Kết quả theo dõi dài hạn trên bệnh nhân rối loạn tâm thần

Kết quả theo dõi dài hạn trên bệnh nhân rối loạn tâm thần

Dịch giả: Đặng Hữu Lễ

Hiệu đính: DS. Lâm Trịnh Diễm Ngọc, TS. Võ Đức Duy

 

Hầu hết các biện pháp hỗ trợ cho những đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tâm thần trên lâm sàng (Clinical High Risk for Psychosis – CHR-P) đều diễn ra trong thời gian ngắn hạn. Nghiên cứu này nhằm xác định rõ những kết quả dài hạn thực tế trên lâm sàng cho bệnh nhân CHR-P bằng một nghiên cứu đoàn hệ.

Phương pháp nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu: Tất cả đối tượng CHR-P tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trong giai đoạn 2001-2018 được ghi nhận từ Quỹ sức khỏe Vương quốc Anh – tại Nam London và Maudsley.
  • Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu sử dụng dữ liệu trích xuất bệnh án điện tử – EHRs. Phương pháp phân tích sống sót Kaplan-Meier, mô hình hồi quy Cox, hồi quy Poisson và phân tích hồi quy nhị thức âm zero-inflated.
  • Tiêu chí theo dõi:
  • Tỉ lệ rủi ro tích lũy để khởi phát bệnh sau thời gian:

+ Khởi phát một bệnh rối loạn tâm thần theo ICD-10 (tiêu chí cơ bản) – (i)

+ Khởi phát bệnh sau một thời gian áp dụng điều trị bằng (ii):

  • Thuốc chống loạn thần (ví dụ: chlopromazine) – (iia)
  • Nhóm Benzodiazepines – (iib)
  • Nhóm thuốc hướng thần khác (ngoại trừ iia, iib) – (iic)
  • Tâm lý trị liệu – (iid)

+ Nhập viện cả không chính thức (iiia) và nhập viện bắt buộc (iiib)

  • Số ngày nằm viện (iiic)
  • Nguy cơ tử vong vì bất kỳ lí do gì (iv)

Kết quả nghiên cứu

  • Khoảng 600 bệnh nhân CHR-P phân theo:

+ APS(Attenuated Psychotic Symptoms – Triệu chứng tâm thần giảm sút): 80.43%

+ BLIPS (Brief and Limited Intermittent Psychotic Symptoms – Triệu chứng tâm thần gián đoạn ngắn và hạn chế) (:18.06%

+ GRD (Genetic Risk and Deterioration Syndrome – Hội chứng suy giảm và rủi ro di truyền): 1.51%

  • Thời gian trung bình khởi phát triệu chứng bệnh tâm thần sa sút không được điều trị là 676,32 ngày.
  • (i) = 0.365 (sau 11 năm, 95% CI 0.302-0.437); (iia) = 0.777 (sau 9 năm, 95% CI 0.702–0.844); (iib) = 0.259 (sau 12 năm, 95%CI 0.183–0.359); (iic) = 0.630 (sau 9 năm, 95%CI 0.538–0.772) ; (iid) = 0.814 (sau 9 năm, 95%CI 0.764–0.859)); (iiia) = 0.378 (sau 12 năm, 95%CI 0.249–0.546) ; (iiib) = 0.251 (sau 12 năm, 95%CI 0.175–0.352).
  • (iiic) 94.84 ngày (SD=169.94) và (iv) = 0.036 (sau 9 năm, 95%CI 0.012–0.103)

Kết luận

  • Nguy cơ mắc chứng rối loạn tâm thần ở các đối tượng CHR-P trong thực tế cao gấp đôi khi theo dõi dài hạn (0.191 trong 2 năm so với 0.365 trong 10-11 năm).
  • Các đối tượng CHR-P khi chuyển sang rối loạn tâm thần cho đáp ứng kém với điều trị, khoảng 1/3 trong số họ phải nhập viện.
  • Nguy cơ tử vong ở nhóm đối tượng CHR-P cao gấp 3 lần so với dân số bình thường (cùng giới tính và độ tuổi).
  • Phân nhóm BLIPS có nguy cơ cao hơn APS trong việc tiến triển bệnh rối loạn tâm thần.
  • Tuổi tác, mức độ nghiêm trọng, thời gian khởi phát, sắc tộc và tình trạng việc làm có liên quan nhất quán với các kết quả lâm sàng dài hạn ở nhóm đối tượng CHR-P.
  • Liệu trình chăm sóc cho những bệnh nhân CHR-P nên kéo dài để nhắm tới hiệu quả điều trị lâu dài trong thực tế.

Tài liệu tham khảo

  1. Fusar-Poli et al., Real-world long-term outcomes in individuals at clinical risk for psychosis: The case for extending duration of care, EClinicalMedicine (2020), https://doi.org/10.1016/j.eclinm.2020.100578

Category: Nghiên cứu đoàn hệ, Lâm sàng

Tag: Bệnh tâm thần, Thời gian tích luỹ rủi ro

Chia sẻ bài viết