Thay đổi lối sống đối với bệnh nhân gout

Thay đổi lối sống đối với bệnh nhân gout

Dịch giả: Đỗ Khánh Linh

Hiệu đính: TS.DS. Phạm Đức Hùng

Bệnh nhân gout được khuyến cáo hạn chế sử dụng sản phẩm chứa cồn, thực phẩm có nhiều purin, siro ngô giàu fructose. Bệnh nhân nên áp dụng các chương trình giảm cân và không bổ sung vitamin C

Theo Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR), hội đồng điều trị đã bỏ phiếu đã bàn luận đưa ra dữ liệu chứng minh vai trò của di truyền đến sự tiến triển và mức độ nghiêm trọng của tăng acit uric máu và bệnh gout (1,2). Hội đồng khuyến cáo không chính thức các nhà cung cấp chú ý khi đưa thông tin và đảm bảo rằng các cuộc trao đổi đề cập đến các khuyến cáo về chế độ ăn uống không bị hiểu sai là đổ lỗi cho bệnh nhân, vì bệnh nhân thường cảm thấy bị kỳ thị khi trao đổi về bệnh với nhà cung cấp của họ (3). Thay đổi chế độ dinh dưỡng có khả năng chỉ mang lại thay đổi nhỏ nồng độ urat huyết tương (SU- serum urate), nhưng các yếu tố thuộc chế độ ăn uống có thể là tác nhân gây ra cơn gout cấp và bệnh nhân thường tìm kiếm lời khuyên về quản lý chế độ ăn uống (để biết các khuyến cáo về quản lý các yếu tố thuộc về lối sống, xem Bảng 7 và Hình 5 bổ sung, có sẵn tại http://onlinel Library.wiley.com/doi/10.1002/art.41247/abab)

Rượu

SU ở bệnh nhân hạn chế hoặc không uống rượu thấp hơn 1.6 mg/dl so với các bệnh nhân còn lại (4,5). Kết quả từ phân tích tổng hợp chế độ dinh dưỡng và di truyền gần đây (1) cho thấy thức ăn và chế độ ăn có tác động nhỏ lên SU. Ví dụ một đơn vị bia làm tăng SU 0.16 mg/dl. Chế độ ăn lành mạnh, ăn kiêng hay kế hoạch ăn uống để phòng tránh tăng huyết áp (DASH) thậm chí có ảnh hưởng nhỏ hơn (1).

Theo kết quả của một nghiên cứu cắt ngang, sử dụng nhiều hơn 1-2 đồ uống có cồn trong vòng 24 giờ trước có liên quan đến tăng nguy cơ xuất hiện cơn gout cấp 40% so với không sử dụng, với mối quan hệ liều – đáp ứng (6). Một nghiên cứu thuần tập chứng minh người nghiện rượu (≥ 30 đơn vị rượu/tuần), mặc dù đang sử dụng thuốc hạ acid uric máu, có khả năng tiếp tục xuất hiện cơn gout cấp cao hơn so với người không nghiện rượu (4).

Chế độ ăn ít purin

Nghiên cứu cắt ngang phía trên cũng chỉ ra có mối quan hệ liều – đáp ứng giữa tăng tiêu thụ purin và nguy cơ bùng phát cơn gout (7). Tuy nhiên, trong một thử nghiệm lâm sàng nhỏ (n = 29, người tình nguyện dùng thuốc hạ acid uric máu và nồng độ SU đạt đích vào thời điểm đầu thử nghiệm), mặc dù cải thiện đáng kể nhận thức của người bệnh về chế độ ăn uống, nhóm được giáo dục phòng ngừa tập trung vào việc giảm tiêu thụ purin không cho thấy sự khác biệt mức SU so với nhóm giữ nguyên chế độ ăn thông thường (8)

Siro ngô giàu fructose.

