Hiệu quả kéo dài của tofacitinib trong điều trị viêm loét đại tràng
HIỆU QUẢ KÉO DÀI CỦA TOFACITINIB
TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG
Nguồn: NEJM, BS Kane xem xét https://www.jwatch.org/na52634/2020/10/19/tofacitinib-shows-prolonged-effectiveness-ulcerative
Người dịch: Ngô Nhật Long
Hiệu đính: DS. Hồng (Rosie) Lê
Tofacitinib là chất ức chế Janus kinase (JAK) đầu tiên được phê duyệt để điều trị viêm loét đại tràng. Dữ liệu từ các thử nghiệm đối chứng điều trị duy trì trong 52 tuần cho thấy hiệu quả và đáp ứng ổn định. Việc sử dụng thuốc có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm herpes zoster, và gần đây một cảnh báo đóng khung đã được bổ sung về nguy cơ phát triển các biến cố huyết khối tĩnh mạch khi sử dụng liều cao hơn 10 mg, hai lần mỗi ngày.
Trong một phân tích ad hoc của một nghiên cứu mở rộng nhãn mở, do doanh nghiệp tài trợ, các nhà nghiên cứu đã đánh giá tính an toàn và hiệu quả liên tiếp trên 142 bệnh nhân sử dụng liều 5 mg, hai lần một ngày trong thời gian 3 năm. Các bệnh nhân này trước đó đã thuyên giảm bệnh sau khi điều trị duy trì trong 52 tuần.
Đến tháng thứ 36, 50% số bệnh nhân đã thuyên giảm bệnh và 55% có tiến triển khi kiểm tra bằng nội soi. Không có bệnh nhân nào phát triển biến chứng huyết khối, và tỷ lệ nhiễm zoster là 2%.
BÌNH LUẬN CỦA BÁC SĨ KANE
Các thuốc có phân tử nhỏ như tofacitinib đưa đến một giải pháp thay thế cho các sinh phẩm điều trị viêm loét đại tràng từ trung bình đến nặng. Các báo cáo gần đây về các biến cố huyết khối ở các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đã dẫn đến việc dừng chỉ định các sinh phẩm này cho điều trị viêm loét đại tràng, và do thực chất bệnh viêm đường ruột được biết có nguy cơ tạo huyết khối. Những dữ liệu này tái đảm bảo khi cho thấy hiệu quả kéo dài tới 3 năm ở một nửa số bệnh nhân có đáp ứng ban đầu mà không gia tăng nguy cơ mắc các biến cố huyết khối tĩnh mạch. Tiêm phòng zona trước khi bắt đầu dùng thuốc vẫn được khuyến nghị do lây nhiễm tuy thấp nhưng thực sự có nguy cơ gia tăng.
|
https://doi.org/./j.cgh…