Tức ngực do Esomeprazole: phản ứng có hại của thuốc ức chế bơm proton?

Tức ngực do Esomeprazole: phản ứng có hại của thuốc ức chế bơm proton?

Tác giả: Lê Châu Thảo Vy

Mentor: Võ Đức Duy, Ph.D.

 

Từ trước đến nay, esomeprazole dùng để điều trị bệnh axit trào ngược ở dạ dày. Thuốc có hiệu quả và an toàn tuyệt đối khi sử dụng, vì thế chúng được ưa chuộng và được biết đến rộng rãi, chẳng hạn như thuốc Nexium do công ty Astrazeneca sản xuất. Esomeprazole là thuốc ức chế proton (Proton Pump Inhibitors, viết tắt là PPI) được dùng nhằm làm giảm axit dạ dày ở bao tử. Song, gần đây, nhiều bài báo khoa học cho thấy việc sử dụng các nhóm thuốc PPIs nói chung (bao gồm cả esomeprazole, nhưng ngoại trừ pantoprazole) có thể làm giảm hiệu quả của những loại thuốc khác chẳng hạn như thuốc clopidogrel (giúp lưu thông máu) tuy nhiên PPIs phản ứng trong cơ thể gây ức chế hoạt động củaa clopidogrel bởi protein CYP2C19, hoặc tăng nguy cơ gãy xương nếu sử dụng thuốc PPIs trong một thời gian dài. Tuy nhiên, bài báo lần này nhằm mục đích làm sáng tỏ sự tương tác thuốc-thuốc giữa esomeprazole và thuốc giảm huyết áp của một trường hợp bệnh nhân có bệnh nền cao huyết áp trước đó, trong quá trình sử dụng thuốc esomeprazole thì bệnh nhân có triệu chứng đau ngực nghi là nhồi máu cơ tim. Toàn bộ dữ liệu sẽ được kiểm tra bằng chỉ số BP và điện tâm đồ (ECG) chuẩn 12.

Lần 1. Vào tháng 11 năm 2004, người phụ nữ 57 tuổi với tiền sử bệnh cao huyết áp 10 năm (được kê toa thuốc atenolol 50 mg/ngày và aspirin 100 mg/ngày) đã tiến hành xét nghiệm. Kết quả cho thấy chỉ số huyết áp (chỉ số BP) cao với 140/90 mmHg và kết quả điện tâm đồ nhịp xoang bình thường với 55 bpm, điều này dự đoán bệnh nhân có thể đang bị nghẽn mạch vành. Tuy nhiên, kết quả siêu âm tim cho thấy bình thường và kết quả nội sôi động mạch vành vẫn bình thường. Vì thế, tháng 10 năm 2006, thuốc kê đơn giúp giảm huyết áp của bệnh nhân được điều chỉnh thành bisoprolol 5 mg/ngày, perindopril 2×4 mg/ngày vad aspirin 100 mg/ngày.

Lần 2. 6 tháng sau, bệnh nhân được chẩn đoán bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và bắt đầu điều trị bằng thuốc esomeprazole 20 mg/ngày. Tuy nhiên, 3-4 giờ sau khi thuốc được hấp thụ, bệnh nhân cảm thấy tức ngực. Chỉ số BP đã giảm xuống 120/80 mmHg và ECG ổn. Bệnh nhân được khuyên tiếp tục điều trị và theo dõi.

Lần 3. Tuy nhiên, 19 ngày sau đó, cơn khó chịu tức ngực vẫn tồn tại.

Lần 4. Ngày 04/09/2007, bệnh nhân cho rằng không cảm thấy khó chịu nữa khi ngưng thuốc esomeprazole từ 3 tháng trước đó. Song, bệnh GERD phát bệnh trở lại. Chỉ số BP của bệnh nhân tăng trở lại 140/95 mmHg. Bệnh nhân được khuyên sử dụng lại thuốc esomeprazole 20mg, và cô ấy chỉ phàn nàn về một cơn đau đầu nhẹ. Bệnh nhân được khuyên sử dụng tiếp tục esomeprazole vào sáng hôm sau.

Lần 5. Ngày 05/09/2007, chỉ số BP sau 3 tiếng uống thuốc là 135/90 mmHg và ECG không đổi. Tuy nhiên, sau khoảng 1 tiếng, bệnh nhân cảm giác khó chịu và tức ngực, nhưng chỉ số BP của bệnh nhân được đo trong khoảng 1-2 tiếng đó không thay đổi. Bệnh nhân được ngưng thuốc vào sáng hôm sau.

Tóm lại, kết quả đánh giá từ FDA được thực hiện năm 2007 kết luận rằng không có phản ứng nào xảy ra giữa thuốc bisoprolol hoặc perindopril với thuốc esomeprazole (PPI), và esomeprazol cũng không phải nguyên nhân gây ra triệu chứng đau ngực bởi vì không thể dựa vào chỉ số BP cao hoặc thấp để kết luận trường hợp đau ngực. Kết quả X-quang ngực, siêu âm tim, ECG, động mạch vành đều bình thường. Vì thế, thông qua qui trình challenge-dechallenge-rechallenge (CDR), esomeprazole được chứng minh vô hại với triệu chứng tức ngực và an toàn khi sử dụng. Đối với bệnh nhân trên, bệnh GERD được thay thế điều trị với thuốc pantoprazole. Kết quả cho thấy bệnh nhân đã không còn cảm thấy khó chịu hay đau ngưc và huyết áp ổn định.

 

Tài liệu tham khảo:

Radas, M. R., Knežević, A., Trkulja, V. 2020. Esomeprazole-Induced Chest Pain: A Case of an Unexpected Serious Adverse Reaction to a Proton Pump Inhibitor. Case Reports in Gastrointestinal Medicine, Vol. 2020. doi:10.1155/2020/5693545. http://downloads.hindawi.com/journals/crigm/2020/5693545.pdf (truy cập ngày 14/06/2020)

Chia sẻ bài viết