Lorlatinib hay Crizotinib trong điều trị ban đầu ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển có ALK dương tính

Lorlatinib hay Crizotinib trong điều trị ban đầu ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển có ALK dương tính

Bối cảnh nghiên cứu: Lorlatinib – một chất ức chế thế hệ thứ ba analapstic lymphoma kinase (ALK), với hoạt tính ức chế khối u ở những bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) tiến triển, ALT (+) đã được điều trị trước đó. Tuy nhiên hiệu quả của lorlatinib khi so sánh với crizotinib trong điều trị ban đầu NSCLC tiến triển,  ALK (+) vẫn chưa được  rõ ràng.

Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng pha 3, đa trung tâm, ngẫu nhiên so sánh hiệu quả của lorlatinib với crizotinib trên 296 bệnh nhân mắc NSCLC tiến triển, ALK (+) và chưa được điều trị với bất kì liệu pháp toàn thân nào trước đó. Tiêu chí đánh giá chính là thời gian bệnh không có tiến triển (progression-free survival), được đánh giá bởi trung tâm kiểm soát dữ liệu độc lập mù (BICR). Tiêu chí đánh giá phụ bao gồm đánh giá độc lập về đáp ứng khách quan và đáp ứng nội sọ. Một phân tích lâm thời về hiệu quả được dự kiến thực hiện khi có khoảng 133/177 (75%) các trường hợp bệnh tiến triển hoặc hoặc tử vong.

Kết quả:

Đối với tiêu chí đánh giá chính: thời gian sống không có bệnh tiến triển đánh giá trong 12 tháng

+ nhóm sử dụng Lorlatinib: 78% (Cl 95%: 70-84)

+ nhóm sử dụng Crizotinib : 39% (95% Cl: 30-48)

HR = 0.28, khoảng tin cậy 95% (0.19 – 0.41), p < 0.001

–  Đối với tiêu chí đánh giá phụ:

  • Đáp ứng khách quan

+ nhóm sử dụng Lorlatinib: 76% (95 Cl: 68-83)

+ nhóm sử dụng Crizotinib: 58% (95% Cl: 49- 66)

  • Đối với đáp ứng nội sọ:

+ Với nhóm bệnh nhân có di căn não, tỷ lệ có đáp ứng nội sọ 82% (95% CI 57 – 96) ở nhóm lorlatinib và 23% (95% CI 5 – 54) ở nhóm crizotinib

+  Ở nhóm sử dụng lorlatinib có 71% bệnh nhân có đáp ứng nội sọ hoàn toàn

–  Các tác dụng bất lợi thường gặp nhất của lorlatinib là: tăng lipid máu, phù, tăng cân, bệnh thần kinh ngoại biên và ảnh hưởng đến nhận thức. Lorlatinib liên quan nhiều hơn tác dụng bất lợi ở mức 3, 4 (chủ yếu là thay đổi mức độ lipid máu) so với crizotinib (72% so với 56%). Ngừng điều trị do tác dụng không mong muốn xảy ra ở 7% ở nhóm lorlatinib và 9% so với nhóm crizotinib.

Kết luận: Trong một phân tích lâm thời về kết quả giữa những bệnh nhân NSCLC dương tính với ALK tiến triển chưa được điều trị trước đó, những bệnh nhân được dùng lorlatinib có thời gian bệnh không tiến triển lâu hơn đáng kể và có tần suất đáp ứng nội sọ cao hơn những người được dùng crizotinib. Tỷ lệ xảy ra các tác dụng bất lợi mức độ mức 3 hoặc 4 với lorlatinib cao hơn so với crizotinib và chủ yếu là do sự thay đổi nồng độ  lipid máu.

 

Biên dịch: Nguyễn Cao Quỳnh Anh

Nguyễn Thị Tùng Lê

Hiệu đính: TS. Nguyễn Thị Thanh Vân

TLTK

https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2027187

People photo created by kjpargeter – www.freepik.com

Chia sẻ bài viết