Các thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Các thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Tác giả: Nguyễn Hồng Trâm, Nguyễn Ngọc Thuỳ Trâm, TS.DS. Phạm Đức Hùng

1. NHÓM ĐỐI KHÁNG THỤ THỂ H2

Hoạt chất Liều Lưu ý trên gan/thận Tác dụng phụ Lưu ý Giá thành
Ranitidine [1] 150mg mỗi 12h (Uống) hoặc 50mg mỗi 6-8h (Tiêm bắp/Tiêm tĩnh mạch) Gan/thận Thường gặp: Đau đầu
Ít gặp:
-Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn
-Kích động, lú lẫn, chóng mặt
-Rụng tóc
-Phản ứng quá mẫn
Chưa phân tần suất:
-Thiếu máu
-Viêm ruột hoại tử sơ sinh
-Viêm tụy, giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản, mất bạch cầu hạt, đau cơ, đau khớp (Hiếm)
Vì một số thuốc có hoạt chất ranitidine được phát hiện có chứa tạp N-Nitrosodimethylamine (NDMA) gây ung thư nên vào ngày 01/04/2020, FDA đã ra quyết định thu hồi toàn bộ chế phẩm có chứa ranitidine. Trong khi tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ra công văn số 16814/QLD-CL về việc thu hồi 11 thuốc ranitidine nhiễm tạp chất.
Chống chỉ định ở các trường hợp quá mẫn với cimetidine hoặc các thuốc đối kháng thụ thể H2 khác.
Nếu triệu chứng không cải thiện sau 6-8 tuần dùng thuốc thì KHÔNG tiếp tục tăng liều, thay vào đó đổi sang một thuốc PPI.
Điều trị kéo dài có thể dẫn đến kém hấp thu vitamin B12, gây ra thiếu hụt vitamin B12.
Các triệu chứng dù có thuyên giảm cũng không thể loại trừ trường hợp có bệnh lý ác tính.
$
Cimetidine [2] 800mg mỗi 12h hoặc 400mg mỗi 6h (Uống) Thận Thường gặp: Đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, vú to ở nam giới.
Chưa phân tần suất:
-Lú lẫn (ở người già)
-Liệt dương
-Buồn nôn, nôn, tiêu chảy
Chống chỉ định ở các trường hợp quá mẫn với cimetidine hoặc các thuốc đối kháng thụ thể H2 khác.
Thuốc có thể gây nữ hóa và suy giảm chức năng sinh dục ở nam giới.
$
Famotidine [3] Trường hợp không có xâm lấn: 20mg mỗi 12h (có thể dùng đến 6 tuần).
Trường hợp chẩn đoán có xâm lấn bằng nội soi: 20-40mg mỗi 12h (có thể dùng đến 12 tuần).
Thận Thường gặp: Đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, táo bón.
Chưa phân tần suất:
-Sốt, mệt mỏi, suy nhược
-Loạn nhịp tim, block nhĩ-thất, nhịp nhanh tim, kéo dài khoảng QT ở bệnh nhân suy thận
-Vàng da, viêm gan, bất thường trên men gan, buồn nôn, nôn, khó chịu vùng bụng, chán ăn, khô miệng
-Mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
-Phản ứng phản vệ, phù mạch, sưng mặt và quanh hốc mắt, nổi mề đay, phát ban, xung huyết kết mạc
-Tiêu cơ vân, đau cơ xương bau gồm co thắt cơ, đau khớp
-Động kinh toàn thể, rối loạn tâm thần, dị cảm, mất ngủ, buồn ngủ, co giật
-Co thắt phế quản, viêm phổi mô kẽ
-Hoại tử thượng bì nhiễm độc, hội chứng Steven-Johnson, rụng tóc, nổi mụn, ngứa, khô da, đỏ bừng
-Ù tai, rối loạn vị giác
Chống chỉ định ở các trường hợp quá mẫn với famotidine hoặc các thuốc đối kháng thụ thể H2 khác.
Điều trị kéo dài (>2 năm) có thể dẫn đến kém hấp thu vitamin B12, gây ra thiếu hụt vitamin B12.
Các triệu chứng dù có thuyên giảm cũng không thể loại trừ trường hợp có bệnh lý ác tính.
$
Nizatidine [4] 150mg mỗi 12h hoặc 300mg trước khi đi ngủ (Uống) Thận Rất thường gặp: Đau đầu
Thường gặp:
-Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn
-Lo lắng, chóng mặt, mất ngủ
-Ngứa
Ít gặp: Thiếu máu, tăng các chỉ số xét nghiệm chức năng gan
Chống chỉ định ở các trường hợp quá mẫn với nizatidine hoặc các thuốc đối kháng thụ thể H2 khác.
Điều trị kéo dài (>2 năm) có thể dẫn đến kém hấp thu vitamin B12, gây ra thiếu hụt vitamin B12.
Các triệu chứng dù có thuyên giảm cũng không thể loại trừ trường hợp có bệnh lý ác tính.
Thuốc có thể làm gia tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày cấp và viêm phổi cộng đồng ở trẻ em.
Urobilinogen có thể dương tính giả sau khi dùng nizatidine.
$$

