Hướng dẫn quản lý Rung Nhĩ của ESC VÀ EACTS 2020 (file pdf và hình tải về)

huong-dan-chan-doan-quan-ly-rung-nhi

Hướng dẫn quản lý Rung Nhĩ của ESC VÀ EACTS 2020 (file pdf và hình tải về)

File pdf cho khuyến cáo ở cuối bài

Các từ viết tắt:

AAD = antiarrhythmic drug (thuốc chống rối loạn nhịp tim); ACS = acute coronary syndrome (hội chứng mạch vành cấp); AF = atrial fibrillation (rung nhĩ); CCS = chronic coronary syndrome (hội chứng mạch vành mãn tính); CHA2DS2-VASc = Congestive heart failure (Suy tim sung huyết), Hypertension (Huyết áp cao), Age >_75 years (≥75 tuổi), Diabetes mellitus (Đái tháo đường), Stroke (đột quỵ), Vascular disease (bệnh mạch máu), Age 65 – 74 years (tuổi từ 65 đến 74), Sex category (female) (loại giới tính (nữ)); CrCl = creatinine clearance (độ thanh thải của thận); ECG = electrocardiogram (điện tâm đồ); HAS-BLED = Hypertension (huyết áp cáo), Abnormal renal/liver function (chức năng thận/gan bất thường), Stroke (đột quỵ), Bleeding history or predisposition (có tiền sử hoặc khuynh hướng chảy máu), Labile INR (INR không ổn dđịnh), Elderly (>65 years) Người cao tuổi (>65 tuổi), Drugs/alcohol concomitantly (sử dụng thuốc và rượu đồng thời); HCM = hypertrophic cardiomyopathy (bệnh cơ tim phì đại); i.v. = intravenous (tiêm tĩnh mạch); LA = left atrium/atrial (tâm nhĩ trái); NOAC = non-vitamin K antagonist oral anticoagulant (thuốc chống đông máu đường uống không đối kháng vitamin K); OAC = oral anticoagulant (thuốc chống đông máu đường uống); OSA = obstructive sleep apnoea (ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn); PCI = percutaneous coronary intervention (can thiệp mạch vành qua da); PRO = patient-reported outcome (kết quả do bệnh nhân báo cáo); PVI = pulmonary vein isolation (cô lập tĩnh mạch phổi); QTc = corrected QT interval (khoảng QT đã hiệu chỉnh); TOE = transoesophageal echocardiography (siêu âm tim qua thực quản); VKA = vitamin K antagonist therapy (liệu pháp đối kháng vitamin K).
aClass of recommendation (phân loại khuyến cáo).

1. Những điểm mới trong hướng dẫn điều trị 2020

Những khuyến cáo
Khuyến cáo chuẩn đoán rung nhĩ Phân loại
Để đưa ra chẩn đoán rung nhĩ cần phải được chứng minh bằng điện tâm đồ.

Chẩn đoán lâm sàng: ghi lại điện tâm đồ 12 chuyển đạo chuẩn hoặc điện tâm đồ của một chuyển đạo ≥ 30 giây cho thấy nhịp tim có sóng P lặp lại không rõ ràng và khoảng RR bất thường (khi không có sự giảm dẫn truyền nhĩ thất).

I
Khuyến cáo về mô tả đặc điểm của rung nhĩ có định hướng
Nên xem xét đặc điểm của rung nhĩ có định hướng ở tất cả bệnh nhân bao gồm: đánh giá lâm sàng về nguy cơ đột quỵ, tình trạng triệu chứng, gánh nặng rung nhĩ và đánh giá cơ chất gây rối loạn nhịp; từ đó hợp lý hoá việc phân loại bệnh nhân rung nhĩ theo những mức chăm sóc sức khoẻ khác nhau; thông báo về quyết định điều trị và tạo điều kiện kiểm soát tối ưu ở bệnh nhân rung nhĩ. IIa
Khuyến cáo sàng lọc để phát hiện rung nhĩ
Khi sàng lọc rung nhĩ, cần:

– Mỗi cá nhân trải qua quá trình sàng lọc phải được thông tin về tầm quan trọng và của việc phát hiện rung nhĩ.

– Platform chuyển viện có cấu trúc được thiết lập cho những ca sàng lọc dương tính (screen-positive) để bác sĩ đánh giá lâm sàng kĩ càng hơn, xác nhận chẩn đoán rung nhĩ và đưa ra hướng kiểm soát tối ưu cho bệnh nhân rung nhĩ.

