp:
-Suy tim sung huyết, tăng huyết áp
-Eczema, hội chứng Steven-Johnson
-Thủng, xuất huyết tiêu hóa, phân đen
-Mất bạch cầu hạt, thiếu máu, giảm tiểu cầu
-Viêm gan
-Phản ứng phản vệ, phản ứng quá mẫn
-Viêm thận mô kẽ, suy thận
Uống gần bữa ăn hoặc uống với nhiều nước (230-350ml) để hạn chế tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.
Chống chỉ định tuyệt đối với người dị ứng aspirin, chống chỉ định tương đối ở những bệnh nhân có chảy máu, mắc bệnh gan, các bệnh đường tiêu hóa trên, loét dạ dày, viêm miệng, viêm loét đại tràng, phụ nữ cuối thai kỳ.
Thận trọng ở bệnh nhân hen, mắc bệnh tim, suy tim mạn, tăng huyết áp, suy thận, lupus ban đỏ hệ thống.
Piroxicam3 20mg x 1 lần/ngày hoặc 10mg x 2 lần/ngày (Uống). Gan, Thận Thường gặp:
-Phù mạch
-Chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi
-Choáng váng, đau đầu, ù tai
-Ngứa vô căn, ban đỏ
Ít gặp:
-Tim đập nhanh
-Viêm miệng
-Lơ mơ
-Nhìn mờ
Không dùng quá 40mg/ngày.
Uống gần bữa ăn hoặc uống với nhiều nước (230-350ml) để hạn chế tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.
Chống chỉ định tuyệt đối với người dị ứng aspirin, chống chỉ định tương đối ở những bệnh nhân có chảy máu, mắc bệnh gan, các bệnh đường tiêu hóa trên, loét dạ dày, viêm miệng, viêm loét đại tràng, phụ nữ cuối thai kỳ.
Thận trọng ở bệnh nhân hen, mắc bệnh tim, suy tim sung huyết, tăng huyết áp, suy thận.
$
Ibuprofen4 300-800mg mỗi 6-8h (Uống) Gan, Thận Thường gặp:
-Chóng mặt, đau đầu, ù tai
-Đau thượng vị, ợ nóng, buồn nôn, nôn, táo bón
-Phù, ứ dịch
-Ban đỏ
Ít gặp:
-Tổn thương thận cấp
-Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
-Thiếu máu bất sản, hồng ban đa dạng, viêm da bong vảy, thiếu máu tán huyết
-Hội chứng Lyell, nhạy cảm ánh sáng
Không dùng quá 3200mg/ngày.
Theo dõi nguy cơ loét tiêu hóa.
Chống chỉ định trong trường hợp quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Thận trọng ở bệnh nhân hen, mắc bệnh tim, suy tim sung huyết, suy gan/thận, tăng huyết áp, có chảy máu, loét dạ dày-tá tràng, viêm miệng, lupus ban đỏ hệ thống, viêm loét đại tràng, các bệnh đường tiêu hóa trên, phụ nữ cuối thai kỳ.
Ngưng dùng thuốc nếu có các dấu hiệu: nhìn mờ, có điểm mù, màu sắc trong tầm nhìn bị thay đổi.
$
Meloxicam5 7.5-15mg/ngày (viên nén)
5-10mg/ngày (viên nang)
30mg/ml (tiêm tĩnh mạch)
Gan Thường gặp:
-Khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, xuất huyết tiêu hóa, loét tiêu hóa, các rối loạn trên đường tiêu hóa
-Nhiễm trùng hô hấp trên
-Nhức đầu, phù mạch, thiếu máu, chóng mặt, tăng huyết áp
-Đau ngực, suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim
Ít gặp:
-Phản ứng giả phản vệ, phản ứng quá mẫn
-Phù mạch
-Sốt
-Hen, co thắt phế quản
-Ù tai, mất thính lực
-Hồng ban đa dạng, hội chứng Steven-Johnsons, hội chứng Lyell
-Vàng da, suy gan
-Viêm thận mô kẽ, suy thận
-Tai biến mạch máu não, giảm kết tập tiểu cầu, ban xuất huyết
Dùng liều tối thiểu trong thời gian ngắn nhất có thể.
Không khuyến cáo ở bệnh nhân suy thận nặng.
Ở bệnh nhân thẩm tách máu: Không dùng quá 7.5mg/ngày đối với dạng viên nén, không dùng quá 5mg/ngày ở dạng viên nang.
Chống chỉ định trong các trường hợp quá mẫn, có tiền sử dị ứng aspirin.
$
Diclofenac6 Diclofenac kali: 50mg mỗi 8-12h (Uống).
Diclofenac natri: 50mg mỗi 8h hoặc 75mg mỗi 12h (Uống).
Dạng phóng thích kéo dài: 100mg x 1 lần/ngày hoặc 100mg mỗi 12h (Uống).
Gan, Thận Chưa phân tần suất:
-Căng bụng, đầy hơi, đau bụng hoặc co thắt vùng bụng, khó tiêu
-Táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, loét tiêu hóa
-Phù, ứ dịch, suy tim sung huyết
-Đau đầu, ù tai
-Ngứa, phát ban, ban xuất huyết
-Viêm gan cấp, ứ mật thai kỳ, viêm gan kịch phát, hoại tử tế bào gan, vàng da
-Mất bạch cầu hạt, giảm hemoglobin, thiếu máu tán huyết, suy tủy, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
-Hen
-Chảy máu cam
-Độc thận
Uống gần bữa ăn hoặc uống với nhiều nước (230-350ml) để hạn chế tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.
Chống chỉ định tuyệt đối với người quá mẫn với diclofenac, có tiền sử dị ứng aspirin, giảm đau trước, trong và sau phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc đang có xuất huyết tiêu hóa.
Thận trọng ở bệnh nhân hen, mắc bệnh tim, suy tim sung huyết, tăng huyết áp, suy thận, lupus ban đỏ hệ thống, có rối loạn tạo máu hoặc suy tủy xương, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, mất nước.
Việc điều trị có thể gây tăng kali máu, nhìn mờ, các vấn đề về thần kinh, hội chứng Steven-Johnson, viêm ruột hoại tử, các triệu chứng trên đường tiết niệu (đau vùng bàng quang, tiểu đau, tiểu máu, viêm bàng quang), tăng transaminase, viêm màng não vô trùng (hiếm).
$
Celecoxib7 200mg x 1 lần/ngày hoặc 100mg x 2 lần/ngày (Uống). Gan, Thận Rất thường gặp: Đau đầu, tăng huyết áp
Thường gặp:
-Sốt, chóng mặt
-Khó tiêu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, trào ngược dạ dày-thực quản, đầy hơi
-Nhiễm trùng hô hấp trên, ho, viêm xoang, viêm họng
-Đau khớp, đau lưng
-Mất ngủ
-Phát ban
-Phù ngoại vi
Ít gặp:
-Thiếu máu, hồng ban đa dạng
-Viêm da bong vảy, hội chứng Steven-Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc
-Viêm gan, vàng da
Chống chỉ định tuyệt đối với người quá mẫn với celecoxib hoặc các tá dược, có tiền sử dị ứng aspirin hoặc các thuốc NSAID khác, có phản ứng dị ứng với các thuốc có cấu trúc sulfonamide.
Thận trọng ở người suy tim sung huyết, tăng huyết áp, người gia tăng nguy cơ mắc các biến cố tim mạch có hại hoặc các phản ứng ở da, người có bệnh hen, rối loạn đông máu, co thắt phế quản, loét thực quản-dạ dày-tá tràng, suy thận, bệnh nhi mắc viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống, đông máu nội mạch rải rác.
Ở bệnh nhân điều trị lâu dài cần theo dõi lượng hemoglobin hoặc hematocrit vì có thể xảy ra thiếu máu.
Nếu có dấu hiệu phát ban, cần ngưng thuốc ngay.
$
Naproxen8 250-500mg x 2 lần/ngày, tổng liều có thể đến 1500mg nếu dung nạp tốt (Uống).
Dạng phóng thích kéo dài: 750-1000mg mỗi ngày, tổng liều có thể  đến 1500mg nếu dung nạp tốt.
Gan, Thận Thường gặp:
-Đau bụng, táo bón, ợ nóng, buồn nôn, loét tiêu hóa, thủng đường tiêu hóa, tiêu chảy, viêm miệng, viêm túi thừa
-Chóng mặt, choáng váng, đau đầu, rối loạn thính giác
-Phù, ứ dịch
-Khó thở
Ít gặp:
Tăng AST hoặc ALT gấp 3 lần giới hạn trên
Chống chỉ định tuyệt đối với người có tiền sử dị ứng aspirin.
Chống chỉ định tương đối ở người có rối loạn đông máu, chậm nhu động thực quản (delayed esophageal transit), mắc bệnh gan, loét dạ dày, suy thận, viêm miệng, phụ nữ cuối thai kỳ.
Thận trọng ở bệnh nhân suy tim sung huyết, tăng huyết áp, suy gan/thận hoặc mắc hen do aspirin.
Việc điều trị có thể gây viêm màng não vô trùng, các phản ứng phản về. Sử dụng kéo dài có thể gia tăng nguy cơ mắc các biến cố tim mạch, tăng kali máu.
Nếu có dấu hiệu phát ban, cần ngưng thuốc ngay. Cần theo dõi huyết áp chặt chẽ.
Không tự ý dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.

