[ESC Congress 2021] Nóng: Rút ngắn DAPT sau đặt stent có lợi trên bệnh nhân nguy cơ xuất huyết cao
Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Dao (Khoa Dược – ĐH Y Dược TP.HCM)
Hiện tại chưa nó bất kỳ đề xuất dựa trên bằng chứng xác thực nào về thời gian thực hiện liệu pháp kháng tập tiểu cầu kép (DAPT) sau khi đặt stent ở những bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết cao. Những hướng dẫn đề xuất rút ngắn thời gian điều trị DAPT trong những bệnh nhân này dù là biểu hiện trên lâm sàng nào thì hầu hết đều dựa trên ý kiến của các chuyên gia.
Trong buổi thảo luận của Hot Line hôm nay, giáo sư Marco Valgimigli ( Quỹ Cardiocentro Ticino, Lugano, Thụy Sĩ) đã trình bày kết quả của thử nghiệm MASTER DAPT, không mù, đã so sánh giữa thời gian rút ngắn và thời gian tiêu chuẩn trong điều trị liệu pháp kháng tập tiểu cầu sau khi đặt stent phủ thuốc thế hệ mới ở những bệnh nhân mắc hội chứng mạch vành cấp hoặc mạn đáp ứng một hoặc nhiều các tiêu chí nguy cơ xuất huyết cao.
Theo sau giai đoạn “DAPT 30 day run in” bắt buộc sau khi can thiệp mạch vành qua da (PCI), những bệnh nhân đủ điều kiện không bị thiếu máu cục bộ và xuất huyết được phân ngẫu nhiên 1:1 để điều trị DAPT rút ngắn hoặc tiêu chuẩn. Điều trị rút ngắn bao gồm điều trị kháng tập tiểu cầu đơn đến khi nghiên cứu kết thúc, trừ đối với những bệnh nhân được chỉ định thuốc kháng đông đường uống, những người này sẽ tiếp tục điều trị kháng tập tiểu cầu đơn tối đa 6 tháng sau PCI. Điều trị tiêu chuẩn bao gồm tiếp tục DAPT trong tối tiểu 5 tháng nữa (6 tháng sau PCI) hoặc, với những bệnh nhân chỉ định dùng kháng đông đường uống, trong tối thiểu 2 tháng nữa (3 tháng sau PCI) và tiếp tục sau đó với kháng tập tiểu cầu đơn.
Đây là nghiên cứu không thấp hơn (non-inferiority). Có 3 kết cục chính được tổng hợp lại: 1) biến cố lâm sàng bất lợi thực sự (tổng hợp số tử vong do mọi nguyên nhân, nhồi máu cơ tim [MI], đột quỵ, và xuất huyết trầm trọng hoặc liên quan lâm sàng không trầm trọng); 2) các biến cố bất lợi nghiêm trọng về tim mạch và mạch máu não (MACCE, tổng hợp số tử vọng do mọi nguyên nhân, MI và đột quỵ); và 3) xuất huyết trầm trọng hoặc liên quan lâm sàng không trầm trọng xảy ra trong giai đoạn ngẫu nhiên và 335 ngày, định nghĩa là xuất huyết type 2, 3, hoặc 5 theo Hiệp hội Nghiên cứu Hàn lâm Xuất huyết (BARC – Bleeding Academic Research Consortium).
Tổng số 4.579 bệnh nhân từ 30 quốc gia được chọn ngẫu nhiên với thời gian trung vị là 34 ngày sau PCI. Tuổi trung bình tham gia là 76 tuổi, 69,3% là nam giới, 36,2% được điều trị đồng thời với thuốc kháng đông đường uống và 48,3% đã trải qua PCI vì Hội chứng mạch vành cấp (ACS). tiêu chí nguy cơ xuất huyết cao ở từng bệnh nhân trung bình là 2,1.
DAPT rút ngắn không kém cạnh nhóm DAPT tiêu chuẩn xét về phương diện biến cố lâm sàng bất lợi thực sự và MACCE. Biến cố lâm sàng bất lợi thực sự xảy ra ở 7,5% bệnh nhân trong nhóm DAPT rút ngắn và 7,7% bệnh nhân trong nhóm DAPT tiêu chuẩn (tỷ lệ nguy cơ [HR] 0,97; khoảng tin cậy 95% [CI] 0,78 đến 1,20), với sự khác biệt về nguy cơ là −0,23 điểm phần trăm (KTC 95% -1,80 đến 1,33; p <0,001 đối với nhóm không thứ cấp). MACCE xảy ra ở 6,1% bệnh nhân nhóm DAPT rút ngắn và 5,9% bệnh nhân nhóm DAPT tiêu chuẩn (HR 1,02; KTC 95% 0,80-1,30), với sự khác biệt rủi ro là 0,11 điểm phần trăm (95% CI -1,29 đến 1,51 ; p = 0,0014 đối với nhóm không thứ cấp).
Nghiên cứu thực hiện DAPT 1 tháng sau PCI duy trì lợi ích của liệu pháp điều trị thiếu máu cục bộ và giảm nguy cơ xuất huyết là đáng chú ý. GS Valgimigli nhận xét, “Không giống như những nghiên cứu khác, chúng tôi không loại trừ các bệnh nhân mắc ACS hoặc giới hạn số lượng, vị trí hoặc mức độ phức tạp của những thương tổn đã được điều trị. Từ đó, kết quả của chúng tôi có thể cung cấp cho các quyết định điều trị DAPT ở thời điểm 1 tháng sau PCI ở những bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết cao mà không có các biến cố thiếu máu cục bộ sau thủ thuật, bao gồm cả những bệnh nhân có các đặc điểm nguy cơ thiếu máu cục bộ cao trên lâm sàng hoặc qua chụp mạch vành.”