– Chẩn đoán rung nhĩ ở những ca sàng lọc dương tính chỉ được xác định sau khi bác sĩ xem qua điện tâm đồ của một chuyển đạo ≥ 30 giây hoặc điện tâm đồ 12 chuyển đạo chuẩn và xác nhận rung nhĩ.

I
Khuyến cáo kiểm soát rung nhĩ tích hợp
Thu thập PRO đều đặn để đánh giá mức độ thành công trong điều trị và cải thiện trong việc chăm sóc bệnh nhân. I
Khuyến cáo phòng ngừa những biến cố nghẽn mạch do huyết khối ở bệnh nhân rung nhĩ
Đánh giá dựa trên điểm số rủi ro của nguy cơ chảy máu, nên xem xét điểm HASBLED để giúp chỉ ra các yếu tố nguy cơ gây chảy máu có thể can thiệp, xác định những bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao (điểm HASBLED ≥ 3) để đánh giá lâm sàng, theo dõi sớm và thường xuyên hơn. IIa
Khuyến cáo tái đánh giá nguy cơ đột quỵ và chảy máu định kì để thông báo về những quyết định điều trị (ví dụ: bắt đầu với OAC ở bệnh nhân không còn nguy cơ đột quỵ thấp) và chỉ ra những yếu tố nguy cơ gây chảy máu có khả năng can thiệp được. I
Bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ ban đầu thấp, tái đánh giá đầu tiên nguy cơ đột quỵ trong 4-6 tháng sau khi đánh giá chỉ số. IIa
Ước tính nguy cơ chảy máu, trong trường hợp không có chống chỉ định tuyệt đối với thuốc chống đông đường uống, không nên hướng dẫn quyết định điều trị dùng OAC để phòng ngừa đột quỵ III
Kiểu mẫu trong lâm sàng ở bệnh rung nhĩ (ví dụ: rung nhĩ mới mắc, kịch phát, dai dẳng, kéo dài dai dẳng, mạn tính) không nên xem như tình trạng để chỉ định dự phòng huyết khối. III
Khuyến cáo sốc điện chuyển nhịp tim
Sốc điện chuyển nhịp dược lý ở bênh rung nhỉ chỉ được chỉ định ở bệnh nhân có huyết động ổn định, sau khi đã cân nhắc nguy cơ tắc nghẽn do huyết khối. I
Đối với bệnh nhân có hội chứng nút xoang bệnh lý, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất hoặc khoảng QT hiệu chỉnh kéo dài (> 500 ms), không nên dùng phương pháp sốc điện chuyển nhịp dược lý trừ khi đã cân nhắc về các nguy cơ loạn nhịp hoặc nhịp tim chậm. III
Khuyến cáo về kiểm soát nhịp/ triệt đốt qua đường ống thông (catheter ablation) ở bệnh nhân rung nhĩ
Khuyến cáo chung
Nên cân nhắc các rủi ro trong phẫu thuật, những yếu tố nguy cơ chính của rung nhĩ tái phát sau phẫu thuật và trao đổi với bệnh nhân về vấn đề này khi đưa ra quyết định triệt đốt rung nhĩ thông qua đường ống. I
Cân nhắc lặp lại phẫu thuật PVI ở bệnh nhân rung nhĩ tái phát có triệu chứng được cải thiện sau PVI đầu tiên IIa
Triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông sau khi điều trị thất bại với thuốc chống loạn nhịp
Cân nhắc PVI bằng triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông để kiểm soát nhịp, cải thiện các triệu chứng của những đợt rung nhĩ tái phát ở bệnh nhân có đợt rung nhĩ kịch phát và dai dẳng sau một lần thất bại hoặc không dung nạp với điều trị bằng thuốc chẹn beta. IIa
Điều trị đầu tay
Nên/ có thể cân nhắc PVI bằng triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông là liệu pháp điều trị đầu tay kiểm soát nhịp, cải thiện các triệu chứng ở bệnh nhân trong trường hợp:

– Những đợt rung nhĩ kịch phát hoặc

IIa
– Rung nhĩ dai dẳng không có các yếu tố nguy cơ chính của rung nhĩ tái phát, dùng như lựa chọn thay thế AAD nhóm I hoặc III, cân nhắc dựa trên sự lựa chọn của bệnh nhân, lợi ích và nguy cơ. IIb
Kỹ thuật và công nghệ
Có thể cân nhắc sử dụng để triệt đốt cho những tổn thương khác ngoài PVI (vùng điện áp thấp, đường dây, tác động phân mảnh (fragmented activity), ổ ngoại vị phát nhịp nhanh ở cơ nhĩ (ectopic foci), bộ phận quay rotor và các yếu tố khác) nhưng chưa được chính thức công nhận. IIb
Thay đổi lối sống và các chiến lược để cải thiện kết quả của phương pháp triết đốt
Khuyến cáo kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ và tránh các yếu tố gây bệnh được xem là một phần của chiến lược kiểm soát nhịp tim. I
Khuyến cáo kiểm soát nguy cơ đột quỵ quanh sốc điện chuyển nhịp
Khuyến cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tuân thủ và điều trị bằng NOAC lâu dài ngay cả trước và sau sốc điện chuyển nhịp ở bệnh nhân. I
Bệnh nhân rung nhĩ kéo dài > 24 giờ sau khi sốc chuyển nhịp, nên tiếp tục liệu pháp chống đông kéo dài ít nhất 4 tuần ngay cả sau khi sốc chuyển nhịp về nhịp xoang thành công (sau 4 tuần, quyết định điều trị bằng OAC dài hạn được xác định dựa trên các yếu tố nguy cơ đột quỵ hiện có) IIa
Bệnh nhân rung nhĩ < 24 h và nguy cơ đột quỵ rất thấp (điểm CHA2DS2-VASc là 0 ở nam, 1 ở nữ), có thể không dùng thuốc chống đông trong 4 tuần sau sốc điện chuyển nhịp. IIb
Khuyến cáo về kiểm soát nguy cơ đột quỵ quanh quá trình triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông (peri-catheter ablation)
Để kiểm soát nguy cơ đột quỵ quanh phẫu thuật ở bệnh nhân rung nhĩ có yếu tố nguy cơ đột quỵ mà không dùng OAC trước khi triệt đốt, khuyến cáo bắt đầu với thuốc chống đông và:

– Ưu tiên điều trị bằng thuốc chống đông đường uống ít nhất 3 tuần trước khi thực hiện triệt đốt, hoặc

– Thay thế bằng việc dùng siêu âm tim qua thực quản để ngăn huyết khối tại tâm nhĩ trái trước khi triệt đốt.