3.Nhóm ức chế tái thu hồi serotonin và noradrenaline (SNRI)

Hoạt chất Liều Lưu ý trên gan/thận Tác dụng phụ Lưu ý Giá thành
Duloxetine9 Khởi đầu với liều 30mg/ngày trong vòng 1 tuần để chỉnh liều (Uống).
Chỉnh liều đến khi đạt liều mục tiêu là 60mg/ngày.
Gan, Thận Rất thường gặp: Buồn nôn, khô miệng, đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi
Thường gặp:
-Táo bón, tiêu chảy, chán ăn, đau bụng, nôn
-Chóng mặt, mất ngủ
-Tăng tiết mồ hôi, kích động, run
-Giảm ham muốn, rối loạn cương dương, suy giảm chức năng sinh dục nam, bất thường cực khoái, chậm xuất tinh
-Đau cơ xương, co thắt cơ
-Nhiễm trùng hô hấp trên, ho, cúm, đau vùng miệng-hầu
-Tim đập nhanh, tăng huyết áp
Giảm liều từ từ. Không ngưng thuốc đột ngột. Uống thuốc nguyên viên, không nhai, không bẻ, không nghiền.
Không dùng duloxetine nếu bệnh nhân đang điều trị với linezolid hoặc xanh methylene (IV) vì có nguy cơ mắc hội chứng serotonin. Nếu buộc phải dùng linezolid hoặc xanh methylene, cần ngưng ngay duloxetine và có thể dùng lại sau liều linezolid hoặc xanh methylene cuối cùng 24h.
Thuốc có thể làm gia tăng nguy cơ có ý nghĩ và hành vi tự tử ở người dưới 24 tuổi.
Chống chỉ định duloxetine chung với các thuốc ức chế MAO.
Thuốc có thể gia tăng nguy cơ độc gan, giảm chức năng tiểu cầu, gây các phản ứng có hại trên da nghiêm trọng, hạ huyết áp thế đứng, hạ natri máu, làm trầm trọng thêm đái tháo đường, gây gãy xương, làm giãn đồng tử, glaucom góc hẹp.
Thận trọng ở người nghiện rượu nặng, liệt dạ dày nhẹ, tăng huyết áp, glaucom góc hẹp, suy thận, động kinh và những người có các tình trạng có tốc độ làm rỗng dạ dày chậm.

4.Nhóm giảm đau dùng ngoài

Hoạt chất Liều Lưu ý trên gan/thận Tác dụng phụ Lưu ý Giá thành
Capsaicin10 Bôi tại chỗ dạng nồng độ 0.025%-0.01% 3-4 lần/ngày, bôi trong vòng 3-4 tuần liên tục. Không có Rất thường gặp: Đau, nóng rát, đỏ tại nơi bôi thuốc
Thường gặp:
-Buồn nôn,nôn
-Sưng, phù, tăng huyết áp
-Ngữa, nổi mụn đỏ (papules)
-Viêm xoang, viêm phế quản
Ít gặp:
-Bong tróc da, da có mùi hôi (skin odor)
-Chóng mặt, đau đầu
-Ho
-Rối loạn vị giác
Rửa tay với nước và xà phòng sau khi bôi thuốc.
Không bôi thuốc lên vết thương hở, không bôi lên mặt hoặc da đầu.
Trong quá trình bôi thuốc có thể tăng nhạy cảm với nhiệt độ trong nhiều ngày (ví dụ: nước nóng, ánh nắng trực tiếp, tập thể dục quá mức)
Thận trọng ở người tăng huyết áp khó kiểm soát, có tiền sử mắc các biến cố trên mạch máu não.
Chống chỉ định trong các trường hợp quá mẫn.

