Tirzepatide, một chất chủ vận thụ thể kết hợp GIP/GLP-1, có hiệu quả và an toàn khi thêm vào insulin nền để điều trị bệnh tiểu đường type 2 (SURPASS-5)

Tirzepatide, một chất chủ vận thụ thể kết hợp GIP/GLP-1, có hiệu quả và an toàn khi thêm vào insulin nền để điều trị bệnh tiểu đường type 2 (SURPASS-5)

Tác giả: D. Dahl et al.

GIP/GLP-1 = Glucose-dependent insulinotropic polypeptide/glucagon-like peptide-1; LSM (Lifestyle modification) = thay đổi lối sống; CI (Confidence Interval) = khoảng tin cậy

 

Cơ sở và mục đích: Tirzepatide (TZP) là một chất chủ vận thụ thể kép GIP/GLP-1 thế hệ mới đang được phát triển để điều trị bệnh tiểu đường type 2 (T2D). Hiệu quả và độ an toàn của TZP so với giả dược được đánh giá như một sự bổ sung vào việc điều chỉnh liều insulin glargine có metformin hay không ở những người mắc bệnh T2D.

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu: Trong thử nghiệm mù đôi, nghiên cứu đối chứng với giả dược, nghiên cứu ở tuần 40 của Pha 3, gồm 475 người mắc T2D (độ tuổi trung bình là 60,6 tuổi; thời gian mắc bệnh T2D trung bình 13,3 năm; HbA1c trung bình 67,4 mmol/mol [8,31%]; BMI trung bình 33,4 kg / m2) được chọn ngẫu nhiên (theo tỉ lệ 1: 1: 1: 1) với TZP (5 mg, 10 mg, 15 mg) hoặc giả dược, như một sự bổ sung cho liệu pháp hiện có. Phương pháp đo độ hiệu quả chính đó là sự thay đổi trung bình của HbA1c so với ban đầu ở tuần 40. Các biện pháp đo phụ bao gồm sự thay đổi về đường huyết lúc đói (FSG) và trọng lượng cơ thể (BW), và tỷ lệ người đạt được mục tiêu giảm HbAlc và BW.

Kết quả: Cả ba liều TZP đều cao hơn giả dược về sự thay đổi trung bình so với ban đầu về HbA1c, FSG, BW, và tỷ lệ phần trăm bệnh nhân đạt được tất cả các mục tiêu giảm HbA1c và BW ở tuần 40 (Bảng). Sự khác biệt HbA1c trong điều trị LSM so với giả dược (95% CI) cho tất cả các nhóm TZP là có ý nghĩa thống kê (p <0,001 tất cả các liều): đối với TZP 5 mg (-14,2 [-16,6, -11,7] mmol/mol hoặc -1,30 [-1,52, -1,07]%); TZP 10 mg (-18,1 [-20,6, -15,7] mmol/mol hoặc -1,66 [-1,88, -1,43]%); và TZP 15 mg (-18,1 [-20,5, -15,6] mmol/mol hoặc -1,65 [-1,88, -1,43]%). Sự thay đổi liều trung bình insulin glargine so với ban đầu là 4,3, 2,3, -3,9 và 25,6 U/ngày đối với TZP 5, 10, 15 mg và các nhóm giả dược tương ứng. TZP thường được hấp thu tốt và các tác dụng phụ thường gặp nhất là ở hệ tiêu hóa với mức độ từ nhẹ đến trung bình. Tiêu chảy, buồn nôn và nôn được báo cáo ở 12-21%, 13-18% và 7-13% bệnh nhân được điều trị bằng TZP so với 10%, 3% và 3% ở nhóm giả dược tương ứng. Tỷ lệ hạ đường huyết (glucose máu < 3.0 mmol/L) hoặc hạ đường huyết nặng không có sự khác nhau giữa TZP với nhóm giả dược (14-19% so với 13%). Ba đợt hạ đường huyết nghiêm trọng (cấp độ 3) đã được quan sát thấy ở 2 đợt ở nhóm TZP 10 mg và 1 đợt ở nhóm TZP 15 mg.

Kết luận: Tóm lại, TZP đã chứng minh những cải tiến vượt trội và có ý nghĩa lâm sàng trong kiểm soát đường huyết và giảm BW mà không làm tăng nguy cơ hạ đường huyết so với giả dược ở bệnh nhân T2D khi được bổ sung vào insullin nền đã được chỉnh liều.

 

Credit: DS. Đặng Thị Châu Trâm, nhóm Pharmavn.org.

Hiệu đính: DS. Trần Thị Quốc Tuyến, PharmD

Nguồn EASD 2021

Chia sẻ bài viết