Phần 4. Đánh giá Y tế toàn diện và bệnh kèm theo – ADA 2023

Phần 4. Đánh giá Y tế toàn diện và bệnh kèm theo – ADA 2023

 Biên dịch: Trần Thị Quốc Tuyến, Ngô Phan Thuận Hiển, Dương Tú Nhi, Nguyễn Anh Thi

Hiệu đính: Ds. Q.Tuyến

Lưu ý: A, B, C, D, E là mức độ bằng chứng của các khuyến cáo

Bảng 4.5 có một vài bố sung, Bảng 4.64.7 được loại bỏ khỏi ADA 2023

CHĂM SÓC TÍCH HỢP LẤY BỆNH NHÂN LÀM TRUNG TÂM

Khuyến nghị                                                                              

4.1 Phong cách giao tiếp lấy bệnh nhân làm trung tâm sử dụng sự lắng nghe tích cực và ngôn ngữ dựa trên sức nặng và đặt bệnh nhân làm trung tâm; khơi gợi sở thích và niềm tin của bệnh nhân; đồng thời nên cân nhắc đánh giá khả năng đọc viết, tính toán, và các rào cản tiềm ẩn đối với việc chăm sóc để tối ưu hóa kết quả sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. B

4.2 Một đội ngũ phối hợp đa ngành sẽ có lợi cho BN ĐTĐ, có thể bao gồm và không giới hạn từ các chuyên gia chăm sóc và hướng dẫn về bệnh đái tháo đường, bác sĩ chăm sóc chính và bác sĩ lâm sàng các chuyên khoa liên quan, y tá, chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia thể dục, dược sĩ, nha sĩ, bác sĩ chuyên khoa xương khớp và chuyên gia sức khỏe tâm thần. E

ĐÁNH GIÁ Y TẾ TOÀN DIỆN

Khuyến nghị

4.3 Đánh giá y tế toàn diện nên được tiến hành vào lần đầu thăm khám để:

  • Xác nhận chẩn đoán và phân loại đái tháo đường. A
  • Đánh giá các biến chứng của bệnh đái tháo đường và bệnh đi kèm tiềm năng. A
  • Xem lại cách điều trị trước đó và kiểm soát yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đã mắc bệnh đái tháo đường. A
  • Bắt đầu hướng dẫn bệnh nhân tham gia vào việc xây dựng một kế hoạch quản lý chăm sóc. A
  • Phát triển một kế hoạch chăm sóc liên tục. A

4.4 Cuộc thăm khám tiếp theo nên bao gồm hầu hết các thành phần của đánh giá y tế toàn diện ban đầu (xem Bảng 4.1). A

4.5 Quản lý liên tục nên được chỉ dẫn bằng việc đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể, những biến chứng của bệnh đái tháo đường, nguy cơ tim mạch, nguy cơ hạ đường huyết, và việc ra quyết định chung về mục tiêu trị liệu. B

CHỦNG NGỪA

Khuyến nghị

4.6 Cung cấp các loại vắc xin được khuyến nghị định kỳ cho trẻ em và người lớn mắc bệnh đái tháo đường theo độ tuổi (xem Bảng 4.5 để biết các loại vaccine được khuyến nghị cao cho người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường). A

ĐÁNH GIÁ CÁC BỆNH ĐI KÈM

Bệnh tự miễn

4.7 Bệnh nhân đái tháo đường loại 1 nên được tầm soát bệnh tuyến giáp tự miễn sớm ngay lúc mới chẩn đoán và định kỳ sau đó. B

4.8 Người lớn mắc bệnh đái tháo đường loại 1 nên được tầm soát bệnh Celiac khi có các triệu chứng và dấu hiệu trên đường tiêu hóa hoặc các biểu hiện cận lâm sàng gợi ý bệnh Celiac. B

Suy giảm nhận thức / sa sút trí tuệ

4.9 Trong trường hợp suy giảm nhận thức, các phác đồ điều trị bệnh đái tháo đường nên được đơn giản hóa hết mức có thể và được điều chỉnh để giảm thiểu nguy cơ hạ đường huyết.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

4.10 Bệnh nhân đái tháo đường loại 2 hoặc tiền đái tháo đường và tăng men gan (ALT) hoặc gan nhiễm mỡ trên siêu âm nên được đánh giá về sự hiện diện của viêm gan nhiễm mỡ không do rượu và xơ gan

Testosterone thấp ở nam giới

4.11 Ở nam giới mắc bệnh đái tháo đường có các triệu chứng hoặc dấu hiệu của thiểu năng sinh dục, chẳng hạn như giảm ham muốn tình dục hoặc giảm khả năng hoạt động tình dục, hoặc rối loạn cương dương, xem xét kiểm tra mức testosterone huyết thanh vào buổi sáng.

 

Hình 4.1.

 

Hình 4.2.

 

Bảng 4.1 – Các thành phần của đánh giá y tế toàn diện bệnh đái tháo đường khi khám lần đầu, tái khám định kỳ và hàng năm

ABI, chỉ số huyết áp mắt cá chân-cánh tay; ARB, thuốc chẹn thụ thể angiotensin; CGM, máy theo dõi đường huyết liên tục; MDI, tiêm nhiều lần hàng ngày; NAFLD, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu; OSA, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn; PAD, bệnh động mạch ngoại vi

* Từ 65 tuổi trở lên

+ Có thể cần thường xuyên hơn ở những bệnh nhân thận mãn tính hoặc thay đổi thuốc ảnh hưởng đến chức năng thận và kali huyết thanh (xem Bảng 11.1)

# Có thể cũng cần được kiểm tra sau khi bắt đầu hoặc thay đổi liều lượng của các loại thuốc ảnh hưởng đến các xét nghiệm này (tức là thuốc đái tháo đường, thuốc huyết áp, thuốc điều trị mỡ máu hoặc thuốc điều trị tuyến giáp)

^người không bị rối loạn lipid máu và không điều trị bằng liệu pháp hạ cholesterol, xét nghiệm có thể tiến hành ít thường xuyên hơn

** Nên thực hiện mỗi lần khám ở bệnh nhân mất cảm giác, loét bàn chân trước đó hoặc cắt cụt chi.

 

Bảng 4.2.

 

Bảng 4.3.

Bảng 4.4.

Bảng 4.5. (Cập nhật một vài thay đổi)

 

Nguồn: ADA 2023

https://diabetesjournals.org/care/issue/46/Supplement_1

Chia sẻ bài viết