Các chỉ định được chấp thuận của dapagliflozin
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuỳ Trâm, Nguyễn Hồng Trâm, Hoàng Thục Oanh, ThS.DS. Trần Phương Thảo, Đỗ Khánh Linh – Hiệu đính: TS.DS. Phạm Đức Hùng
Dapagliflozin đã được FDA chấp thuận trong điều trị đái tháo đường tuýp 2, suy tim với phân suất tống máu giảm và giảm nguy cơ nhập viện do suy tim ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.
I. FDA chấp thuận Farxiga (dapagliflozin) dạng viên cho điều trị đái tháo đường tuýp 2
Ngày 08/01/2014, FDA chấp thuận Farxiga (dapagliflozin) dạng viên phối hợp cùng chế độ ăn và tập luyện nhằm giảm đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Farxiga làm giảm mức đường huyết thông qua cơ thế ức chế hấp thu glucose ở thận và tăng thải trừ glucose. Farxiga không nên sử dụng để điều trị đái tháo đường tuýp 1, hoặc cho bệnh nhân tăng ceton máu và nước tiểu (nhiễm toan ceton), bệnh nhân suy thận nặng, bệnh thận giai đoạn cuối hoặc lọc máu.
Farxiga được nghiên cứu như phác đồ đơn trị liệu và phối hợp với các thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2 khác bao gồm metformin, pioglitazon, glimepirid, sitagliptin hoặc insulin. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng tiến hành trên 840 bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 trong 24 tuần. Kết quả nghiên cứu chỉ ra sử dụng Farxiga 5mg và 10mg làm giảm đáng kể HbA1c, tương ứng 0.7% và 0.8%, trong khi giả dược phối hợp với metformin chỉ làm giảm -0.3%. Nghiên cứu phác đồ phối hợp trên bệnh nhân sử dụng đồng thời Farxiga 10mg và metformin XR cũng cho thấy sự cải thiện rõ rệt HbA1c, đường huyết lúc đói và trọng lượng cơ thể so với sử dụng metformin XR đơn độc.
II. FDA chấp thuận Farxiga cho chỉ định giảm nguy cơ nhập viện do suy tim ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2
Ngày 21/10/2019 FDA chấp thuận Farxiga (dapagliflozin) cho chị định giảm nguy cơ nhập viện do suy tim ở bệnh nhân đái tháo tường tuýp 2 có nhiều yếu tố nguy cơ trên tim mạch hoặc có mắc kèm bệnh tim mạch.
Quyết định chấp thuận của FDA dựa trên kết quả thử nghiệm DECLARE-TIMI 58. Thử nghiệm chỉ ra dapagliflozin có tác dụng làm giảm các biến cố trên tim mạch hơn nhưng không vượt trội giả dược ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng tiến hành trên 17 160 bệnh nhân chia làm 2 nhóm: 1 nhóm sử dụng dapagliflozin 10mg và 1 nhóm sử dụng giả dược. Kết quả cho thấy tỉ lệ gặp biến cố bất lợi trên tim mạch ở nhóm dùng dapagliflozin và giả dược lần lượt là 8.8% và 9.4% (HR = 0.93, 95% CI: 0.84-1.03, p < 0.001 với thử nghiệm không hơn kém, p = 0.17 với thử nghiệm vượt trội).
III. FDA chấp thuận Farxiga (danagliflozin) đường uống cho điều trị suy tim phân suất tống máu giảm
Ngày 5/5/2020, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) đã chấp thuận Farxiga – viên nén chứa Dapaglifozin sử dụng đường uống trong điều trị suy tim với phân suất tổng máu (ejection fraction – EF) giảm ở người trưởng thành nhằm giảm giảm tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch và nhập viện vì suy tim.
Farxiga là thuốc đầu tiên thuộc nhóm hoạt chất ức chế kênh đồng vận chuyển Na-glucose 2 (SGLT2) được chấp thuận trong điều trị HFrEF độ II-IV (dựa trên phân độ suy tim theo chức năng của Hội Tim mạch New York – NYHA)
Trong thử nghiệm lâm sàng pha III (nghiên cứu DAPA-HF) trên 4744 bệnh nhân nhằm đánh giá hiệu quả và độ an toàn của Farxiga cho thấy chế phẩm có hiệu quả tăng khả năng sinh tồn và giảm tỉ lệ nhập viện vì suy tim so với placebo (minh họa thiết kế thử nghiệm trên hình 1)
Farxiga có thể gây mất nước, nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng, nhiễm nấm men sinh dục và hoại thư Fournier. Bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân có vấn đề về thận, bệnh nhân có huyết áp thấp và bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu cần được đánh giá tình trạng thể tích và chức năng thận; bệnh nhân có nhiễm toan chuyển hóa hoặc nhiễm toan ceto cũng cần được đánh giá khi sử dụng Farxiga.
Hình 1. Thiết kế thử nghiệm lâm sàng. Kết quả thử nghiệm cho thấy tỉ lệ tử vong do biến cố tim mạch, nhập viện do suy tim và suy tim cấp xảy ra ở 16.3% bệnh nhân trong nhóm dùng dapagliflozin, so với 21.2% trong nhóm dùng giả dược (p < 0.001)
Tài liệu tham khảo
[4]https://www.acc.org/latest-in-cardiology/clinical-trials/2018/11/08/23/09/declare-timi-58
[5]https://www.fda.gov/news-events/press-announcements/fda-approves-new-treatment-tuýpe-heart-failure
[6]https://www.acc.org/latest-in-cardiology/clinical-trials/2019/08/30/21/33/dapa-hf