I
IIa
Khuyến cáo phẫu thuật triệt đốt mà không cần sự can thiệp OAC ở bệnh nhân triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông có điều trị chống đông máu bằng warfarin, dabigatran, rivaroxaban, apixaban, hoặc edoxaban. I
Khuyến cáo điều trị dài hạn bằng thuốc chống loạn nhịp
Đối với bệnh nhân điều trị bằng sotalol, khuyến cáo theo dõi chặt chẽ khoảng QT, nồng động kali máu, ClCr và các yếu tố nguy cơ gây loạn nhịp khác. I
Cân nhắc dùng đồng thời thuốc chẹn nút nhĩ thất (nếu dung nạp) ở bệnh nhân điều trị bằng flecainide để kiểm soát nhịp tim dài hạn. IIa
Cân nhắc dùng sotalol để kiểm soát nhịp tim dài hạn ở bệnh nhân có chức năng tâm nhĩ trái bình thường hoặc bệnh tim thiếu máu cục bộ trong trường hợp theo dõi chặt chẽ khoảng QT, nồng độ kali máu, ClCr và các yếu tố nguy cơ gây loạn nhịp khác. IIb
Khuyến cáo về sự can thiệp bằng lối sống, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và các bệnh đông mắc ở bệnh nhân rung nhĩ
Khuyến cáo xác định và kiểm soát các yếu tố nguy cơ, bệnh đồng mắc được xem như một phần không thể thiếu trong điều trị bệnh nhân rung nhĩ. I
Khuyến cáo thay đổi lối sống không lành mạnh và liệu pháp điều trị nhắm đich của các tình trạng đan xen để làm giảm gánh nặng rung nhĩ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. I
Khuyến cáo sàng lọc cơ hội tìm rung nhĩ ở bệnh nhân tăng huyết áp. I
Nên cân nhắc sàng lọc cơ hội tìm rung nhĩ ở bệnh nhân ngừng thở khi ngủ. IIa
Khuyến cáo ở bệnh nhân rung nhĩ kèm ACS, PCI hoặc CCS
Khuyến cáo ở bệnh nhân rung nhĩ kèm ACS
Đối với bệnh nhân rung nhĩ kèm ACS đã thực hiện PCI không biến chứng, khuyến cáo ngưng aspirin sớm (≤ 1 tuần), tiếp tục liệu pháp điều trị kép bằng thuốc chống đông đường uống và thuốc ức chế P2Y12 (ưu tiên clopidogrel) trong tối đa 12 tháng nếu nguy cơ huyết khối stent thấp hoặc lo ngại về nguy cơ chảy máu nhiều hơn nguy cơ huyết khối stent, bất kể sử dụng loại stent nào. I
Khuyến cáo ở bệnh nhân rung nhĩ kèm CCS đã thực hiện PCI
Sau thực hiện PCI không biến chứng, khuyến cáo ngưng sớm aspirin (≤ 1 tuần), tiếp tục liệu pháp điều trị kép bằng thuốc chống đông đường uống tối đa 6 tháng và clopidogrel nếu nguy cơ huyết khối stent thấp hoặc lo ngại về nguy cơ chảy máu nguy cơ huyết khối stent, bất kể sử dụng loại stent nào. I
Khuyến cáo về kiểm soát tình trạng xuất huyết tiếp diễn khi dùng thuốc chống đông đường uống
Nên cân nhắc phức hợp 4 yếu tố thrombin đậm đặc ở bệnh nhân rung nhĩ đang dùng VKA – những người tăng biến chứng chảy máu nặng. IIa
Khuyến cáo kiểm soát rung nhĩ ở phụ nữ đang mang thai
Kiểm soát cấp tính
Phụ nữ mang thai có bệnh HCM, nên cân nhắc sốc điện chuyển nhịp trong trường hợp rung tim dai dẳng. IIa
Có thể cân nhắc ibutilide hoặc flecainide tiêm tĩnh mạch để cắt cơn rung nhĩ ở bệnh nhân ổn định, bình thường về cấu trúc tim. IIb
Kiểm soát dài hạn (thuốc đường uống)
Nên cân nhắc dùng flecainide, propafenone, hoặc sotalol để ngăn ngừa rung nhĩ trong trường hợp thất bại với thuốc chẹn nút nhĩ thất. IIa
Nên cân nhắc digoxin hoặc verapamil để kiểm soát tốc độ trong trường hợp thất bại với thuốc chẹn beta. IIa
Khuyến cáo AF sau phẫu thuật
Liệu pháp OAC dài hạn để ngăn ngừa các biến cố do huyết khối nên được xem xét ở những bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ với AF sau phẫu thuật không liên quan tới tim, xem xét lợi ích lâm sàng thực sự dự kiến của OAC và mong muốn của bệnh nhân sau khi được thông báo. IIa
Thuốc chẹn beta không nên được sử dụng đều đặn để ngăn ngừa AF sau phẫu thuật ở những bệnh nhân không phẫu thuật tim. III
Khuyến cáo liên quan đến sự khác biệt liên quan đến giới tính trong AF
Phụ nữ mắc AF kịch phát hoặc dai dẳng có triệu chứng nên được tiếp cận kịp thời với các liệu pháp kiểm soát nhịp, bao gồm cắt bỏ AF qua đường ống thông khi thích hợp vì lý do y tế. IIa
Khuyến cáo về đo lường chất lượng trong AF
Việc giới thiệu các công cụ để đo lường chất lượng chăm sóc và xác định các cơ hội để cải thiện chất lượng điều trị và kết quả của bệnh nhân AF cần được xem xét bởi các bác sĩ và tổ chức IIa

 

2. Thay đổi trong khuyến cáo

Khuyến cáo về quản lý tích hợp AF
2020 Phân loạia 2016 Phân loạia
Để tối ưu hóa việc đưa ra quyết định được chia sẻ về (các) tùy chọn điều trị AF cụ thể đang được xem xét, khuyến cáo rằng:

• Bác sĩ thông báo cho bệnh nhân về những ưu điểm / hạn chế và lợi ích / rủi ro liên quan đến (các) lựa chọn điều trị đã được cân nhắc; và

• Thảo luận về gánh nặng tiềm ẩn của việc điều trị với bệnh nhân

và bao gồm cả nhận thức của bệnh nhân về gánh nặng điều trị trong quyết định điều trị