 

 

 

 

 

 

 

 

2. NHÓM ỨC CHẾ BƠM PROTON (PPI)

Hoạt chất Liều Lưu ý trên gan/thận Tác dụng phụ Lưu ý Giá thành
Omeprazole [5] 20mg/ngày x 4 tuần (Uống) Gan Thường gặp:
-Đau đầu, chóng mặt
-Đau bụng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, trào ngược acid
-Nhiễm trùng hô hấp trên, ho
-Phát ban
Chưa phân tần suất:
-Gãy xương (có liên quan đến loãng xương)
-Mất bạch cầu hạt, chán ăn, polyp dạ dày, viêm teo dạ dày, tiêu cơ vân, rối loạn vị giác
-Độc gan, viêm thận mô kẽ, viêm tụy, hoại tử thượng bì nhiễm độc (hiếm)
Lưu ý chung cho tất cả các thuốc ức chế bơm proton:
Chống chỉ định ở các trường hợp quá mẫn với các thuốc ức chế bơm proton (PPI).
Dùng PPI có liên quan đến gia tăng nguy cơ mắc tiêu chảy do Clostridium difficile nên cần lưu ý trường hợp này nếu bệnh nhân dùng PPI có tiêu chảy không cải thiện. Ngoài ra PPI cũng gia tăng nguy cơ mắc Salmonella, Campylobacter và các nhiễm trùng khác.
Không dùng PPI lâu hơn thời gian được chỉ định vì đã có báo cáo ghi nhận dùng PPI gây lupus ban đỏ da và lupus ban đỏ hệ thống. Cần ngưng thuốc ngay và đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu trên hoặc có phát ban/đau khớp.
Dùng PPI kéo dài trên 1 năm, liều cao có liên quan đến gia tăng nguy cơ gãy xương hông, xương cổ tay hoặc cột sống liên quan đến loãng xương.
Dùng PPI kéo dài trên 1 năm có thể gây hạ magie máu dẫn đến cơn tetany, loạn nhịp tim và co giật.
Dùng thuốc hằng ngày trên 3 năm có thể gây kém hấp thu vitamin B12.
Ngưng PPI tạm thời trước khi đánh giá lượng chromogranin A vì giảm acid dịch vị có thể làm tăng chromogranin A và gây dương tính giả u thần kinh nội tiết.
PPI có thể làm giảm hiệu lực của clopidogrel.
Các triệu chứng dù có thuyên giảm cũng không thể loại trừ trường hợp có bệnh lý ác tính.
Uống trước ăn. Uống nguyên viên, không nhai, không bẻ, không nghiền. S
Lansoprazole [6] 15mg/ngày x 8 tuần (Uống) Gan Thường gặp:
-Đau đầu
-Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón
Ít gặp:
-Lo lắng, đau ngực, tim đập nhanh, ngất xỉu
-Chán ăn, khô miệng, đầy hơi, phân đen
-Đau cơ
-Ù tai
-Phù, phản ứng dị ứng
Báo cáo hậu thị trường: Gãy xương, polyp tuyến đáy vị
Uống trước ăn. Uống nguyên viên, không nhai, không bẻ, không nghiền.
Đối với dạng hỗn dịch uống: Hòa tan vào 30ml nước, khuấy đều và uống ngay.
Một số dạng bào chế có chứa benzyl alcohol có thể gây “Hội chứng thở gấp” ở trẻ sơ sinh.
Chống chỉ định dùng chung với rilpivirine.
$
Rabeprazole [7] GERD lành tính hoặc GERD dạng bào mòn hoặc GERD dạng loét:
-20mg/ngày x 4-8 tuần (Nếu không lành loét sau 8 tuần thì cân nhắc dùng thuốc thêm 8 tuần nữa).
-Liều duy trì 20mg/ngày (có thể dùng đến 12 tháng) có thể làm giảm tần suất tái phát GERD.
GERD có triệu chứng (Ợ nóng ngày/đêm và các triệu chứng của GERD khác): 20mg/ngày x 4 tuần (Nếu tình trạng chưa cải thiện thì cân nhắc kéo dài thời gian dùng thuốc).
Gan Thường gặp:
-Đau đầu
-Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi
-Viêm họng
Ít gặp:
-Kích động, mê sảng
-Mất bạch cầu hạt, thiếu máu, đau ngực, tăng/giảm bạch cầu
-Rụng tóc, phù mạch, hồng ban đa dạng, vàng da, hoại tử thượng bì nhiễm độc, hội chứng Steven-Johnson
-Đau nửa đầu, gãy xương liên quan đến loãng xương, tiêu cơ vân
-Hạ natri, kali, magie máu.
Báo cáo hậu thị trường:
-Lupus ban đỏ hệ thống, lupus ban đỏ da, sốc phản vệ, hoại tử thượng bì nhiễm độc
