Gen nguy cơ gây ung thư vú – Phân tích mối liên hệ ở hơn 113.000 phụ nữ

Gen nguy cơ gây ung thư vú – Phân tích mối liên hệ ở hơn 113.000 phụ nữ

Biên dịch: DS. Nguyễn Việt Anh

Hiệu đính: DS. Lâm Trịnh Diễm Ngọc

 

Tổng quan                                                                                                                                             

Xét nghiệm DNA để biết nguy cơ phát triển ung thư vú được sử dụng rộng rãi, nhưng đối với nhiều gen, bằng chứng về mối liên quan giữa chúng với ung thư vú vẫn ở mức độ yếu, các ước tính nguy cơ tiềm ẩn không chính xác, và các ước tính đáng tin cậy về nguy cơ theo nhóm cụ thể còn thiếu.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Dr. Dorling, Dr Carvalho, và Mr. Allen và Drs Teo, Devilee, và Easton nhằm xác định rõ hơn tập hợp gen liên quan đến nguy cơ ung thư vú.

Phương pháp

Nhóm nghiên cứu sử dụng 1 bảng gồm 34 gen giả định có nguy cơ phát triển bệnh để thực hiện giải trình tự trên các mẫu lấy từ 60,466 phụ nữ bị ung thư vú và 53,461 người không có ung thư vú. Trong các phân tích riêng biệt đối với đột biến rút ngắn protein và đột biến sai nghĩahiếm gặp ở những gen này, nhóm nghiên cứu ước tính các xác suất gây ra ung thư vú nói chung và các phân nhóm khối u. Nghiên cứu này đánh giá mối liên hệ giữa đột biến sai nghĩa theo vùng gen và phân loại khả năng gây bệnh.

Kết quả

  • Đột biến rút ngắn protein ở 5 gen ATM, BRCR1, BRCA2, CHEK2, và PALB2 có liên quan đến nguy cơ ung thư vú nói chung (P <0.0001).
  • Đột biến rút ngắn protein ở 4 gen BARD1, RAD51C, RAD51D, và TP53 có liên quan đến ung thư vú nói chung (P < 0,05; xác suất phát hiện sai Bayesian nhỏ hơn 0.05).
  • Đối với đột biến rút ngắn protein ở 19/25 gen còn lại, giới hạn trên của khoảng tin cậy xác suất xảy ra ung thư vú nói chung là nhỏ hơn 2.
  • Đối với những đột biến rút ngắn protein ở gen ATM và CHEK2, xác suất xảy ra ở ung thư vú ER dương tính (ER = estrogen receptor)cao hơn so với ở ER âm tính.
  • Đối với những đột biến rút ngắn protein ở gen BARD1, BRCA1, BRCA2, PALB2, RAD51C, RAD51D, xác suất xảy ở ung thư vú ER âm tính cao hơn ER dương tính.
  • Những đột biến sai nghĩa hiếm gặp ở gen ATM, CHEK2, và TP53 thì liên quan đến nguy cơ ung thư vú nói chung với giá trị P < 0,001.
  • Đối với gen BRCA1, BRCA2, và TP53, những đột biếnsai nghĩamà đã được phân loại là yếu tố gây bệnh theo tiêu chuẩn thì nói chung là có liên quan đến nguy cơ ung thư vú (nguy cơ tương tự như các đột biến rút ngắn protein).

Kết luận

Kết quả của nghiên cứu này xác định các gen hữu ích nhất trong lâm sàng để đưa vào các bảng dự đoán nguy cơ ung thư vú, cũng như cung cấp các ước tính về nguy cơ liên quan đến đột biến rút ngắn protein, để hướng dẫn tư vấn về các vấn đề di truyền.

 

Tài liệu tham khảo

https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa1913948

 

 

 

 

Chia sẻ bài viết