I Việc đặt bệnh nhân vào vai trò trung tâm trong việc ra quyết định nên được cân nhắc để điều chỉnh việc quản lý cho phù hợp với mong muốn của bệnh nhân và cải thiện sự tuân thủ điều trị lâu dài IIa
Khuyến cáo để phòng ngừa các biến cố thuyên tắc huyết khối trong AF
Để đánh giá nguy cơ chảy máu, nên đánh giá nguy cơ chảy máu dựa trên số điểm đã được xây dựng chính thức để giúp xác định các yếu tố nguy cơ chảy máu không thể sửa đổi và giải quyết các yếu tố nguy cơ chảy máu có thể sửa đổi ở tất cả bệnh nhân AF, và xác định những bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao cần được lên lịch khám sớm và xem xét và theo dõi lâm sàng thường xuyên hơn. I Điểm nguy cơ chảy máu nên được xem xét ở bệnh nhân AF đang điều trị kháng đông đường uống để xác định các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được đối với chảy máu chính (major bleeding) IIa
Ở những bệnh nhân sử dụng VKAs với thời gian thấp trong phạm vi điều trị INR (ví dụ: TTR <70%), các lựa chọn được khuyến cáo là:

• Chuyển sang NOAC nhưng đảm bảo tuân thủ tốt và kiên trì với liệu pháp; hoặc là

• Nỗ lực cải thiện TTR (ví dụ: giáo dục / tư vấn và kiểm tra INR thường xuyên hơn)

I

 

 

 

 

IIa

Bệnh nhân AF đã được sử dụng VKAs có thể được xem xét điều trị NOAC nếu TTR không được kiểm soát tốt mặc dù tuân thủ tốt, hoặc nếu bệnh nhân mong muốn mà không có chống chỉ định với NOAC (ví dụ: van nhân tạo). IIb
Khuyến nghị về kiểm soát nhịp/cắt bỏ AF qua đường ống thông
Cắt bỏ AF qua đường ống thông sau khi điều trị bằng thuốc thất bại
Cắt bỏ AF qua đường ống thông cho PVI được khuyến cáo để kiểm soát nhịp sau một thất bại hoặc không dung nạp AAD loại I hoặc III, để cải thiện các triệu chứng AF tái phát ở bệnh nhân mà:

• AF kịch phát, hoặc

• AF liên tục mà không có các yếu tố nguy cơ chính tái phát AF, hoặc

• AF liên tục với các yếu tố nguy cơ chính tái phát AF

I Cắt bỏ qua ống thông hoặc phẫu thuật nên được xem xét ở những bệnh nhân AF có triệu chứng dai dẳng hoặc rất dai dẳng với liệu pháp AAD để cải thiện các triệu chứng, cân nhắc lựa chọn của bệnh nhân, lợi ích và nguy cơ, được hỗ trợ bởi AF Heart Team. IIa
Liệu pháp đầu tay
Cắt bỏ AF qua đường ống thông:

• Được khuyến cáo để đảo ngược rối loạn chức năng LV ở bệnh nhân AF khi bệnh cơ tim do nhịp tim nhanh có khả năng xảy ra cao, không phụ thuộc vào tình trạng triệu chứng của họ.

I Cắt bỏ AF nên được xem xét ở những bệnh nhân AF và HFrEF có triệu chứng để cải thiện các triệu chứng và chức năng tim khi nghi ngờ có bệnh cơ tim do nhịp tim nhanh. IIa
Nên cân nhắc ở những bệnh nhân AF được chọn có HFrEF để

cải thiện tỷ lệ sống sót và giảm tỷ lệ nhập viện do HF.

