“Đi ngược lại thông thường” ức chế glucokinase có thể ngăn ngừa, đảo ngược ĐTĐ loại2.

“Đi ngược lại thông thường” ức chế glucokinase có thể ngăn ngừa, đảo ngược ĐTĐ loại2.

NEW ORLEANS – Phương pháp đột phá “đi ngược lại điều thông thường”: giảm hoạt động glucokinase và hạn chế sự chuyển hoá có thể tăng tiết insulin hoặc thậm chí đảo ngược ĐTĐ loại 2.

Giáo sư tiến sĩ Frances Ascfroft đại học Oxford cho biết trong bài giảng Kiêng đường – Banting tại hội thảo của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA): Nghiên cứu tương quan toàn bộ nhiễm sắc thể chỉ ra một vài gen có thể làm tăng nguy cơ ĐTĐ, tuy nhiên rất khó để biết được lý do ĐTĐ type 2 lại phát triển ở người lớn tuổi. Tăng đường huyết mãn tính dẫn đến sự suy giảm chức năng của tế bào beta. Các yếu tố như đặc điểm di truyền đi kèm với các yếu tố khác như sự đề kháng insulin, tuổi tác hoặc thời kỳ mang thai có thể làm tăng nhẹ đường huyết, ảnh hưởng đến việc dung nạp đường huyết kéo dài trong nhiều năm.

Giáo sư Ashcroft cho biết: Theo thời gian tăng đường huyết mãn tính có thể làm tích luỹ những thay đổi trong gen và biểu hiện của protein, điều này có thể làm giảm khả năng chuyển hoá của tế bào beta và giảm tiết insulin. Vấn đề này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng tăng đường huyết thậm chí tăng cao lượng đường trong máu dẫn đến bắt đầu một vòng luẩn quẩn tăng nhanh tiến triển bệnh và giảm chức năng của tế bào beta. Nên câu hỏi quan trọng được đặt ra cho nghiên cứu là liệu rằng có thể ngăn ngừa hay đảo ngược lại tác động của tăng đường huyết mạn tính hay không.

Giáo sư Ashcrof cũng cho biết câu trả lời là được. Hầu như các trẻ sơ sinh mắc ĐTĐ (neontal diabetes patients) có thể chuyển đổi điều trị bằng thuốc và liều thuốc có thể giảm theo thời gian, như thể các tế bào beta được phục hồi. Chúng ta có thể thấy ĐTĐ type 2 có thể bị đảo ngược ví dụ như trong điều trị bằng liệu pháp insulin tích cực hay chế độ ăn kiêng rất ít calori hoặc sau phẫu thuật giảm cân.

“ Chúng ta đang tìm kiếm sai cách”

Phương pháp điều trị có thể ngăn ngừa hoặc đảo ngược lại bệnh ĐTĐ có các đặc trưng như giảm lượng đường trong máu, tuy nhiên vẫn còn rất xa để đạt được các giải pháp hoàn hảo. Tuân thủ chế độ ăn kiêng ít calo là một thử thách, hay phẩu thuật giảm cân và điều trị bằng liệu pháp insulin tích cực cũng không phải lúc nào cũng hiệu quả đối với tất cả mọi người.

Thay vào đó, giáo sư Ascroft đã trình bày điều mà cô đã gọi là “con đường đi ngược lại điều thông thường – Couterintutive Way” giúp bảo vệ và phục hồi chức năng tế bào beta trong ĐTĐ: Giảm hoạt động glucokinase.

ĐTĐ làm tăng lượng đường dẫn đến chuyển hoá đường phân kích hoạt chuỗi sự kiện và cuối cùng thay đổi gen và biểu hiện protein được hoạt hoá, làm giảm chuyển hoá tế bào beta. Bằng cách hạn chế lượng chuyển hoá, chức năng bị suy giảm của tế bào beta có thể được ngăn ngừa.

