Thời gian cần để xuất hiện lợi ích lâm sàng của Dapagliflozin và Tầm quan trọng của giai đoạn trước nhập viện ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm

Thời gian cần để xuất hiện lợi ích lâm sàng của Dapagliflozin và Tầm quan trọng của giai đoạn trước nhập viện ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm

Biên dịch: Nguyễn Thùy Trang, BS Đặng Xuân Thắng

Những điểm chính

Đặt vấn đề  Khi nào lợi ích lâm sàng của dapagliflozin xuất hiện ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm, và cần bao lâu bệnh nhân sẽ tái nhập viện do triệu chứng của suy tim?

Phát hiện  Trong phân tích thứ cấp này của một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, dapagliflozin đã  làm giảm nhanh nguy cơ tử vong tim mạch cũng như tiến triển nặng của suy tim.Thời gian mang ý nghĩa thống kê ở đây là sau 28 ngày, được ghi nhận là có lợi ích lâu dài . Các bệnh nhân trên đã nhập viện gần đây do suy tim có nguy cơ đặc biệt cao, và cho thấy dapagliflozin làm giảm mạnh về cả nguy cơ tương đối và tuyệt đối.

Ý nghĩa  Trong nghiên cứu này có sự giảm nhanh chóng nguy cơ tử vong do nguyên nhân tim mạch hoặc suy tim tiến triển nặng khi bắt đầu dùng dapagliflozin ở những bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm,đặc biệt là giảm nguy cơ tuyệt đối ở những bệnh nhân mới nhập viện vì suy tim.

Tóm tắt

Tầm quan trọng  Dapagliflozin đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ tử vong do tim mạch hay suy tim (HF) tiến triển nặng ở bệnh nhân HF mãn tính và giảm phân suất tống máu (HFrEF). Tuy nhiên, quán tính lâm sàng (clinical inertia) thường là nguyên nhân khiến các liệu pháp( vốn được chứng mình có hiệu quả) chậm phát huy tác dụng.

Mục tiêu  Khảo sát thời gian bắt đầu xuất hiện lợi ích trên lâm sàng của dapagliflozin và khoảng thời gian bệnh nhân tái nhập viện do suy tim ( so với trước khi bệnh nhân sử dụng dapagliflozin).

Thiết kế, địa điểm và bối cảnh, đối tượng nghiên cứu  Đây là phân tích thứ cấp trong một thử nghiệm đa quốc gia đã hoàn thành. “Dapagliflozin và sự phòng ngừa biến chứng của suy tim” là một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi (double-blind), có đối chứng với giả dược của Dapagliflozin, trên những bệnh nhân HFrEF mãn tính (n=4744). Từ tháng 2/2017 đến tháng 8/2018, nghiên cứu tiếp nhận các bệnh nhân có NYHA từ độ II đến độ IV, có phân suất tống máu thất trái từ 40% trở xuống, thời gian theo dõi trung bình là 18.2 (0-27.8) tháng. Tỷ lệ nguy cơ (HR) được tính toán để tìm ra tiêu chí đánh giả hiệu quả lâm sàng chính (primary efficacy outcome) của dapagliflozin so với giả dược theo thời gian sau khi phân tích ngẫu nhiên. Hiệu quả và độ an toàn của dapagliflozin được đánh giá dựa trên thời điểm của các lần nhập viện vì suy tim gần nhất trước khi tham gia thử nghiệm.

Các yếu tố phơi nhiễm  Không có

Các kết quả và phương pháp chính   Tổng hợp các trường hợp tử vong do nguyên nhân tim mạch hoặc suy tim tiến triển nặng thêm.

Kết qủa  Tổng cộng có 4744 bệnh nhân (1109 phụ nữ [23.4%];tuổi trung bình [độ lệch chuẩn], 66,3 [10.9] tuổi). Việc giảm nhanh và rõ ràng các kết cục chính trong thời gian 28 ngày, có ý nghĩa thống kê và mang lại lợi ích lâu dài sau khi phân tích ngẫu nhiên (HR ở 28 ngày, 0,51 [95% CI, 0,28-0,94]; P = 0,03). Tổng cộng có 2251 bệnh nhân (47,4%) đã nhập viện trước đó vì HF, và 1301 (27,4%) đã phải nhập viện trong vòng 12 tháng trước khi tham gia vào thử nghiệm. Trong số những bệnh nhân được điều trị bằng giả dược, Trong số những bệnh nhân được điều trị bằng giả dược, có một tỷ lệ rủi ro tăng dần của kết cục chính – so sánh với thời gian nhập viện vì HF gần đây nhất, với tỷ lệ Kaplan-Meier trong 2 năm là 21,1%, 25,3% và 33,8% (điều chỉnh P = 0,003 ) tương ứng với những bệnh nhân có HF chưa từng nhập viện, nhập viện xa hơn 12 tháng trước, nhập viện 12 tháng trước hoặc gần hơn. Trên các phân nhóm này, dapagliflozin làm giảm nguy cơ tương đối của kết cục chính xuống 16% (HR, 0,84 [95% CI, 0,69-1,01]), 27% (HR, 0,73 [95% CI, 0,54-0,99]) và 36 % (HR, 0,64 [95% CI, 0,51-0,80]), tương ứng (P = 0,07 theo khuynh hướng). Theo đó, những bệnh nhân có lần nhập viện gần đây hơn có xu hướng giảm nguy cơ tuyệt đối nhiều hơn với dapagliflozin sau 2 năm: 2,1% (KTC 95%, -1,9% đến 6,1%), 4,1% (KTC 95%, −3,6% đến 11,7%. ), và 9,9% (KTC 95%, 3,3% -16,5%), tương ứng (P = 0,05 theo khuynh hướng).

Kết luận và những vấn đề liên quan  Trong nghiên cứu này, việc điều trị bằng dapagliflozin có mối tương quan với sự giảm nhanh nguy cơ tử vong do nguyên nhân tim mạch cũng như suy tim tiến triển nặng thêm, ý nghĩa thống kê lâu dài xuất hiện sớm sau khi phân tích ngẫu nhiên. Thời gian bệnh nhân tái nhập viện do nguyên nhân tim mạch (kèm theo yếu tố nguy cơ cao) giảm. Điều đó  cho thấy hiệu quả càng rõ ràng hơn của dapagliflozin trong việc làm giảm cả nguy cơ tương đối lẫn tuyệt đối trong suy tim.

Tài liệu gốc: https://jamanetwork.com/journals/jamacardiology/article-abstract/2776351?fbclid=IwAR2tW-Pq2aTNpIXu-aFuv4eBJbEud1GzfAvqwERUfpt93FjThUFftsAmP40

Ảnh: https://twitter.com/sarahhudsonuk/status/1257928478067957760

Chia sẻ bài viết