IIa
Kỹ thuật và công nghệ
Cách ly hoàn toàn bằng điện đối với các tĩnh mạch phổi được khuyến cáo trong tất cả các thủ thuật cắt bỏ AF qua đường ống thông I Cắt bỏ qua ống thông nên nhắm vào cô lập các tĩnh mạch phổi bằng cách sử dụng cắt đốt bằng sóng cao tần hoặc sử dụng nhiệt lạnh và ống thông dạng bóng IIa
Nếu bệnh nhân có tiền sử cuồng nhĩ phụ thuộc vào CTI hoặc nếu cuồng nhĩ điển hình được gây ra tại thời điểm cắt đốt AF, có thể cân nhắc việc phân phối tổn thương CTI. IIb Cắt bỏ cuồng nhĩ thông thường nên được xem xét để ngăn ngừa cuồng nhĩ tái phát như một phần của quy trình cắt bỏ AF nếu được ghi lại hoặc xảy ra trong quá trình cắt bỏ AF IIa
Thay đổi lối sống và các chiến lược khác để cải thiện kết quả của việc cắt bỏ
Giảm cân được khuyến cáo ở bệnh nhân béo phì có AF, đặc biệt là những người đang được đánh giá để cắt bỏ AF I Ở những bệnh nhân béo phì có AF, nên cân nhắc giảm cân cùng với quản lý các yếu tố nguy cơ khác để giảm gánh nặng và triệu chứng AF. IIa
Khuyến cáo về quản lý nguy cơ đột quỵ liên quan tới chuyển nhịp tim
Ở những bệnh nhân AF đang trải qua quá trình chuyển nhịp tim, NOAC được khuyến cáo với hiệu quả và độ an toàn ít nhất tương tự như warfarin I Chống đông máu bằng heparin hoặc NOAC nên được bắt đầu càng sớm càng tốt trước mỗi lần chuyển nhịp tim của AF hoặc cuồng nhĩ. IIa
Khuyến cáo về quản lý nguy cơ đột quỵ khi cắt đốt quanh ống thông
Sau khi cắt bỏ AF qua ống thông, khuyến cáo rằng:

• Chống đông máu toàn thân bằng warfarin hoặc NOAC được tiếp tục trong ít nhất 2 tháng sau khi cắt bỏ, và

• Việc tiếp tục điều trị kháng đông lâu hơn 2 tháng sau khi cắt bỏ phụ thuộc vào hồ sơ nguy cơ đột quỵ của bệnh nhân chứ không phụ thuộc vào sự thành công hay thất bại rõ ràng của thủ thuật cắt bỏ.

I Tất cả các bệnh nhân phải được uống kháng đông ít nhất 8 tuần sau khi cắt bỏ qua ống thông. IIa
Khuyến cáo về thuốc chống loạn nhịp sử dụng lâu dài
Amiodarone được khuyến cáo để kiểm soát nhịp trong thời gian dài ở tất cả bệnh nhân AF, bao gồm cả những người bị HFrEF. Tuy nhiên, do độc tính ngoài tim của nó, các AAD khác nên được xem xét đầu tiên bất cứ khi nào có thể. I Amiodarone có hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa tái phát AF so với các AAD khác, nhưng tác dụng độc hại ngoài tim là phổ biến và tăng dần theo thời gian. Vì lý do này, AAD khác nên được xem xét đầu tiên IIa
Khuyến nghị về các can thiệp lối sống và quản lý các yếu tố nguy cơ và các bệnh đồng thời ở bệnh nhân AF
Chú ý kiểm soát HA tốt được khuyến cáo ở bệnh nhân AF có tăng huyết áp để giảm tái phát AF và nguy cơ đột quỵ và chảy máu I Kiểm soát HA ở bệnh nhân tăng huyết áp dùng thuốc kháng đông nên được xem xét để giảm nguy cơ chảy máu IIa
Hoạt động thể chất nên được xem xét để giúp ngăn ngừa AF xuất hiện hoặc tái phát, ngoại trừ tập luyện sức bền quá mức có thể thúc đẩy AF. IIa Hoạt động thể chất thường xuyên ở mức độ vừa phải được khuyến khích để ngăn ngừa AF, trong khi đó, các vận động viên nên được tư vấn việc tham gia thể thao cường độ cao trong thời gian dài có thể thúc đẩy AF I
Có thể cân nhắc quản lý tối ưu ngưng thở khi ngủ, để giảm tần suất AF, tiến triển AF, tái phát AF và các triệu chứng IIb Điều trị ngưng thở khi ngủ nên được tối ưu hóa để giảm AF tái phát và cải thiện kết quả điều trị AF. IIa
Khuyến cáo phòng ngừa đột quỵ ở bệnh nhân AF sau ICH
Ở những bệnh nhân AF có nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao, (bắt đầu lại) sử dụng OAC, ưu tiên NOAC hơn VKAs ở những bệnh nhân đủ điều kiện dùng NOAC, nên được xem xét tham khảo ý kiến của bác sĩ thần kinh / chuyên gia đột quỵ sau khi:

