Điều trị testosterone để ngăn ngừa hoặc đẩy lùi bệnh đái tháo đường type 2 ở nam giới

Điều trị testosterone để ngăn ngừa hoặc đẩy lùi bệnh đái tháo đường type 2 ở nam giới

Biên dịch: Lê Kim Minh

Hiệu đính: DS. Lâm Trịnh Diễm Ngọc

 

Tổng quan

Những người đàn ông thừa cân hoặc béo phì thường xuyên có nồng độ testosterone trong huyết thanh thấp, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Nhóm nghiên cứu nhằm mục đích xác định liệu điều trị bằng testosterone có ngăn ngừa sự tiến triển hoặc đảo ngược sớm bệnh đái tháo đường type 2, ngoài tác dụng của chương trình lối sống dựa vào cộng đồng.

Phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nam giới từ 50-74 tuổi, có vòng bụng từ 95 cm trở lên, nồng độ testosterone trong huyết thanh là 14,0 nmol/L hoặc thấp hơn nhưng không bị suy sinh dục bệnh lý và rối loạn dung nạp glucose (*) đã được đăng ký vào một chương trình lối sống và được chỉ định ngẫu nhiên (1: 1)

+ Nhóm thử: tiêm bắp testosterone undecanoate (1000 mg )

+Nhóm chứng: tiêm giả dược

Thời điểm tiêm: lúc ban đầu, 6 tuần, và sau đó tiêm 3 tháng 2 năm.

(*) xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống [OGTT] glucose 2 giờ 7,8 –11,0 mmol / L) hoặc bệnh tiểu đường loại 2 mới được chẩn đoán (với điều kiện OGTT glucose 2 giờ ≤15,0 mmol/L)

Thiết kế nghiên cứu: T4DM là một thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng với giả dược, kéo dài 2 năm, giai đoạn 3b được thực hiện tại sáu trung tâm chăm sóc cấp 3 của Úc. Trong khoảng thời gian từ ngày 5/2/2013 đến 27/2/2017, có 19 022 nam giới đã được sàng lọc trước, trong đó 1007 người  tham gia (5%) được phân ngẫu nhiên như sau:

·        Nhóm 1 (n=503): dùng giả dược

·        Nhóm 2 (n=504): dùng testosterone

Việc phân loại ngẫu nhiên được thực hiện tập trung, bao gồm phân tầng theo trung tâm, nhóm tuổi, vòng eo, lượng đường OGTT trong 2 giờ, hút thuốc và tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2 mức độ 1.

Tiêu chí đánh giá chính sau 2 năm là đái tháo đường type 2 (glucose OGTT 2 giờ ≥11.1 mmol / L) và sự thay đổi trung bình so với ban đầu về glucose OGTT trong 2 giờ, được đánh giá theo ý định điều trị.

Để đánh giá độ an toàn, nhóm nghiên cứu đã thực hiện giám sát che giấu hematocrit và kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt, đồng thời phân tích các tác dụng ngoại ý nghiêm trọng được xác định trước.

Kết quả

Sau 2 năm, glucose trong 2 giờ là 11.1 mmol/L hoặc cao hơn đối với OGTT đã được báo cáo ở 87 trong số 413 người tham gia với dữ liệu có sẵn trong nhóm giả dược (21%) và 55 trong số 443 người tham gia trong nhóm testosterone (12%), (RR 0.59, 95% CI 0.43 đến 0.80; p = 0.0007).

Sự thay đổi trung bình so với đường cơ bản trong 2 giờ là -0.95 mmol/L (SD 2.78) ở nhóm giả dược và −1.70 mmol/L (SD 2.47) ở nhóm testosterone (MD −0.75 mmol/L, -1.10 đến −0,40; p <0.0001).

Hiệu quả điều trị không phụ thuộc vào testosterone huyết thanh ban đầu. Kích hoạt an toàn cho hematocrit lớn hơn 54% xảy ra ở 6 trong số 484 người tham gia nhóm giả dược (1%) và 106 trong số 491 người tham gia nhóm testosterone (22%) và kích hoạt tăng 0.75 μg/mL hoặc nhiều hơn đối với kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt xảy ra ở 87 trong số 468 người tham gia nhóm giả dược (19%) và 109 trong số 480 người tham gia nhóm testosterone (23%).

Các tác dụng ngoại ý nghiêm trọng tương ứng xảy ra ở 37 trong số 503 bệnh nhân trong nhóm giả dược (7.4%, 95% CI 5.4 đến 10.0) và 55 của 504 bệnh nhân trong nhóm testosterone (10.9%, 8.5 đến 13.9).

Có hai người chết trong mỗi nhóm.

Kết luận

Điều trị bằng testosterone trong 2 năm làm giảm tỷ lệ người tham gia mắc bệnh đái tháo đường type 2 ngoài tác động của chương trình lối sống. Tăng hematocrit có thể hạn chế điều trị. Độ bền lâu dài, độ an toàn và tác dụng tim mạch của can thiệp vẫn còn được nghiên cứu thêm.

 

Tài liệu tham khảo: Prof Gary Wittert, MD “Testosterone treatment to prevent or revert type 2 diabetes in men enrolled in a lifestyle programme (T4DM): a randomised, double-blind, placebo-controlled, 2-year, phase 3b trial”

ARTICLES | VOLUME 9, ISSUE 1, P32-45, January, 2021; THE LANCET Diabetes & Endocrinology (DOI:https://doi.org/10.1016/S2213-8587(20)30367-3)

Category: Nghiên cứu lâm sàng

Tag: Đái tháo đường type 2, testosterone

Chia sẻ bài viết