Sử dụng các công nghệ kĩ thuật số để quản lý hiệu quả cho bệnh nhân bị ĐTĐ thai kỳ

Sử dụng các công nghệ kĩ thuật số để quản lý hiệu quả cho bệnh nhân bị ĐTĐ thai kỳ

M. Lohnert, S.Stichling, C. Eberle; Hochschule Fulda – Đại học Khoa học Ứng dụng, huyện Fulda, Đức.

 

Cơ sở và mục đích: Tăng đường huyết trong thai kì (Hyperglycemic in Pregnancy – HIP) là một mối quan tâm toàn cầu và có liên quan chặt chẽ đến nhiều biến cố cho cả mẹ lẫn thai nhi như là các biến chứng trong thai kỳ và sau sinh, cũng như các bệnh liên quan đến chuyển hóa và tim mạch. Những ảnh hưởng trong thời kỳ trước và trong chu sinh đóng vai trò quyết định đối với sức khỏe và bệnh tật trong cuộc sống sau này của thai phụ và con của họ. Tóm lại, đối với thai nhi, cơ chế lập trình chuyển thế hệ (“fetal programming” – chu trình bào thai) có thể đi đến “mal – programming – lập trình sai” ở các chức năng cơ quan và quy định về trao đổi chất. Điển hình, do “lập trình sai”, HIP có thể góp phần gây ra các hậu quả trong thời gian ngắn tương ứng cũng như lâu dài. Vì vậy, để tối ưu hóa việc quản lý ĐTĐ thai kỳ, ta cần có nhiều chiến lược bền vững và tốt nhất. Các giải pháp công nghệ gần đây đã cho thấy hiệu quả của việc tạo cơ hội giúp cải thiện chăm sóc lâm sàng cho phụ nữ mắc ĐTĐ trong thai kỳ (diabetes mellitus – DM). Mục đích của cuộc nghiên cứu nhằm kiểm tra tính hiệu quả chăm sóc lâm sàng bởi các công cụ kĩ thuật số trong điều trị ĐTĐ hiện tại ở những thai phụ ĐTĐ. Kết quả dựa trên sự so sánh giữa đường huyết của người mẹ lúc mang thai, trong khi sinh và sau sinh.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các kết quả phân tích thực nghiệm lâm sàng ở các cơ sở dữ liệu liên quan như Medline (Pubmed), Cochrane Library, EMBASE, CINAHL và Web of Science Core Collection (2008 – 09/2020). Thẩm định chất lượng các nghiên cứu trên bằng công cụ “Dự án Thực hành Y tế Công cộng Hiệu quả – Effective Public Health Practice Project” (EPHPP). Trong số m=974 nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã phân tích với m=15 nghiên cứu lâm sàng có đối chứng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), m=3 nghiên cứu chéo ngẫu nhiên (RcrT), m=2 nghiên cứu thuần tập và m=2 nghiên cứu lâm sàng có đối chứng (CCT) [đã loại trừ: sự trùng lặp, sai chủ đề/dân số/can thiệp]. Nhóm nghiên cứu đánh giá phương pháp sử dụng có độ tin cậy mạnh, m=11 nghiên cứu thì ở mức trung bình và m=2 nghiên cứu ở mức yếu.

Kết quả: Nhìn chung, các công cụ kĩ thuật số đều có ảnh hưởng tích cực cho việc kiểm soát mức đường huyết ở tất cả các loại ĐTĐ ở thai phụ, các nghiên cứu đều cho ra bằng chứng có độ tin cậy vừa và mạnh. Cụ thể như sau:

ĐTĐ type 1 (m=9 nghiên cứu với cỡ mẫu n= 1,142 bệnh nhân): Có sự cải thiện chỉ số HbA1c (p<0.05), làm hạ đường huyết ở cả thai phụ và trẻ sơ sinh, giảm liều insulin và tần suất sinh mổ ít hơn, cân nặng trẻ sơ sinh và tuổi thai lớn (large-for-gestational age – LGA). Có sự theo dõi đường huyết bằng hệ thống theo dõi đường huyết liên tục (Continuous Glucose Monitor – CGM) cho n=435 bệnh nhân. Đối với đối tượng được truyền insunlin dưới da liên tục (Continuous subcutaneous insulin infusion – CSII), n=643 bệnh nhân có cải thiện đáng kể ở giá trị HbA1c (p=0.002) và liều insulin dung nạp (p=0.02). Ở bệnh nhân ĐTĐ thai kỳ (m=10; n=1,164) khi sử dụng CGM (n=301) cho kết quả tích cực ở các chỉ số HbA1c, đường huyết lúc đói (FBG), cân nặng lúc sinh, biến chứng macrosomia, hạ đường huyết trẻ sơ sinh và LGA. Sử cải thiện có ý nghĩa (p<0.05) khi bệnh nhân sử dụng mHealth-Apps (n=813) ở các chỉ số HbA1c (p<0.001), FBG (p<0.001), đo đường huyết ngoài mục tiêu (p<0.001), tuân thủ điều trị (p<0,001) cũng như các kết quả tích cực đến các biến chứng tăng huyết áp, tiền sản giật, sinh non. ĐTĐ type 1 / ĐTĐ type 2 (m=3, n=267) khi sử dụng CGM (n=225) cho ra các chỉ số HbA1c (p=0.007), số lần sinh mổ, hạ đường huyết trẻ sơ sinh được cải thiện khi sử dụng CGM (n=225); khi sử dụng CSII (n=42) cho ra các chỉ số tích cực ở HbA1c, cân nặng khi sinh và cân nặng ước tính của trẻ sơ sinh.

Kết luận: Các công cụ kĩ thuật số trong quản lý ĐTĐ thai kỳ đã bộc lộ rõ tiềm năng giúp cải thiện từ xa chuyển hóa đường ở phụ nữ mang thai và con của họ. Các biến chứng ngắn hay dài hạn ở thai phụ và thai nhi đều có thể được cải thiện. Song phải tiếp tục nghiên cứu thêm.

 

Biên dịch: DS. Phạm Duy Tú Anh

Hiệu đính: DS. Trần Thị Quốc Tuyến, PharmD

Nguồn: EASD 2021

Chia sẻ bài viết