Phần 15. Chăm sóc bệnh đái tháo đường tại bệnh viện: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường của Hoa Kỳ – ADA 2021

Phần 15. Chăm sóc bệnh đái tháo đường tại bệnh viện: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường của Hoa Kỳ – ADA 2021

Biên dịch

Đỗ Mỹ Ngọc

Hiệu đính

ThS. Lê Thị Hằng Nga

 

  1. Tiêu chuẩn chăm sóc khi chuyển bệnh nhân đái tháo đường:

15.1. Thực hiện xét nghiệm HbA1C trên tất cả các bệnh nhân đái tháo đường hoặc đường huyết cao (lượng đường trong máu >140 mg/dL (7.8 mmol/L)) nhập viện nếu không thực hiện trong 3 tháng gần đây. B

15.2. Insulin nên được sử dụng theo phác đồ điều trị giấy hoặc điện tử đã được phê duyệt cho phép điều chỉnh định trước liều insulin dựa trên sự dao động của glycemid. B

15.3. Khi chăm sóc bệnh nhân nhập viện bị đái tháo đường, tham khảo ý kiến của nhóm quản lý đường huyết hoặc đái tháo đường chuyên biệt khi có thể. C

  1. Mục tiêu về đường huyết ở bênh nhân đai tháo đường nhập viện

15.4. Liệu pháp insulin nên được khởi đầu để điều trị tăng đường huyết kéo dài từ ngưỡng >= 180 mg/dL (10 mmol/L). Mỗi lần bắt đầu liệu pháp insulin, khoảng đường huyết mục tiêu phạm vi từ 140 – 180 mg/dL (7.8 – 10 mmol/L) được khuyến nghị cho đa số bệnh nhân mắc bệnh nặng và không. A

15.5. Những đích điều trị nghiêm ngặt hơn như 110–140 mg/dL (6,1–7,8 mmol / L), có thể thích hợp với những bệnh nhân chọn lọc nếu họ có thể đạt mức mà không gây hạ đường huyết đáng kể. C

  1. Điều trị nhằm hạ mức đường huyết ở bệnh nhân nhập viên

15.6. Insulin nền hoặc chế độ điều chỉnh Insulin nền kết hợp với liều phóng nhanh (là chỉ định ưu tiên cho những bệnh nhân nhập viện có bệnh không nặng kèm theo gặp khó khăn hoặc không thể ăn uống qua miệng. A

15.7. Một chế độ với insulin nền, bữa ăn, và các thành phần điều chỉnh (insulin regimen with basal, prandial, and correction components) là phương pháp điều trị ưu tiên cho bệnh nhân nhập viện có bệnh không nặng có khả năng ăn uống tốt. A

15.8. Chế độ insulin liều bậc thang sử dụng đơn độc trong bệnh nội trú rất không được khuyến khích. A

  1. Hạ đường huyết

15.9. Phác đồ hạ đường huyết nên được thông qua và được thực hiện đầy đủ bởi một hoặc một hệ thống bệnh viện. Kế hoạch phòng ngừa và điều trị hạ đường huyết nên được xây dựng cho mỗi bệnh nhân. Các giai đoạn (episodes) hạ đường huyết trong bệnh viện nên được lưu trữ trong hồ sơ bệnh án và được theo dõi. E

15.10 Phác đồ điều trị nên được xem xét và thay đổi khi cần thiết để ngăn hạ đường huyết diễn tiến nặng hơn khi giá trị glucose máu ghi nhận được <70 mg / dL (3,9 mmol / L). C

15.11. Nên có một kế hoạch xuất viện đáp ứng riêng cho mỗi bệnh nhân tiểu đường. B

 

Tài liệu tham khảo

 

Chia sẻ bài viết