5.Nhóm opioid

Hoạt chất Liều Lưu ý trên gan/thận Tác dụng phụ Lưu ý Giá thành
Tramadol11 Dạng phóng thích tức thời:
-Đau cấp: 50-100mg mỗi 4-6h khi cần (Uống).
-Đau mạn: Bắt đầu với 25mg mỗi buổi sáng, tăng liều thêm 25-50mg/ngày mỗi 3 ngày cho đến khi đạt liều 50-100mg mỗi 4-6h khi cần (Uống).
Dạng phóng thích kéo dài: Bắt đầu với 100mg x 1 lần/ngày, tăng liều thêm 100mg/ngày mỗi 5 ngày (Uống).
Không có Rất thường gặp:
-Buồn nôn, nôn, táo bón, khó tiêu
-Chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ, suy nhược
-Kích động, lo lắng, thay đổi cảm xúc, ảo giác, liệu cứng
-Ngứa
Thường gặp:
-Tiêu chảy, khô miệng, đổ mồ hôi, nhìn mờ
-Tăng trương lực cơ
-Khó chịu, các triệu chứng mãn kinh
-Phát ban
-Tiểu lắt nhắt, bí tiểu
-Giãn mạch
Ít gặp:
-Dáng đi bất thường
-Mất trí nhớ, rối loạn nhận thức, trầm cảm, khó tập trung, chán chường, mệt mỏi, ảo giác, dị cảm, co giật, có ý định tự tử, run
-Tiểu đau
-Nhịp tim nhanh, hạ huyết áp thế đứng
-Rối loạn kinh nguyệt
Không dùng quá 400mg/ngày đối với dạng phóng thích tức thời và không quá 300mg/ngày đối với dạng phóng thích kéo dài. Đối với viên phóng thích kéo dài thì uống nguyên viên, không nhai, không bẻ, không nghiền.
Cảnh báo đóng khung:
Thực hiện chiến lược đánh giá và giảm thiểu nguy cơ (REMS: risk evaluation and mitigation strategy) đối với thuốc giảm đau opioid.
Cần đánh giá nguy cơ ở bệnh nhân trước khi chỉ định và thường xuyên theo dõi để tránh các việc nghiện thuốc, lạm dụng thuốc hoặc dùng thuốc sai cách.
Thuốc có thể gây suy hô hấp nghiêm trọng, thậm chí tử vong nên cần theo dõi kỹ, đặc biệt là khi khởi đầu điều trị hoặc khi tăng liều.
Dùng thuốc kéo dài trong thai kỳ có thể gây hội chứng cai ở trẻ sơ sinh, nếu không được phát hiện và điều trị có thể đe dọa đến tính mạng.
Chống chỉ định:
-Ở trẻ dưới 12 tuổi với mọi chỉ định, và bệnh nhân dưới 18 tuổi với chỉ định giảm đau sau cắt amidan hoặc nạo VA, do nguy cơ suy hô hấp nghiêm trọng.
-Đối với người có hoặc nghi ngờ có tắc nghẽn dạ dày-ruột
-Dùng chung với các thuốc ức chế MAO trong vòng 14 ngày trước đó.
Tránh dùng ở người 12-18 tuổi có các nguy cơ làm tăng nhạy cảm với các thuốc ức chế hô hấp.
Dùng tramadol cùng với benzodiazepine hoặc các tác nhân ức chế thần kinh trung ương khác như rượu có thể dẫn tới an thần sâu, suy hô hấp, hôn mê và tử vong.
Dùng liều tối thiểu trong thời gian ngắn nhất có thể.
$

6.Nhóm corticosteroid

Hoạt chất Liều Lưu ý trên gan/thận Tác dụng phụ Lưu ý Giá thành
Triamcinolone acetonide12 Dạng hỗn dịch 10mg/ml: Tiêm nội khớp 5-15mg đối với khớp lớn; 2.5-5mg đối với khớp nhỏ.
Dạng hỗn dịch 40mg/ml: Tiêm nội khớp/tiêm vào bao hoạt dịch/tiêm vào mô mềm 15-40mg đối với khớp lớn; 2.5-10mg đối với khớp nhỏ.
Dạng phóng thích kéo dài: Tiêm nội khớp một lần duy nhất 32mg đối với các trường hợp thoái hóa khớp gối.
Không có Thường gặp: Sưng khớp, bầm tím, viêm xoang, ho Không dùng hỗn dịch triamcinolone acetonide để tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da, tiêm vào mắt, tiêm ngoài màng cứng.
Chống chỉ định trong trường hợp quá mẫn.
$$
Betamethasone13 Dạng hỗn dịch 6mg/ml (chứa 3mg betamethasone natri phosphate and 3mg betamethasone acetate): Tiêm nội khớp 3-12mg. Không có Rất thường gặp: Nhìn mờ, tăng cảm giác thèm ăn, khó tiêu, lo lắng
Thường gặp: Ngứa
Chưa phân tần suất: Đỏ da
Không dùng hỗn dịch để tiêm tĩnh mạch.
Chống chỉ định trong trường hợp quá mẫn, có ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát.

