Thử nghiệm pha 3 đánh giá hiệu quả giữa hai liệu pháp Atezolizumab+Bevacizumab vs Sunitinib trên bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào thận di căn chưa điều trị

Thử nghiệm pha 3 đánh giá hiệu quả giữa hai liệu pháp Atezolizumab+Bevacizumab vs Sunitinib trên bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào thận di căn chưa điều trị

Biên dịch: D.S Nguyễn Đức Xuân Thuỵ Sĩ. 

Hiệu đính: BS. Đặng Xuân Thắng

Viết tắt: 

Thuât ngữ gốc  Tiếng Việt  Viết tắt 
Metastatic Renal Cell Carcinoma  Ung thư biểu mô tế bào thận di căn  mRCC 
Overall survival  Tỷ lệ sống thêm toàn bộ  OS 
Vascular endothelial growth factor  Yếu tố ức chế yếu tố tăng trưởng nội mạch  VEGF 
Intravenous  Tiêm truyền tĩnh mạch  IV 
Progression-free survival (PFS)  Khả năng sống thêm không tiến triển  PFS 
Death ligand 1     PD-L1 
Death ligand 1-positive    PD-L1+ 
Randomized Clinical trial  RCT Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên  RCT 

 

Những điểm chính 

Đặt vấn đề 

Giá trị OS với mức an toàn chấp nhận được trên nhóm bệnh nhân mRRC có được cải thiện khi sử dụng liệu pháp kết hợp đồng thời Atezolinumab (programmed death ligand 1) và Bevacizumab (ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch -VEGF) so với đơn trị liệu Sunitinib. 

Kết quả  

Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên (RCT) giai đoạn 3 tiến hành trên 915 bệnh nhân mRCC cho thấy: 

– Với mức độ an toàn chấp nhận được, hai nhóm điều trị cho kết quả OS là tương tự nhau. 

– Atezolizumab + bevacizumab cho thấy được cải thiện kết quả OS/ bệnh nhân có khối u được đặc trưng bởi sự kết hợp của T-effector, tăng sinh và small nucleolar RNA transcription profiles. 

Ý nghĩa  

Trong khi OS không cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm điều trị ngẫu nhiên; các phân tích kèm theo cho thấy rằng các phân tích chỉ dấu sinh học có thể xác định những bệnh nhân được hưởng lợi khi sử dụng liệu pháp phối hợp programmed death ligand 1 + chống yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (anti−programmed death ligand 1 and anti–vascular endothelial growth factor therapy). 

Tổng quan 

Tầm quan trọng  

Kết quả phân tích đến thời điểm hiện tại của thử nghiệm IMmotion151 đã báo cáo khả năng sống thêm không tiến triển (PFS) được cải thiện trên đối tượng bệnh nhân mRCC điều trị kết hợp Atezolizumab + Bevacizumab so sánh với Sunitinib.  

Các phân tích kết quả OS hiện tại chưa đủ căn cứ để đưa đến kết luận cuối cùng. 

Mục tiêu  

Báo cáo: kết quả OS cuối cùng trong thử nghiệm IMmotion151, độ an toàn và các phân tích dấu ấn sinh học chỉ điểm liên quan đến phiên mã dưới nhóm với OS trong thử nghiệm. 

Mô tả thử nghiệm: 

IMmotion151 : RCT giai đoạn 3, đa trung tâm, nhãn mở, so sánh hiệu quả và độ an toàn của Atezolizumab + Bevacizumab so với Sunitinib ở những bệnh nhân bị mRCC không điều trị.  

Đối tượng bao gồm các bệnh nhân từ 152 trung tâm nghiên cứu y khoa và phòng khám ung thư cộng đồng ở 21 quốc gia. Bệnh nhân người trưởng thành mắc mRCC với các thành phần của tế bào hoặc các đặc điểm mô học, bệnh có thể đo lường được (theo Tiêu chí Đánh giá Đáp ứng trong Khối u Đặc, phiên bản 1.1), hoạt động đầy đủ, huyết học và chức năng tạng và tế bào học với test PD-L1. Báo cáo công bố kết quả nghiên cứu: 20/05/2015-14/02/2020. 

Can thiệp  

Nhóm A: nhận 1200 mg Atezolizumab tiêm tĩnh mạch (IV) 3 tuần một lần và 15 mg/ kg Bevacizumab IV mỗi 3 tuần. 

Nhóm B: 50 mg Sunitinib uống một lần mỗi ngày/ 4 tuần và 2 tuần nghỉ (giữa mỗi liệu trình). 

Kết quả và phương pháp đo lường chính 

Các điểm cuối chính trong các báo cáo trước đây: PFS/ bệnh nhân mắc bệnh PD-L1+ và OS/ dân số có ý định điều trị.  

Các kết quả thăm dò bổ sung bao gồm OS/ dân số PD-L1+, mối liên hệ  giữa OS với các phân nhóm phiên mã, tính an toàn. 

Kết quả  

Thử nghiệm IMmotion151đánh giá 915 bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào thận di căn. Tuổi trung bình là 62 (56-69) tuổi đối với bệnh nhân dùng Atezolizumab + Bevacizumab và 60 (54-66) tuổi đối với bệnh nhân dùng Sunitinib; 669 (73,1%) là nam và 246 (26,9%) là nữ.  

Phân tích cuối cùng cho thấy: 

Ở nhóm quần thể dự định điều trị tương tự ở những bệnh nhân nhận Atezolizumab + Bevacizumab so với Sunitinib/quần thể dự định điều trị (36,1 so với 35,3 tháng) và PD-L1 + (38,7 so với 31,6 tháng). Không có tín hiệu an toàn mới nào được báo cáo.  

Kết quả thăm dò bổ sung của Atezolizumab + Bevacizumab so với Sunitinib cho thấy xu hướng OS trung bình được cải thiện ở những bệnh nhân có khối u được đặc trưng bởi T-effector, tăng sinh hoặc small nucleolar RNA transcriptomic profiles (35,4 so với 21,2 tháng; HR, 0,70; KTC 95% , 0,50-0,98). 

Bàn luận: 

Kết quả đánh giá chính của PFS đã đáp ứng trong các phân tích tạm thời, mặc dù không có sự cải thiện nào đối với cải thiện khả năng sống sót được khảo sát trên bệnh nhân dùng Atezolizumab + Bevacizumab ở lần phân tích cuối cùng.

Phân tích chỉ sinh học góp phần chỉ rõ những bệnh nhân mRCC có thể được hưởng lợi từ liệu pháp kết hợp kháng PD-L1 và kháng VEGF. 

Link gốc: https://jamanetwork.com/journals/jamaoncology/article-abstract/2787236?fbclid=IwAR08Acvffhb-2LsK_R63Ihe2UGq8FQsGAHMGs3RV_Y9Nb9Pj_omdAqbd4JY

 

Chia sẻ bài viết