Tiêu thụ 1g fructose/kg cân nặng làm tăng nồng độ SU 1-2 mg/dl trong vòng 2 giờ sau ăn (9). Theo khảo sát tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia (National Health and Nutrition Examination Survey), uống nước giải khát có ga làm tăng mức SU (10). Trong Nghiên cứu sức khỏe y tá (Nurses’ Health Study), tiêu thụ nhiều siro ngô giàu fructose liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh gout (11). Tuy nhiên hiện chưa có dữ liệu tập trung vào bệnh nhân gout.

Giảm cân

Hội đồng bỏ phiếu đã xem xét tác động của giảm cân và các chương trình ăn kiêng cụ thể (bao gồm cả DASH [12]). Do cỡ mẫu nhỏ, các nghiên cứu về bệnh nhân không bị bệnh gout (hoặc không xác định) và nguy cơ các yếu tố gẫy nhiễu, mức độ bằng chứng được đánh giá là rất thấp đối với cả SU và cơn gout cấp. Một số nghiên cứu và một đánh giá tổng quan hệ thống (13) chỉ ra giảm cân có tác động trực tiếp (96,105) hoặc gián tiếp (ví dụ: phẫu thuật barective [15,16] hoặc tư vấn chế độ ăn uống [17]). Trong một nghiên cứu thuần tập nhỏ (n = 11) trên bệnh nhân béo phì, giảm trung bình 5kg dẫn đến lượng SU giảm trung bình 1,1 mg/dl (5). Trong một nghiên cứu thuần tập lớn, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, nhưng không làm tăng nguy cơ tái phát bệnh (14). Tuy nhiên, thay đổi chỉ số khối cơ thể (BMI) theo thời gian có mối liên hệ với nguy cơ tái phát bệnh gout. BMI tăng trên 5% làm tăng tỉ lệ tái phát 60% và giảm BMI trên 5% làm giảm tỉ lệ tái phát 40% so với nhóm không thay đổi cân nặng (-3,5% ≤ BMI ≤ 3,5%) (14). Một nghiên cứu về 12 bệnh nhân trải qua phẫu thuật giảm cân (trung bình giảm 34,3 kg trong 12 tháng) cho kết quả mức giảm SU trung bình là 2,0 mg / dl (15). Tương tự, bệnh nhân gout giảm cân thông qua phẫu thuật barective hoặc chế độ ăn kiêng làm giảm tần suất bùng phát (17), mặc dù bệnh nhân có thể gia tăng tạm thời nguy cơ bùng phát trong 1 tháng đầu sau phẫu thuật barective (15).

Các khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng khác

Hội đồng bỏ phiếu đã xem xét dữ liệu về anh đào/dịch chiết anh đào và protein sữa. Mức độ bằng chứng rút ra chủ yếu từ các nghiên cứu quan sát là thấp hoặc rất thấp, không bao gồm các khuyến cáo cụ thể về các vấn đề này. Hội đồng bỏ phiếu đã đồng thuận rằng dữ liệu về vitamin C không đủ để hỗ trợ tiếp tục đưa ra khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân gout. Hai thử nghiệm lâm sàng nhỏ (n = 29 và n = 40) cho thấy sự thay đổi nồng độ SU không có ý nghĩa đáng kể về mặt lâm sàng ở bệnh nhân gout sử dụng vitamin C (8,18).

Bảng 7. Quản lý các yếu tố thuộc về lối sống*
Khuyến cáo Câu hỏi PICO Mức độ bằng chứng
Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa cồn với tất cả bệnh nhân gout. 41 thấp
Hạn chế ăn thực phẩm chứa purin với tất cả bệnh nhân gout. 42 thấp
Hạn chế tiêu thụ siro ngô giàu fructose với tất cả bệnh nhân gout. 43 rất thấp
Thực hiện giảm cân với bệnh nhân gout bị thừa cân hoặc béo phì. 46 rất thấp
Không bổ sung vitamin C cho tất cả bệnh nhân gout. 48 thấp
Rất khuyến cáo Khuyến cáo có cân nhắc Rất không khuyến cáo Không khuyến cáo có cân nhắc

* PICO = quần thể (population), can thiệp (intervention), so sánh (comparator), kết quả (outcomes).

