Dao động đường huyết trong điều trị bằng semaglutide và empagliflozin: Kết quả từ phân tích hậu kiểm của thử nghiệm PIONEER 2

Dao động đường huyết trong điều trị bằng semaglutide và empagliflozin: Kết quả từ phân tích hậu kiểm của thử nghiệm PIONEER 2

Dao động đường huyết trong điều trị bằng semaglutide và empagliflozin: Kết quả từ phân tích hậu kiểm của thử nghiệm PIONEER 2

Tổng quan và mục đích nghiên cứu:

Đường huyết dao động là chỉ dấu liên quan tới các biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ đồng thời tác động đến chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân đái tháo đường type 2. Nhóm chủ vận GLP-1 (Glucagon- like peptide-1) đã được chứng minh tác dụng cải thiện trên cả nồng độ HbA1c và làm giảm dao động đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Cơ chế của các chất chủ vận GLP-1 là làm tăng tiết insulin và giảm tiết glucagon phụ thuộc glucose –  cơ chế này giải thích một phần khả năng  làm giảm sự  dao động đường huyết. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa nồng độ HbA1c và tác dụng giảm sự biến thiên đường huyết của nhóm chủ vận GLP-1 chưa được rõ ràng. Semaglutidelà thuốc đầu tiên trong nhóm GLP1 RAs được bào chế dưới dạng đường uống, được chứng minh hiệu quả làm giảm HbA1c trên bệnh nhân đái tháo đường type 2, tuy nhiên, tác dụng của thuốc này trên chỉ số dao động đường huyết chưa được nghiên cứu rõ ràng. Do đó chúng tôi tiến hành đánh giá sự thay đổi đường huyết dao động và mối liên quan tiềm tàng với HbA1c trong nghiên cứu PIONEER 2, một thử nghiệm nhãn mở, ngẫu nhiên, với thời gian theo dõi đến 52 tuần so sánh semaglutide đường uống (nhóm chủ vận GLP-1) so với empagliflozin (nhóm ức chế đồng vận Natri-glucose- SGLT2i) ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 chưa kiểm soát được sau liệu pháp đầu tay metformin. .

Phương pháp nghiên cứu:

Trong thử nghiệm PIONEER 2, sử dụng phương pháp tự theo dõi đường huyết 7 điểm (7-point SMBG) và được đánh giá vào thời điểm bắt đầu thử nghiệm (baseline), tuần thứ 26 tuần và tuần thứ 52. Độ lệch chuẩn (Standard deviation – SD) của phép đo trong hồ sơ theo dõi đường huyết 7 điểm được dùng để đo sự dao động đường huyết. Phân tích hậu kiểm trung gian cũng được thực hiện để tìm hiểu tác động gián tiếp của nồng độ HbA1c đối với mối quan hệ giữa việc điều trị và sự dao động đường huyết ở tuần 26 và 52.

Kết Quả:

 Độ lệch chuẩn của tự theo dõi đường huyết 7 điểm vào thời điểm ban đầu (baseline) đối với nhóm điều trị bằng semaglutide đường uống (cỡ mẫu N=411) liều 14mg (1 lần/ngày) là 2.06 mmol/l. Đối với nhóm điều trị bằng empagliflozin (cỡ mẫu N=410) liều 25mg (1 lần/ngày) là 2.05 mmol/l.

Sự thay đổi từ baseline của độ lệch chuẩn (SD) của tự theo dõi đường huyết 7 điểm (7-point SMBG) của semaglutide và empagliglozin tại thời điểm tuần 26 lần lượt là – 0.67 và – 0.44 mmol/l, tại thời điểm tuần 52 lần lượt là -0.69 và -0.49 mmol/l.

Sự khác biệt trong điều trị (độ tin cậy 95%) của độ lệch chuẩn của tự theo dõi đường huyết 7 điểm (7-point SMBG) semaglutide so với empagliflozin lần lượt là -0.23 (-0.33, -0.12; p< 0.001) mmol/l tạ tuần 26 và -0.20 (-0.31, -0.09; p=0.003) mmol/l tại tuần 52.

Tác động gián tiếp của HbA1c lên khác biệt trong điều trị bằng Semaglutide và Empagliflozin cho độ lệch chuẩn của tự theo dõi đường huyết 7 điểm tại tuần 26 là -0.06 (-0.10, -0.02; p=0.0029) mmol/l và tại tuần 52 là  -0.03 (-0.06, 0.00; p=0.08) mmol/l

Kết luận:

Semaglutide đường uống giảm đáng kể sự biến thiên đường huyết đánh giá dựa trên độ lệch chuẩn của phương pháp tự đo đường huyết (7-point SMBG) so với empagliflozin, và hầu như không do ảnh hưởng gián tiếp bởi HbA1c.

 

Biên dịch: Lý Quốc Kiệt, DS. Nguyễn Cao Quỳnh Anh, DS. Nguyễn Thị Tùng Lê

Tác giả: M.T. Abildlund et al. Glyceamic variability of oral semaglutide vs empagliflozin: a post hoc analysis of PIONEER 2. EASD 2021

Chia sẻ bài viết