Vaccine ngừa sốt rét (Malaria) được phê duyệt là bước ngoặc mang tính lịch sử nhưng các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những thách thức phía trước

Vaccine ngừa sốt rét (Malaria) được phê duyệt là bước ngoặc mang tính lịch sử nhưng các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những thách thức phía trước

Vắc xin RTS,S được WHO phê chuẩn có hiệu quả khiêm tốn và yêu cầu quy tắc phức tạp về liều lượng, vì vậy kinh phí dồi dào và thông tin rõ ràng sẽ là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

Hơn 130 năm sau khi bệnh sốt rét do ký sinh trùng mang tên Plasmodium gây ra, giờ đây thế giới đã phê chuẩn vắc xin đầu tiên chống lại kí sinh trùng trên. Nhiều nhà nghiên cứu bệnh sốt rét đã ca ngợi sự phát triển này, nhưng một số khác cũng bày tỏ sự quan ngại về việc triển khai một vắc xin chỉ có hiệu quả trung bình.

Vào ngày 06 tháng 10, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã cấp phép vắc xin có tên gọi RTS,S và  đã khuyến nghị sử dụng rộng rãi cho trẻ em ở Châu Phi cận Sahara, nơi có ký sinh trùng sốt rét nguy hiểm nhất, Plasmodium falciparum.

“Vắc xin sốt rét RTS,S – với hơn 30 năm trong quá trình nghiên cứu – đã thay đổi giai đoạn lịch sử y tế cộng đồng”, phát ngôn bởi tổng giám đốc của WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại một cuộc họp báo tuyên bố chứng thực.

So sánh với các vắc xin cho trẻ em thì RTS,S chỉ có hiệu quả khiêm tốn, ngăn ngừa khoảng 30% các trường hợp sốt rét nặng sau 4 mũi tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mô hình cho thấy có thể ngăn ngừa tử vong ở 23,000 trẻ em trong một năm, nếu đủ số liều thuốc cho tất cả trẻ ở các quốc gia có tỷ lệ hiện mắc sốt rét cao – điều này giúp giảm đáng kể thiệt hại to lớn của căn bệnh đã giết chết 411,000 người vào năm 2018.

 

3 thập kỷ nổ lực 

Các nhà nghiên cứu đã đang phát triển và thử nghiệm vắc xin RTS,S – cũng được biết với cái tên nhãn gốc là Mosquirix – từ 1987, với chi phí hơn 750 triệu đô la Mỹ, được gây quỹ chính từ Tổ chức Bill & Melinda Gates ở Seatlle, bang Washington, và công ty dược phẩm GlaxoSmithKline (GSK) có trụ sở tại London.

Mặc dù các thử nghiệm lâm sàng đã hoàn thành vào năm 2015, sau đó WHO yêu cầu các nghiên cứu thí điểm để xác định tính khả thi và tính an toàn của vắc xin đa liều này ngoài thử nghiệm lâm sàng.

Gavi, Liên minh vắc xin, một đối tác y tế có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, đã giúp tài trợ cho chương trình thử nghiệm, đóng góp 2.3 triệu liều vắc xin trên khắp Ghana, Kenya và Malawi. Trong các nghiên cứu báo cáo, tình trạng nhập viện do sốt rét nặng giảm khoảng 30%. Các kết quả này đã cho WHO sự tự tin để khuyến cáo 4 liều vắc xin để tiêm cho trẻ em sống ở các vùng miền có sự lây truyền bệnh sốt rét ở mức độ từ trung bình đến nặng.

Vào tháng 8, ông và cộng sự của mình đã công bố các kết quả từ thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng vắc xin RTS,S làm giảm 73% tỷ lệ tử vong do sốt rét ở trẻ em nếu trẻ được tiêm ba liều trước mùa mưa – là đỉnh điểm của bệnh sốt rét – và một liều khác trước mùa mưa trong 2 năm tiếp theo. Đáng chú ý là việc này được thực hiện cùng với một phương pháp gọi là thuốc ngừa sốt rét mùa trên những trẻ khỏe mạnh, dùng thuốc kháng sốt rét với liều hàng tháng để giúp phòng ngừa bệnh.

