Kháng sinh được đề nghị thay thế cho phẫu thuật trong điều trị viêm ruột thừa

Kháng sinh được đề nghị thay thế cho phẫu thuật trong điều trị viêm ruột thừa

Biên dịch: Lê Kim Minh

Hiệu đính: DS. Lâm Trịnh Diễm Ngọc, TS. Võ Đức Duy

 

Tổng quan: Liệu pháp kháng sinh đã được đề xuất như một giải pháp thay thế cho phẫu thuật để điều trị viêm ruột thừa

Phương pháp nghiên cứu:

  • Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân bị viêm ruột thừa tại 25 trung tâm y tế Hoa Kỳ
  • Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, không kém hơn, không mù, thực tế, nhằm so sánh giữa liệu pháp kháng sinh uống (liệu trình 10 ngày) với phẫu thuật cắt ruột thừa.
  • Nhóm 1 (776 người): dùng liệu pháp kháng sinh (liệu trình 10 ngày)
  • Nhóm 2 (776 người): dùng liệu pháp phẫu thuật cắt ruột thừa

Kết quả nghiên cứu:

  • Kết quả lâm sàng chính (tình trạng sức khỏe sau 30 ngày, được đánh giá bằng bảng Thang điểm đo lường chất lượng cuộc sống EQ – 5D của Châu Âu): Kháng sinh không kém hơn phẫu thuật cắt ruột thừa (MD: 0.01; 95% CI, −0.001 – 0.03).
  • Kết quả phụ:

+ Ở nhóm dùng kháng sinh, 29% đã trải qua cơn đau ruột thừa trong vòng 90 ngày, bao gồm 41% những người có ruột thừa và 25% những người không có ruột thừa.

+ Ở nhóm dùng kháng sinh, các biến chứng thường xảy ra hơn so với nhóm cắt ruột thừa (8.1 so với 3.5 trên 100 người tham gia; RR: 2.28; 95% CI, 1.30 – 3.98). Sự khác biệt này quan sát rõ ở những người có sỏi ruột thừa (20.2 so với 3.6 trên 100 người tham gia; RR: 5.69; 95% CI, 2.11 – 15.38), còn những người không có sỏi ruột thừa (3.7 so với 3.5 trên 100 người tham gia; RR: 1.05; 95% CI, 0.45 – 2.43).

+ Tỷ lệ các tác dụng phụ nghiêm trọng là 4% người tham gia nhóm kháng sinh và 3% người tham gia nhóm cắt ruột thừa (RR: 1.29; 95% CI, 0.67 – 2.50).

Kết luận:

  • Để điều trị viêm ruột thừa, thuốc kháng sinh không thua kém phẫu thuật cắt ruột thừa dựa trên kết quả của thang đo tình trạng sức khỏe tiêu chuẩn.
  • Trong nhóm dùng kháng sinh, gần 3/10 người tham gia đã trải qua phẫu thuật cắt ruột thừa trong vòng 90 ngày.
  • Những người tham gia bị sỏi ruột thừa có nguy cơ cần phẫu thuật và gặp biến chứng cao hơn so với những người không có sỏi.

P/s: theo editor của NEJM, các bác sĩ lâm sàng nên thật sự cẩn trọng khi tiến hành ứng dụng kết quả từ nghiên cứu này.

Tài liêu tham khảo: A Randomized Trial Comparing Antibiotics with Appendectomy for Appendicitis. N Engl J Med 2020 Oct 5. (https://doi.org/10.1056/NEJMoa2014320)

Hình đại diện từ: https://www.prevention.com/health/a20482745/this-is-what-appendicitis-really-feels-like/

 

Category:  Nghiên cứu, Chuyên đề lâm sàng

Tag: Viêm ruột thừa, Kháng sinh, Phẫu thuật cắt ruột thừa

Chia sẻ bài viết