Ảnh hưởng của empagliflozin trên nồng độ uric acid và bệnh gút: các quan sát từ thử nghiệm EMPA-REG OUTCOME.

Ảnh hưởng của empagliflozin trên nồng độ uric acid và bệnh gút: các quan sát từ thử nghiệm EMPA-REG OUTCOME.

Tác giả: J.P. Ferreira et al.

Cơ sở và mục đích: Nồng độ uric acid (UA) trong huyết thanh cao có liên quan đến bệnh gút (gout) và các hệ quả bất lợi khác cho sức khỏe ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (T2D: type 2 diabetes). Chất ức chế đồng vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT2i) làm giảm nồng độ UA. Hơn nữa, trong chương trình CANVAS, SGLT2i canagliflozin làm giảm các đợt bùng phát bệnh gút ở bệnh nhân T2D. Liệu empagliflozin có tác động tích cực đến bệnh gút mới khởi phát hay thuốc chống gút ở bệnh nhân T2D hay không vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Các tác giả đã nghiên cứu tác dụng của empagliflozin đối với các giai đoạn bệnh gút như một tác nhân để nghiên cứu về tác dụng cả chính và phụ trong thử nghiệm EMPA-REG OUTCOME.

Vật liệu và phương pháp: Trong EMPA-REG OUTCOME, 7.020 bệnh nhân mắc bệnh T2D có nguy cơ tim mạch cao (CV) được điều trị bằng empagliflozin (tổng số n=4,687; 10 mg/ngày n=2,345; 25 mg/ngày n = 2,342) hoặc giả dược (n=2,333). Chúng tôi đánh giá tác động của empagliflozin so với giả dược đối với nồng độ UA trong huyết thanh bằng cách sử dụng phân tích MMRM và các mô hình nguy cơ tỷ lệ Cox về thời gian xảy ra lần đầu tiên trong các trường hợp như: tác dụng ngoại ý phát sinh do bùng phát bệnh gút hoặc bắt đầu dùng thuốc để điều trị tăng axit uric máu hoặc bệnh gút trong khi bệnh nhân đang điều trị.

Kết quả: Trong số 7.020 bệnh nhân được đưa vào lúc ban đầu, 413 (6%) đang dùng thuốc làm giảm UA và 6.607 (94%) không dùng. Bệnh nhân dùng thuốc làm giảm UA là những người lớn tuổi, thường là nam giới, có chỉ số BMI cao hơn, thời gian T2D dài hơn, chức năng thận kém hơn, albumin niệu đạo cao hơn và thường được điều trị bằng thuốc lợi tiểu. Ở tuần thứ 12, mức UA huyết thanh trung bình thấp hơn ở những bệnh nhân được điều trị bằng empagliflozin so với giả dược, và sự khác biệt này được duy trì tổng thể ở các mốc thời gian tiếp theo; đến tuần 52, sự khác biệt điều trị trung bình (95%) là -0,37 (-0,42, –0,31) mg/dL. Sự khác biệt điều trị trung bình đã điều chỉnh (95% CI) trong UA huyết thanh ở tuần 52 rõ ràng hơn với mức UA ban đầu ≥6 mg/dL (-0,46 (-0,55, –0,38) mg/dL, bảng A). Trong số 6.607 bệnh nhân không dùng thuốc làm giảm UA lúc ban đầu, 5,2% bị bùng phát bệnh gút hoặc bắt đầu dùng thuốc để điều trị bệnh gút ở nhóm giả dược so với 3,6% ở nhóm dùng empagliflozin gộp lại, tương ứng với tỷ lệ mắc bệnh là 21,6 so với 14,1 biến cố trên 1.000 bệnh nhân-năm, và tỷ lệ nguy cơ (95%) là 0,67 (0,53; 0,85), P = 0,001 (bảng B). Tỷ lệ biến cố giảm tương tự với empagliflozin 10 hoặc 25 mg và ở những bệnh nhân có mức UA ban đầu thấp hơn hoặc cao hơn 6,0 mg/dL cũng như so với người không có tiền sử bệnh gút tại thời điểm ban đầu (tương tác tương ứng với P = 0,53 và 0,48).

Kết luận: Empagliflozin làm giảm lượng UA trung bình, cần dùng thuốc giảm UA hoặc bùng phát bệnh gút so với giả dược. Những dữ liệu này hỗ trợ các nghiên cứu sâu hơn về SGLT2i trong việc phòng ngừa bệnh gút và giảm dùng thuốc chống bệnh gút.

 

Biên dịch:Trương Hoàng Thiện, nhóm Pharmvn.org

Hiệu đính: DS. Trần Thị Quốc Tuyến, PharmD

Nguồn: EASD 2021.

Chia sẻ bài viết