• ICH liên quan đến chấn thương

• ICH tự phát cấp tính (bao gồm xuất huyết dưới màng cứng, dưới nhện hoặc trong não), sau khi cân nhắc cẩn thận giữa rủi ro và lợi ích

IIa Sau khi ICH kháng đông đường uống ở bệnh nhân AF có thể được bắt đầu lại sau 4-8 tuần với điều kiện nguyên nhân chảy máu hoặc yếu tố nguy cơ liên quan đã được điều trị hoặc kiểm soát IIb
Khuyến cáo cho AF sau phẫu thuật
Liệu pháp OAC dài hạn để ngăn ngừa các biến cố huyết khối có thể được xem xét ở những bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ với AF sau phẫu thuật sau phẫu thuật tim, xem xét lợi ích lâm sàng thực sự dự kiến của liệu pháp OAC và mong muốn của bệnh nhân. IIb Thuốc kháng đông dài hạn nên được xem xét ở những bệnh nhân

AF sau khi phẫu thuật tim có nguy cơ đột quỵ, xem xét nguy cơ trên từng cá nhân về đột quỵ và chảy máu

IIa

AAD = antiarrhythmic drug (thuốc chống rối loạn nhịp tim); AF = atrial fibrillation (rung nhĩ); BP = blood pressure (huyết áp); CTI = cavotricuspid isthmus (eo giữa tĩnh mạch chủ dưới và van 3 lá); HFrEF = heart failure with reduced ejection fraction (suy tim tâm thu); ICH = intracranial haemorrhage (xuất huyết não); INR = international normalized ratio (xét nghiệm đánh giá mức độ hình thành các cục máu đông); LV = left ventricular (tâm thất trái); LVEF = left ventricular ejection fraction (Phần phân suất tống máu thất trái); NOAC = non-vitamin K antagonist oral anticoagulant (thuốc chống đông máu đường uống không đối kháng vitamin K); OAC = oral anticoagulant or oral anticoagulation (thuốc chống đông máu đường uống); PVI = pulmonary vein isolation (cô lập tĩnh mạch phổi); TTR = time in therapeutic range (thời gian trong phạm vi điều trị); VKA = vitamin K antagonist (chất đối kháng vitamin K).
aClass of recommendation (phân loại khuyến cáo).

Phân loại Định nghĩa Từ sử dụng
Loại I   Có bằng chứng và/hoặc đồng ý rằng điều trị hoặc thủ thuật nêu ra là đem lại lợi ích, hữu dụng, hiệu quả Được khuyến cáo hay được chỉ định
Loại II

 

Bằng chứng đối lập nhau và/hay có nhiều luồng ý kiến về sự hữu dụng/hiệu quả của điều trị hay thủ thuật được nêu
Loại IIa Cán cân bằng chứng/ý kiến nghiêng về hướng hữu dụng/hiệu quả Nên được cân nhắc
Loại IIb Sự hữu dụng/hiệu quả ít được thiết lập rõ ràng bởi bằng chứng/ý kiến Có thể cân nhắc
Loại III Bằng chứng/đồng ý chung là điều trị hay thủ thuật nêu ra không hữu dụng/hiệu quả, và trong một số trường hợp có thể gây hại Không được khuyến cáo

Dịch giả:

Nguyễn Hồng Trâm
Phạm Khánh Huyền
Hoàng Thục Oanh
Nguyễn Thanh Lương
Nguyễn Ngọc Thuỳ Trâm
Nguyễn Thế Thịnh
Trần Linh Giang
Nguyễn Lê Hiệp
Lê Việt Trân
Nguyễn Cao Quỳnh Anh
Trần Thiện Quyền
Lê Huỳnh Tú Mỹ
Nguyễn Thị Cẩm Trâm
Nguyễn Thanh Huyền
Đỗ Mỹ Ngọc
Huỳnh Yến Thanh
Nguyễn Thị Tùng Lê
TS.DS. Phạm Đức Hùng

Cảm ơn BS. Trần Anh Tuấn đã tham gia hiệu chỉnh.

Đường dẫn tải hướng dẫn rung nhĩ AF file pdf: Afib table ESC2020_pharmavn.org

Các hình ảnh được để tại facebook page: Pharmavn: Thông tin chuyên ngành cập nhật

Tài liệu gốc: doi:10.1093/eurheartj/ehaa612

Thumbnail pic at stopeblock – stanford university

Chia sẻ bài viết