Hiệu quả lên hệ tim mạch của Empagliflozin (EMPA) ở các bệnh nhân mắc/ không mắc bệnh tim mạch.

Hiệu quả lên hệ tim mạch của Empagliflozin (EMPA) ở các bệnh nhân mắc/ không mắc bệnh tim mạch.

Tác giả: Eliasabetta Patorno et al.- “ADA meeting 2021 – Diabetes 2021 Jun; 70(Suppl 1)”

Dịch giả: Nhóm dịch Hippocrates Pharmacy – Hoàng Thị Minh Anh HMU

Trong thử nghiệm EMPA REG OUTCOME, EMPA làm giảm nguy cơ tử vong do tim mạch, tử vong do mọi nguyên nhân, và nhập viện vì suy tim ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có bệnh tim mạch. Chúng tôi đã đánh giá hiệu quả lên hệ tim mạch của EMPA ở các bệnh nhân ĐTĐ typ 2 (mô hình thực tế) mắc/ không mắc bệnh tim mạch ở EMPRISE -một nghiên cứu về hiệu quả, an toàn và việc sử dụng EMPA trong chăm sóc sức khỏe, dựa trên Medicare và 2 bộ dữ liệu thương mại của Hoa Kỳ (2014-2019).

Sử dụng dữ liệu từ năm 2014-2018 (2014-2017 của Medicare), chúng tôi xác định được bệnh nhân>=18 tuổi ĐTĐ type 2 phù hợp với điểm xu hướng 1:1 khởi đầu dùng EMPA hoặc ức chế DPP4 (DPP4i) mắc và không mắc bệnh tim mạch (14920 và 40443 cặp phù hợp).

Chúng tôi đã đánh giá nhập viện do suy tim, tổng hợp của nhồi máu cơ tim và đột quỵ, bệnh tim mạch do xơ vữa (nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đau thắt ngực không ổn định, tái tưới máu mạch vành) và tử vong. Ước tính HR và RD gộp chung với 95% CI điều chỉnh cho >140 đồng biến. Trong thời gian theo dõi 6.3 tháng, người sử dụng EMPA và ức chế DPP4 mắc/không mắc bệnh tim mạch đã giảm nguy cơ nhập viện do suy tim [HR, 0.71 (0.60-0.84) và 0.55 (0.42-0.73)] và tử vong [HR, 0.53 (0.37-0.76) và 0.46 (0.29-0.74)], với lợi ích lớn hơn ở bệnh nhân có mắc bệnh tim mạch trên thang điểm nguy cơ tuyệt đối được chỉ ra bằng RD, nhưng có rủi ro tương tự nhau với những sự kiện bệnh tim mạch do xơ vữa, bao gồm nhồi máu cơ tim và đột quỵ (trong bảng).

EMPA có liên quan tới việc giảm nguy cơ nhập viện do suy tim và tỉ lệ tử vong nhưng có rủi ro tương tự với bệnh tim mạch do xơ vữa ở bệnh nhân mắc/ không mắc bệnh tim mạch.

Chia sẻ bài viết