 

Tài liệu tham khảo

[1] Major TJ, Topless RK, Dalbeth N, Merriman TR, 2018, Evaluation of the diet wide contribution to serum urate levels: meta-analysis of population-based cohorts, BMJ.
[2] Kottgen A, Albrecht E, Teumer A, Vitart V, Krumsiek J, Hundertmark C, et al, 2013, Genome-wide association analyses identify 18 new loci associated with serum urate concentrations, Nat Genet.
[3] Spencer K, Carr A, Doherty M, 2012, Patient and provider barriers to effective management of gout in general practice: a qualitative study, Ann Rheum Dis.
[4] Ralston SH, Capell HA, Sturrock RD, 1988, Alcohol and response to treatment of gout, Br Med J (Clin Res Ed).
[5] Gibson T, Kilbourn K, Horner I, Simmonds HA, 1979, Mechanism and treatment of hypertriglyceridaemia in gout, Ann Rheum Dis.

[6] Neogi T, Chen C, Niu J, Chaisson C, Hunter DJ, Zhang Y, 2014, Alcohol quantity and type on risk of recurrent gout attacks: an internetbased case-crossover study, Am J Med.

[7] Zhang Y, Chen C, Choi H, Chaisson C, Hunter D, Niu J, et al, 2012, Purine-rich foods intake and recurrent gout attacks, Ann Rheum Dis.
[8] Holland R, McGill NW, 2015, Comprehensive dietary education in treated gout patients does not further improve serum urate, Intern Med J.
[9] Stirpe F, Della Corte E, Bonetti E, Abbondanza A, Abbati A, De Stefano F, 1970, Fructose-induced hyperuricaemia, Lancet.

[10] Choi JW, Ford ES, Gao X, Choi HK, 2008, Sugar-sweetened soft drinks,
diet soft drinks, and serum uric acid level: the Third National Health and Nutrition Examination Survey
, Arthritis Rheum.
[11] Choi HK, Willett W, Curhan G, 2010, Fructose-rich beverages and risk of gout in women, JAMA.
[12] Sacks FM, Svetkey LP, Vollmer WM, Appel LJ, Bray GA, Harsha D, et al, for the DASH-Sodium Collaborative Research Group, 2001, Effects on blood pressure of reduced dietary sodium and the Dietary Approaches to Stop Hypertension (DASH) diet, N Engl J Med.
[13] Nielsen SM, Bartels EM, Henriksen M, Waehrens EE, Gudbergsen H, Bliddal H, et al, 2017, Weight loss for overweight and obese individuals with gout: a systematic review of longitudinal studies, Ann RheumDis.
[14] Nguyen UD, Zhang Y, Louie-Gao Q, Niu J, Felson DT, LaValley MP,
et al, 2017, Obesity paradox in recurrent attacks of gout in observational studies: clarification and remedy, Arthritis Care Res (Hoboken)
[15] Dalbeth N, Chen P, White M, Gamble GD, Barratt-Boyes C, Gow PJ, et al, 2014, Impact of bariatric surgery on serum urate targets in people with morbid obesity and diabetes: a prospective longitudinal study, Ann Rheum Dis.
[16] Romero-Talamas H, Daigle CR, Aminian A, Corcelles R, Brethauer
SA, Schauer PR, 2014, The effect of bariatric surgery on gout: a comparative study, Surg Obes Relat Dis.

[17] Dessein PH, Shipton EA, Stanwix AE, Joffe BI, Ramokgadi J, 2000, Beneficial effects of weight loss associated with moderate calorie/carbohydrate restriction, and increased proportional intake of protein and unsaturated fat on serum urate and lipoprotein levels in gout: a pilot study, Ann Rheum Dis.
[18] Stamp LK, O’Donnell JL, Frampton C, Drake JM, Zhang M, Chapman PT, 2013, Clinically insignificant effect of supplemental vitamin C on serum urate in patients with gout: a pilot randomized controlled trial, Arthritis Rheum.

Chia sẻ bài viết