-Thiếu hụt vitamin B12, thiếu máu tán huyết, thiếu máu bất sản, giảm tiểu cầu, tăng amoniac máu, tăng thời gian prothrombin/INR (ở bệnh nhân dùng warfarin), tăng TSH
-Chóng mặt, nhìn mờ, hôn mê, mất định hướng
-Tiêu chảy do Clostridium difficile, polyp tuyến đáy vị
-Viêm thận mô kẽ, viêm phổi mô kẽ, gãy xương
Chống chỉ định dùng chung với rilpivirine.
Đối với viên nén phóng thích chậm: Có thể uống gần hoặc xa bữa ăn, nuốt nguyên viên, không nhai, không bẻ, không nghiền.
Đối với viên nang phóng thích chậm:
-Uống trước ăn 30 phút.
-Mở vỏ nang và cho toàn bộ bột thuốc bên trong vào một lượng nhỏ thức ăn mềm hoặc một lượng nhỏ chất lỏng. Khuấy đều và uống ngay trong vòng 15 phút.
Nếu bỏ quên 1 liều thì uống ngay khi nhớ ra. Nếu thời điểm nhớ ra gần với liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo như bình thường. Không dùng gấp đôi liều.
SS
Esomeprazole [8] GERD không có viêm thực quản dạng bào mòn: 20mg/ngày x 4 tuần (Nếu không lành loét sau 4 tuần thì cân nhắc dùng thuốc thêm 4 tuần nữa).
GERD có viêm thực quản dạng bào mòn:
-20-40mg/ngày x 4-8 tuần (Uống)
-20-40mg/ngày, có thể dùng đến 10 ngày (Tiêm tĩnh mạch). Cân nhắc đổi sang đường uống nếu bệnh nhân có thể uống.
-Liều duy trì: 20mg/ngày (có thể dùng đến 6 tháng)
Gan Rất thường gặp: Đau đầu
Thường gặp:
-Đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, khô miệng, táo bón
-Chóng mặt, buồn ngủ, ngứa
Ít gặp:
-Mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản
-Nhìn mờ
-Viêm tụy, viêm dạ dày, viêm đại tràng vi thể
-Suy gan, viêm gan có hoặc không có vàng da
-Phản ứng phản vệ, shock phản vệ
-Nhiễm nấm Candida tiêu hóa
-Hạ magie máu
-Yếu cơ, đau cơ, gãy xương
-Bệnh não gan, rối loạn vị giác
-Hung hăng, kích động, trầm cảm, ảo giác
-Viêm thận mô kẽ
-Vú to ở nam
-Co thắt phế quản
-Rụng tóc, hồng ban đa dạng, tăng tiết mồ hôi, nhạy cảm ánh sáng, hội chứng Steven-Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc.
Hậu thị trường:
-Lupus ban đỏ hệ thống và lupus ban đỏ da
-Thiếu hụt vitamin B12
-Tiêu chảy do Clostridium difficile
Polyp tuyến đáy vị
Uống trước ăn 1 tiếng. Đối với viên nén thì uống nguyên viên, không nhai, không bẻ, không nghiền. Nếu là viên nang có thể mở vỏ nang, hòa tan bột thuốc bên trong vào nước và uống ngay.
Chống chỉ định dùng chung với rilpivirine.
$$
Pantoprazole [9] 40mg/ngày x 8-16 tuần (Uống)
40mg/ngày x 7-10 ngày (Tiêm tĩnh mạch). Cân nhắc đổi sang đường uống nếu bệnh nhân có thể uống.
Gan Thường gặp:
-Đau đầu
-Phù, đau ngực
-Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn
-Ngứa, phát ban, nhạy cảm ánh sáng
-Tăng đường huyết
Chưa phân tần suất:
-Phù mạch
-Viêm teo dạ dày
-Thiếu máu thần kinh thị trước
-Tổn thương tế bào gan dẫn đến suy gan
-Viêm thận mô kẽ
-Viêm tụy
-Thiếu máu bất sản
-Tiêu cơ vân
-Hội chứng Steven-Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc, hồng ban đa dạng.
Báo cáo hậu thị trường:
-Suy nhược, mệt mỏi, khó chịu
-Phản ứng phản vệ (gồm sốc phản vệ)
-Rối loạn vị giác, thay đổi cân nặng
-Hạ natri, magie máu
-Ảo giác, lú lẫn, mất ngủ, buồn ngủ
-Lupus ban đỏ hệ thống, lupus ban đỏ da, một số phản ứng nghiêm trọng trên da khác
-Thiếu hụt vitamin B12
-Tiêu chảy do Clostridium difficile
-Polyp tuyến đáy vị
Uống trước ăn. Đối với viên nén thì uống nguyên viên, không nhai, không bẻ, không nghiền. $$

