Thuốc điều trị Ung thư PARPi có liên quan đến bệnh Tủy ác tính?

Thuốc điều trị Ung thư PARPi có liên quan đến bệnh Tủy ác tính?

Biên dịch: BS. Đặng Xuân Thắng

Trong quá trình theo dõi dài hạn các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCTs), một số trường hợp ung thư dòng tủy liên quan đến điều trị (t-MNs) (gồm hội chứng loạn sản tủy/t-MDS và bạch cầu cấp dòng tủy/t-AML) đã được báo cáo có thể có liên quan đến Thuốc ức chế poly(ADP-ribose)polymerase inhibitors (PARPi).

Cụ thể, trong nghiên cứu hồi cứu, quan sát và cắt ngang này (NCT04326023). Các tác giả đã truy vấn cơ sở dữ liệu cảnh giác dược của Pháp từ khi bắt đầu cho đến ngày 28 tháng 5 năm 2021. Trong phân tích này, chỉ các báo cáo có olaparib, niraparib, rucaparib, talazoparib hoặc veliparib được đánh giá là nghi ngờ mới được phân tích. Các yếu tố được đánh giá gồm: giới tính, tuổi khởi phát t-MN, điều trị PARPi, ngày chẩn đoán t-MN, thời kỳ ủ bệnh, thời gian từ khi chẩn đoán t-MN đến tử vong, tỷ lệ sống sót tổng thể (OS), di truyền tế bào, sinh học phân tử và phân tầng nguy cơ. Thời kỳ ủ bệnh được định nghĩa là khoảng thời gian từ khi bắt đầu dùng PARPi đến thời điểm chẩn đoán t-MNs. OS được định nghĩa là khoảng giữa thời gian bắt đầu dùng PARPi đến khi tử vong được ước tính bằng phương pháp Kaplan-Meier. Các xét nghiệm phân tử bao gồm sàng lọc các đột biến: ASXL1,CEBPA, DNMT3A, FLT3 (ITDs và TKD), GATA2 ,IDH1 (R132), IDH2 (R140, R172), NPM1 ,RUNX1, TET2, TP53 gen 3 và 4 trong BCR–ABL1, CBFB/MYH11, DEK/NUP214 , MLL , PML–RARA , RUNX1/RUNX1T1.

Kết quả: đã xác định được 1.619 trường hợp t-MDS/t-AML trong số 700.612 người lớn được hóa trị ban đầu sau khi chẩn đoán mắc bệnh ung thư nguyên phát đầu tiên từ năm 2000 đến năm 2013 (tiếp theo đến năm 2014). Trong số đó, 113 trong số 32.662 bệnh nhân (0.3%) bị Ung thư buồng trứng mắc thêm t-MNs sau thời gian trung bình (từ lần chẩn đoán ung thư nguyên phát đầu tiên) là 5.3 năm đối với t-MDS ( n  = 47 bệnh nhân) và 4.5 năm đối với t-AML (n  = 66 bệnh nhân), với tỷ lệ mắc chuẩn hóa tổng thể là 5.8 (4.8–6.9). Các tác giả thừa nhận rằng chưa thể xác nhận chính thức mối quan hệ nhân quả rõ ràng giữa sự xuất hiện của t-MNs khi phơi nhiễm với PARPi.

Kết luận: Vẫn cần phải có thêm các nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm về vấn đề trên.

TLTK:

https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/bjh.17863#

https://jamanetwork.com/journals/jamaoncology/article-abstract/2784885

 

 

Chia sẻ bài viết