Điều này có thể được thực hiện bằng cách cắt giảm hoạt động glucokinase ở bệnh nhân ĐTĐ xuống mức có thể nhận thấy ở  tế bào beta không bị mắc ĐTĐ để ngăn ngừa sự phát triển của con đường chuyển hoá tín hiệu xuôi dòng.

Glucokinase là mục tiêu tốt bởi vì nó chỉ có trong tế bào beta, gan và một vài tế bào thần kinh và tế bào nội tiết.

Trong thử nghiệm, một loại đường tự nhiên có trong quả bơ – mannoheptulose – có thể ngăn chặn được tác động của tăng đường huyết mạn tính. Nuôi cấy tế bào ở nồng độ glucose cao, tiết insulin được tăng cường khi có hiện diện mannoheptulose trong suốt quá trình nuôi cấy và thử nghiệm bài tiết.

“Số liệu cho thấy ức chế glucokinase một phần có thể cho thấy lợi ích trên bệnh nhân ĐTĐ tuy nhiên số liệu cũng giải thích tại sao hoạt hoá glucokinase thì không thành công như liệu pháp điều trị bệnh tiểu đường. Giáo sư Ashcroft cho biết: “Hoạt hoá glucokinase đơn giản là làm trầm trọng thêm tác động chuyển hoá glucose cao. Có lẽ chúng ta đang nhìn nhận sai hướng.”

Thay vì tăng hoạt hoá glucokinase thì việc giảm hoạt hoá có thể ngăn sự suy giảm tế bào beta trong bệnh ĐTĐ và giảm biến chứng thứ phát gây ra bởi tăng đường huyết mạn tính. Trên mô hình thử nghiệm chuột, ức chế glucokinase cho thấy phục hồi và bảo vệ chức năng tế bào beta trong bệnh ĐTĐ. Ngoài ra trên bệnh nhân bị đột biến mất chức năng của glucokinase cũng cung cấp các bằng chứng thực tế cho thấy giả thuyết giảm hoạt động glucikinase không gây nguy hiểm.

Những người biểu hiện tăng đường huyết nhẹ thì đường huyết lúc đói thường không chẩn đoán được. Việc điều trị lúc này không cần, tăng đường huyết không làm tiến triển hay tăng tỷ lệ biến chứng ĐTĐ. Sự điều hoà để ngăn chặn hạ đường huyết cũng được cải thiện. Điều này cho thấy có mất đi hơn 50% khả năng hoạt hoá glucokinase thì cũng không nguy hiểm và quan trọng là, mặc dù có tăng đường huyết nhẹ, việc này nhằm ngăn ngừa sự suy giảm chức năng của tế bào beta.

Bài học kinh nghiệm

Giáo sư Ashcroft cho biết cô hy vọng các nhà nghiên cứu có thể học được các kinh nghiệm từ nghiên cứu ĐTĐ ở trẻ sơ sinh khi mà phương pháp điều trị khác dường như đi ngược lại với bình thường: “điều trị bằng nhóm sulfonylurea”  cho thấy không có sự ảnh hưởng gì. Ngày nay hơn 90% trẻ sơ sinh mắc ĐTĐ ra bởi đột biến kênh calci đã chuyển dùng insulin sang phương pháp điều trị bằng sulfunylurea và một vài trường hợp mắc ĐTĐ sau một vài năm vẫn cho thấy còn tồn tại tế bào beta. Các biểu hiện lâm sàng hay chất lượng cuộc sống của các trường hợp đấy vẫn đang tiếp tục có sự cải thiện.

 

Nguồn: ADA 2022

https://www.healio.com/news/endocrinology/20220606/counterintuitive-glucokinase-inhibition-may-help-prevent-reverse-type-2-diabetes

 

Biên dịch: DS Lý Quốc Kiệt

Hiệu đính: Ds. Trần Thị Quốc Tuyến

Chia sẻ bài viết