 

3. NHÓM TĂNG CO BÓP THỰC QUẢN

Hoạt chất Liều Lưu ý trên gan/thận Tác dụng phụ Lưu ý Giá thành
Metoclopramide [10] 10-15mg mỗi 6h (Uống) Thận Rất thường gặp: Các triệu chứng ngoại tháp.
Thường gặp: Mệt mỏi, bồn chồn, an thần, đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ.
Chưa phân tần suất:
-Tiêu chảy, buồn nôn
-Hội chứng đa tiết sữa (Galactorrhea), vú to ở nam
-Liệt dương, rối loạn kinh nguyệt
-Hội chứng ác tính do thuốc an thần
-Các bất thường huyết học
Uống 30 phút trước ăn và trước khi đi ngủ. Không dùng quá 80mg/ngày.
Cảnh báo đóng khung: Thuốc có thể gây loạn vận động muộn (thường là không thuận nghịch). Nguy cơ tăng lên khi thời gian dùng dài và tổng liều dùng cao. Ngưng thuốc ngay lập tức nếu có các dấu hiện hoặc triệu chứng của loạn vận động muộn. Không dùng thuốc trên 12 tuần trừ các trường hợp lợi ích cao hơn nguy cơ của loạn vận động muộn.
Chống chỉ định:
-Quá mẫn với metoclopramide hoặc procainamide
-Có tiền sử loạn vận động muộn hoặc có loạn trương lực cơ khi dùng metoclopramide
-Trong các trường hợp tăng nhu động của đường tiêu hóa có thể gây hại (ví dụ: có xuất huyết/thủng tiêu hóa, có tắc nghẽn cơ học)
-Có u tủy thượng thận (pheochromocytoma) hoặc u tế bào cận hạch thần kinh tiết catecholamine
-Có tiền sử động kinh
-Đang dùng các thuốc có thể gây các triệu chứng ngoại tháp (ví dụ: phenothiazine, butyrophenone)
Thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh thần kinh, mắc bệnh Parkinson, tăng huyết áp, suy tim sung huyết, các bệnh tim mạch, suy thận, xơ gan, mới nối hoặc đóng đường tiêu hóa, có nguy cơ quá tải dịch.
S

