Hiệu quả về trao đổi chất của hai phác đồ Insulin đường uống ở nhóm có nguy cơ cao mắc đái tháo đường tuýp 1

Hiệu quả về trao đổi chất của hai phác đồ Insulin đường uống ở nhóm có nguy cơ cao mắc đái tháo đường tuýp 1

Biên dịch : Trần Thị Quốc Tuyến, PharmD 

Hiệu đính : BS. Đặng Xuân Thắng; Hoàng Minh Anh

Viết tắt     : OI (Oral Insulin) = Insulin đường uống; Ab (autoantibody) = tự kháng thể; GCRC (glucose and C-peptide response curve) = đường cong đáp ứng glucose và C-peptide; OGTT (Oral glucose tolerance test )= xét nghiệm dung nạp glucose đường uống; DPTRS (Diabetes Prevention Trial Risk Score) = điểm rủi ro trong thử nghiệm phòng ngừa bệnh tiểu đường; HLA DR3 (Human Leukocyte antigen D Related 3): kháng nguyên bạch cầu người – Liên quan đến kháng nguyên D.

TrialNet nghiên cứu hiệu ứng miễn dịch của Insulin đường uống (OI) liên quan đến nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ tuýp 1 (TN20) (thử nghiệm lâm sàng 2 nhánh, ngẫu nhiên, nhãn mở cho các giai đoạn 1-2 của ĐTĐ tuýp 1) quan sát được trong một nhóm nhỏ của những người tham gia, hàm lượng tự kháng thể kháng insulin (Ab) suy giảm có liên quan đến sự gia tăng tần số tế bào TCD4+ đảo tụy đặc hiệu ở nhánh A (OI 67.5 mg/ngày) nhưng không xuất hiện ở nhánh B (500 mg/2 tuần). Tại đây, 2 nhánh được so sánh để đánh giá xem liệu tác dụng trao đổi chất có xảy ra ở nhánh điều trị 67.5 mg/ngày hay không?

Phương pháp: Các đối tượng có nguy cơ Ab+ cao (tuổi trung bình 6.4 ± 3.1 tuổi; khoảng 3-16 tuổi) được chọn ngẫu nhiên, điều trị trong vòng 6 tháng, và đánh giá ở các thời điểm 0, 6 và 12 tháng. Các tác giả so sánh 2 nhánh về những thay đổi của GCRC trung bình trong quá trình xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT) ở những người tham gia có DPTRS ≥6.75 (nhóm nhỏ này đã cho thấy hiệu quả chuyển hóa của OI).

Kết quả: Hình dạng và trọng tâm của GCRC trong mỗi nhánh được thể hiện trên Biểu đồ. Tỷ lệ C-peptide/glucose của tọa độ trọng tâm thay đổi một ít ở nhánh A nhưng lại giảm ở nhánh B (1.03 ± 8.71 so với -4.39 ± 7.01; p <0.05 được hiệu chỉnh theo tỷ lệ ban đầu, tuổi tác và BMI theo Z-zone). Tần suất Ab+ và HLA DR3 / DR4 không khác nhau giữa các nhánh.

Kết luận: Kết quả trao đổi chất của OI liều 67.5 mg/ngày tốt hơn so với 500 mg/2 tuần đồng thuận với phát hiện trước đó rằng sự thay đổi miễn dịch có liên quan đến liều 67.5 mg/ngày, cho thấy mối liên hệ giữa các hiệu ứng miễn dịch và trao đổi chất.

Links gốc: https://diabetes.diabetesjournals.org/content/70/Supplement_1/12-OR

 

 

 

 

Chia sẻ bài viết