7.Nhóm giãn cơ

Hoạt chất Liều Lưu ý trên gan/thận Tác dụng phụ Lưu ý Giá thành
Carisoprodol14 250-350mg, 3 lần/ngày và khi đi ngủ. Gan, Thận Rất thường gặp: Buồn ngủ
Thường gặp: Chóng mặt, đau đầu
Chưa phân tần suất:
-Hạ huyết áp thế đứng, ngất xỉu
-Nhịp tim nhanh
-Kích động, bứt rứt, trầm cảm
-Phản ứng dị ứng/đặc ứng, đỏ bừng mặt
Không dùng quá 3 tuần.
Chống chỉ định trong các trường hợp quá mẫn với carisoprodol, meprobamate, mebutamate, tybamate, có tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp từng cơn.
Thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử lạm dụng thuốc hoặc nghiện rượu cấp tính. Tình trạng lệ thuộc thuốc và hội chứng cai có thể xảy ra nếu ngưng thuốc đột ngột.

8.Khác

Hoạt chất Liều Lưu ý trên gan/thận Tác dụng phụ Lưu ý Giá thành
Natri hyaluronate15 Theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại chế phẩm, có thể là 60mg 1 lần duy nhất hoặc 20-25mg mỗi tuần trong 3-5 tuần (chỉ định trong trường hợp thoái hóa khớp gối). Không có Thường gặp: Đau tại nơi tiêm
Chưa phân tần suất: Đau khớp, đau đầu, phản ứng phản vệ
Không sử dụng các chẩt sát khuẩn trên da có chứa muối amoni bậc 4 trước khi dùng natri hyaluronate vì có thể gây kết tủa.
Sử dụng kỹ thuật tiêm vô khuẩn tuyệt đối. Nếu cần tiêm vào cả 2 đầu gối thì cần dùng 2 xi lanh riêng biệt. Nếu khớp có dịch phải hút dịch ra trước khi tiêm.
Chống chỉ định trong trường hợp quá mẫn với hyaluronate, các sản phẩm từ gia cầm (ví dụ: trứng, lông, thịt), các protein của vi khuẩn gram dương.
Không tiêm vào đầu gối đang có nhiễm khuẩn hoặc các bệnh về da.
Có thể gây phản ứng viêm tạm thời tại nơi tiêm. Tránh vận động mạnh hoặc các hoạt động phải chịu lực cao kéo dài trên 1h (ví dụ: chạy bộ, tennis) trong vòng 48h sau khi tiêm.
Đôi khi phải tới lần tiêm thứ 3 mới đạt hiệu quả giảm đau.

TLTK

  1. https://reference.medscape.com/drug/tylenol-acetaminophen-343346
  2. https://reference.medscape.com/drug/ketoprofen-343291#5
  3. https://reference.medscape.com/drug/feldene-piroxicam-343300
  4. https://reference.medscape.com/drug/advil-motrin-ibuprofen-343289
  5. https://reference.medscape.com/drug/mobic-vivlodex-meloxicam-343299#5
  6. https://reference.medscape.com/drug/voltaren-xr-cataflam-diclofenac-343284
  7. https://reference.medscape.com/drug/celebrex-elyxyb-celecoxib-343282#5
  8. https://reference.medscape.com/drug/aleve-anaprox-naproxen-343296
  9. https://reference.medscape.com/drug/cymbalta-irenka-duloxetine-342960
  10. https://reference.medscape.com/drug/capzasin-p-zostrix-capsaicin-topical-999316#91
  11. https://reference.medscape.com/drug/ultram-er-tramadol-343324
  12. “https://reference.medscape.com/drug/Zilretta-triamcinolone-acetonide-extended-release-injectable-suspension-1000219
  13. https://reference.medscape.com/drug/Kenalog-10-kenalog-40-triamcinolone-acetonide-injectable-suspension-342748″
  14. https://reference.medscape.com/drug/celestone-soluspan-betamethasone-342740
  15. https://reference.medscape.com/drug/soma-carisoprodol-343336#5

https://reference.medscape.com/drug/amvisc-hyalgan-sodium-hyaluronate-343375#4

Chia sẻ bài viết