 

4. NHÓM KHÁNG ACID

Hoạt chất Liều Lưu ý trên gan/thận Tác dụng phụ Lưu ý Giá thành
Nhôm hydroxide [11] Dạng viên nhai: mỗi lần 0,5–1g x 4 lần/ngày.
Dạng hỗn dịch: mỗi lần 320–640mg x 4 lần/ngày.
Thận Thường gặp: Táo bón, chát miệng, cứng bụng, phân rắn, buồn nôn, nôn, phân trắng.
Ít gặp: Giảm phosphat huyết, giảm magie huyết.
Uống vào 1–3 giờ sau khi ăn và khi đi ngủ, hoặc khi đau, khó chịu.
Chống chỉ định:
-Quá mẫn với nhôm hydroxyde.
-Giảm phosphat máu.
-Trẻ nhỏ tuổi vì nguy cơ nhiễm độc nhôm, đặc biệt trẻ mất nước hoặc bị suy thận.
Thận trọng ở người có suy tim sung huyết, suy thận, phù, xơ gan, chế độ ăn ít natri và với người mới bị chảy máu đường tiêu hóa, người cao tuổi.
Kiểm tra định kỳ hàng tháng hoặc 2 tháng 1 lần nồng độ phosphat trong huyết thanh cho người bệnh chạy thận nhân tạo và dùng lâu dài thuốc kháng acid chứa nhôm.
S
Magie hydroxide [12] 300–600mg (tối đa tới 1g) x 3-4 lần/ngày. Thận Thường gặp: Đắng miệng, tiêu chảy
Ít gặp: Buồn nôn, nôn, cứng bụng.
Uống vào 1–3 giờ sau khi ăn và lúc đi ngủ. Nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt.
Khi bệnh nhân bị suy thận, việc dùng thuốc có thể gây tăng magie máu làm mất các phản xạ gân sâu, suy hô hấp và một số triệu chứng khác (nôn, đỏ bừng da, khát, hạ huyết áp, buồn ngủ, nhầm lẫn, yếu cơ, nhịp tim chậm, hôn mê và ngừng tim).
Chống chỉ định:
-Quá mẫn với magie hydroxide
-Suy thận nặng
-Trẻ nhỏ (đặc biệt trẻ bị mất nước hoặc suy thận).
$

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. https://reference.medscape.com/drug/zantac-ranitidine-342003#5
  2. https://reference.medscape.com/drug/tagamet-cimetidine-341984#11
  3. https://reference.medscape.com/drug/pepcid-act-famotidine-341989#11
  4. https://reference.medscape.com/drug/axid-nizatidine-341996#5
  5. https://reference.medscape.com/drug/prilosec-omeprazole-341997#5
  6. https://reference.medscape.com/drug/prevacid-solu-tab-lansoprazole-341991#5
  7. https://reference.medscape.com/drug/aciphex-rabeprazole-342002#5
  8. https://reference.medscape.com/drug/nexium-nexium-24hr-esomeprazole-341998
  9. https://reference.medscape.com/drug/protonix-pantoprazole-342001
  10. https://reference.medscape.com/drug/reglan-metozolv-odt-metoclopramide-342051
  11. Dược thư quốc gia 2018
  12. Dược thư quốc gia 2018

Chia sẻ bài viết