Ngoài quyết định cách thức triển khai vắc xin, các quốc gia sẽ cần xác định chi phí mua và phân phối vắc xin – và liệu rằng các nhà tài trợ sẽ hỗ trợ phần kinh phí.

Nhà sản xuất vắc xin GSK đã đưa ra một tuyên bố cam kết cung cấp 15 triệu liều mỗi năm với giá chỉ cao hơn chi phí sản xuất một chút. Tuy nhiên, sẽ cần khoảng 100 triệu liều mỗi năm nếu tất cả trẻ em ở các nước có gánh nặng cao đều cần được tiêm chủng.

 

Các biện pháp hiện tại liệu có bị lu mờ không?

Một số nhà nghiên cứu lo ngại rằng sự phấn khích về vắc xin sẽ làm lu mờ các biện pháp kiểm soát bệnh sốt rét hiện tại mà vốn dĩ thường thiếu hụt kinh phí, bao gồm các chương trình diệt côn trùng và các hệ thống y tế chức năng.

Với chi phí tiềm năng khoảng 5 đô la mỗi liều, các nhà nghiên cứu cho rằng việc triển khai vắc xin, bao gồm cả việc phân phối, sẽ tiêu tốn khoảng 325 triệu đô la để kiểm soát mỗi năm trên 10 quốc gia Châu Phi có tỷ lệ mắc bệnh sốt rét cao. Các nhà khoa học chỉ ra rằng ở một số quốc gia này, các biện pháp phòng chống sốt rét khác đã thất bại vì thiếu sự hỗ trợ.

Badara Cisse, một nhà nghiên cứu về bệnh sốt rét tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe, giám sát và đào tạo dịch tễ học ở Dakar cho biết: “Tôi tôn trọng nỗ lực to lớn của các nhà nghiên cứu, nhưng thực tế là rất nhiều tiền đã rót vào vắc xin này, ngay cả khi kết quả từ các nghiên cứu khá là thất vọng”. “Tôi không nghĩ người Mỹ có thể chấp nhận vắc xin với hiệu quả 30%”.

Tuy nhiên, ông và James Tibenderana, một nhà dịch tễ học người Uganda tại Hiệp hội Sốt rét ở London, nói rằng vắc xin RTS,S có thể có ảnh hưởng lớn tới một số khu vực. Để đạt được điều đó, Tibenderana nhấn mạnh sự cần thiết của các chiến dịch truyền thông rộng rãi để thông tin sai lệch không cản trở việc triển khai.

Ông nói: “Mọi người sẽ thắc mắc tại sao một vắc-xin 30 năm tuổi, có hiệu quả một phần lại đột nhiên được đưa vào sử dụng trong một trận đại dịch – và chỉ nhắm vào người châu Phi,” ông nói. “Thông tin sai lệch về vắc xin COVID-19 sẽ dạy chúng ta rằng chúng ta không thể coi thường sự tin tưởng của cộng đồng”.

Mặc dù con đường dài ở phía trước, ông và những người khác rất biết ơn về quyết định của WHO. Ông nói: “Với sự tàn phá của COVID-19 và tiến độ kiểm soát bệnh sốt rét bị đình trệ và tin tức về việc kháng thuốc chống sốt rét, thật phấn khởi khi thấy một số tin tức tích cực”.

 

Credit: Bs.Võ Kim Khánh, nhóm Pharmavn.org

Hiệu đính: Ds. Trần Thị Quốc Tuyến, PharmD

 

Nguồn: Scientists hail historic malaria vaccine approval — but point to challenges ahead, Nature, [truy cập ngày 16/10/2021]

doi: https://doi.org/10.1038/d41586-021-02755-5

Image from freepik.com

Chia sẻ bài viết